Phân vân trong lo âu, tôi đành bỏ cuộc nửa chừng “hành trình về thiên trúc”…
Nhưng cứ mỗi sáng tinh mơ, khi đi mua thức ăn lót lòng, tôi và Linh đều dành cho nhau những giây phút ấm nồng. Thật sự mãn nguyện khi cả hai lên đỉnh khoái lạc của ái ân không muốn buông nàng ra một giây phút nào hết. Chỉ muốn được nàng ôm, được nàng âu yếm
*
* *
Ba tháng sau, theo chu trình các phái đoàn Úc, Canada, Hoa kỳ, Pháp… đến cứu trại tham khảo, xét đơn khiếu nại trước.
Anh Dương Thanh Liêm là thông dịch viên đúng vào phái đoàn Úc, nên anh xếp hồ sơ thuyền nhân Võ Phước Hiếu lên trên và gia đình Châu văn Xương dưới kế – tức hồ sơ gia đình cô Châu Phương Loan .
Phỏng vấn viên người Úc nói tiếng Việt thành thạo.
Trước khi hở miệng nói lời giao tế, luôn nở nụ cười niềm nỡ làm mọi người tin tưởng. Ông yêu cầu mọi người: vì quá nhiều chi tiết khi nào hỏi,- một vị trả lời- tuyệt đối không xen vào muốn nói ngôn ngữ quý vị cứ phát biểu, trừ khi khó hiểu tôi cần thông dịch, vậy hồ sơ sẽ tiến triển lẹ làngï. Nếu trở ngại tôi lấy ngày hôm sau. Quí vị chớ lo lắng điều gì bởi sự công minh chánh trực của tôi đã tuyên thệ trước công lý.
Khi đối thoại ông luôn xưng hô tiếng:
– “Quí vị” nghe thân thương gần gủi với mọi người tầm trú.
Ngược lại các thuyền nhân xưng “Sir” như tỏ bày sự kính nể.
Do Liêm nắm vững mấu chốt thủ tục viết đơn, hành văn mạch lạc. Linh chỉ sao chép lại tuồng chữ nữ nét bút thanh tao.
Ông ngước lên hỏi ai viết lá đơn nầy.
– Yến Linh trả lời, thưa chính tôi viết bằng Anh ngữ.
– Ồ kìa!, Cô đang có mang … hả,
Linh lẹ vén áo khoe bụng. Ông đưa tay ra khoác khoác. Nhưng nàng đã khoe trọn vòng bụng có bầu trắng hế trước đám đông
Tôi xin hỏi câu hơi “nghiêm chỉnh” với nước Úc, nhưng Đông phương rất cần, vậy ai là “tác giả” bầu tâm sự của cô?. Người đó có đây không?.
– Yến Linh chỉ cậu thanh niên tên Đông đang đứng bên.
Đông bắt đầu trả lời bằng Anh ngữ:
– Thưa tôi là chồng cô Yến Linh đứng đây.
– Xin anh xác định biết bao nhiêu tuổi, cùng với thân nhân như cha mẹ, hay ai bảo trợ đến trại đây?.
Đông đáp gọn và nhanh:
– Thưa tôi theo cha mẹ, cả hai ở ngoài sân. (vì được Liêm mách nước, nên đến chờ sẵn). Tôi hiện 19 tuổi theo cô dượng lúc 14 ở đảo 5 năm. Xin mời quí vị nào là cô dượng hãy vào.
– Ông bà là gì của ”anh” đang đứng đây?
– Thưa Sir, tôi là cha mẹ của cháu Đông,
Liêm thấy họ ấp úng, cướp lời dịch cho lẹ. Như vậy hồ sơ không trở ngại- hai vị được “ăn theo” ghép cháu Đông- chồng cô Yến Linh sẽ lên danh sách sớm vào đợt nầy.
Câu nầy bắt buộc và quyết định:”quí vị có đồng ý về vùng thôn dã”- bên xứ Úc- nghĩa là nông trại: trồng cà, trồng cây trái cherry, táo…
– Dạ thưa tôi rất hoan hỷ.
Vậy ghép chung hồ sơ ông Võ Phước Hiếu, được ông chủ nông trại “bảo trợ” qua bà Châu văn Xương nhũ danh Võ Đoan Dung. Bộ Di trú đang cứu xét, nhưng tôi hy vọng họ thông qua, một khi tôi chấp thuận đơn tại đây.
Bên dưới xấp hồ sơ là các chứng từ: học Anh văn, học máy, kinh nghiệm phục vụ ở bệnh xá… của thuyền nhân chứng minh sự tận lực, tận tình gặt hái theo từng khóa học.
Hồ sơ thuyền nhân Châu văn Xương, kế tiếp được con gái ông đứng bảo lãnh cậu Dương Thanh Liêm theo diện “hôn thê”.
Tôi thông qua tất cả. Chúng tôi kết hợp vào cùng một danh sách chuyển trại nội trong tuần nầy.
Thấy thủ tục tiến hành nhanh, hơi sớm Linh ranh mãnh hỏi:
– Thưa Ông bao nhiêu tuổi và ở đâu?- tức tiểu bang nào?
Người Úc chúng tôi rất kỵ hỏi tuổi,- nhưng tôi hiểu phong tục, tập quán quý vị- người già được kính nể. Nhưng quốc gia Úc trái hẳn hoàn toàn: già là đứng chót, ưu tiên: trẻ con, chim chóc, cây cỏ, thanh thiếu niên, phụ nữ… Vậy còn tôi … đứng sau rốt!.
Xin lỗi Sir, con hỏi để cám ơn và gọi Sir là Ba, cả đám thấy vui mừng phát lên cười.
– Tôi ngụ ở tiểu bang xa quí vị 4 ngàn cây số, mọi người như ngơ ngác- ông tiếp bề ngang nước Úc: 6 ngàn cây số, bề dài gần 8 ngàn cây số, lớn hơn Việt Nam 12 lần, dân số chỉ:15 triệu.