VN88 VN88

Ý tưởng trong buổi chiều tà

“Cám ơn cụ”, tôi nói.
“Ơn với nghĩa mẹ gì cậu! Mai tôi giả mấy đồng bạc nhé.”
Tôi gật đầu đồng ý, coi như mất đứt đuôi thằng cuội rồi. Tôi nói sang chuyện khác cho vui:
“À này cụ, cụ trồng một ít bầu, bí, mướp hay ổ qua trước nhà cháu cho nó mát một tí đi.”
Tôi yêu cầu điều đó vì tôi biết tôi còn ở lại đây khoảng ba bốn tháng nữa. Và như vậy thì tôi sẽ hưởng kịp ít nhiều cái bóng mát, hơi thở cùng với màu xanh của cây cối, niềm an ủi lớn nhất và cuối cùng của tôi trên trái đất này cùng với trời biển, tịch mặc và hư không.
Nhưng cụ lại thở than đột ngột:
“Giồng mẹ gì cậu! Biết sống chết ngày nào. Tôi tính bán nhà đây. Cậu có mua không?”
“Cụ bán nhà à?” Tôi hơi ngạc nhiên nhìn cái dáng điệu khấp khểnh chán chường mỗi ngày như mỗi khòm thêm xuống mặt đất một cách trông thấy của cụ.
“Vâng tôi định bán. Sáng nay tôi nhờ dán giấy trước nhà cậu. Cậu ăn học viết chữ đẹp để mấy chữ cho tôi đi. 20 ngàn đồng. Với cậu 15 ngàn thôi. Mua rồi rủ chúng bạn về mà ở. Cậu thích yên tĩnh, sống ở đây hợp lắm mà.”
Tôi mua làm quái gì cái đống gỗ mục, ngói vữa và tranh vụn đó hở cụ? Mà tôi có chịu ở chỗ nào nhất định đâu, nhất là trong cái thời buổi chiến tranh thắc thỏm này. Giấy hoãn dịch của tôi cũng đã gần hết hạn rồi. Mai mốt nếu không khéo xoay thì chỉ còn có nước đút đầu vào con đường độc đạo dẫn vô trường Bộ Binh Thủ Đức. Mai mốt rất có thể tôi chết trận, chết ho lao, chết đau tim, chết đau cật, chết đau đầu, chết đau óc, chết đau lậu, chết đau cu, chết đau mu, hay chết đói nhăn răng giữa Sài Gòn hoa lệ này. Sao cụ hỏi ngu vậy? Vả lại làm gì tôi có sẵn 15 ngàn đồng trong tay cùng một lúc. Vì nếu được vậy tôi đã có cách phục hưng sơ sơ cái đời chó đẻ của tôi rồi.

Tôi chú ý đến hai cái túi vải nâu phồng lên trên thân áo cụ mà thèm. Chắc phải có khoảng vài ngàn bạc trong đó, số tiền mà tôi rất ít khi có trong mình chừng lâu lâu.
“Thưa, cụ định đi đâu và hai cô cháu cũng sẽ đi đâu?”
“Chúng sắp có chồng hết cả rồi và nay mai đi ở riêng. Đã làm giấy gia đình rồi. Mai tôi ra trưởng ấp ký để lên xã và quận.”
“Thay đổi mau nhỉ. Cụ có buồn chăng?”
“Buồn mẹ gì cậu!”
“Còn cụ lấy số tiền bán nhà làm gì?”
“À, tôi ấy à, tôi cũng đang tính đây. Cậu có kế gì bày cho tôi đi.”
“Dạ thưa năm nay cụ bao nhiêu tuổi rồi?”
“Bảy mươi lăm cậu ạ!”
“Thế cụ định sống thêm bao nhiêu năm nữa?”
“Ối dào, giời cho bao nhiêu thì cho.”
“Thế cụ vẫn còn thích sống lắm.”
“Ối dào, sống chết với tôi còn sung sướng mẹ gì cậu. Giời cho bao nhiêu thì mình cứ nhận đấy thôi.”
“À, mà bao giờ cháu dời nhà đi?”
“Này, phải hơn ba tháng nữa. Ai mua tôi cũng báo trước thế. Họ có mua thì mua không mua thì thôi. Vì còn phải để cho cậu ở nữa chứ? Phải để cho cậu sống với chúng tôi một thời gian nữa cho vui chứ, phải không nào?” Cậu mà đi thì tôi và hai con nhỏ nhớ lắm.”
Tôi mỉm cười một mình. Tôi có ý định bóp cổ cái mụ già lắt léo đó trước khi rời khỏi xóm Chuồng Ngựa và sau khi cụ đã nhận trước một số tiền bán nhà cho ai đó nhưng chưa giao.

Phụ lục
Ý kiến về hai tập truyện ngắn của Nguyễn Đức Sơn dưới mắt hai phê bình gia thuộc hai thế hệ vốn mang chung một ý thức hệ khác với tác giả
Thạch Trung Giã
… Cát bụi mệt mỏi đã vượt lên mọi tác phẩm ở phong thái phẫn nộ, chán chường, triết nhân mà bi thương nhất là ở sự thành thật. Tâm tình và hình ảnh được diễn tả bằng một thứ siêu ấn tượng. Tôi thấy một vũ trụ dật dờ xiêu đảo với cánh rừng biển man rợ miền nhiệt đới (khác với thơ Tàu với rừng trầm lặng mà biển hầu như không có vì những đại thi sĩ Trung Hoa ở sâu vào lục địa). Tôi – sở thích riêng – yêu nhất câu chuyện hai vợ chồng trẻ chôn con nơi đã chôn xác chim bên bờ biển. Tôi thấy cái đề tài kiếp phù sinh được nói lên đáng sợ. Truyện ông bác sĩ nói với đứa con gái nuôi khiến tôi nghĩ đến phái shivaisme Ấn Độ. Nói chung qua cả thơ lẫn văn Nguyễn Đức Sơn tôi vẫn thấy MỘT, một HỒN THƠ. Tôi thích nhất điều này. Tôi còn thấy tác giả có điểm đáng phục là ghê tởm những cái sáo, những cái mốt (bây giờ là mốt Hiện sinh), tuy nếu muốn tìm chất chán chường trước sự phi lý bi đát thì Nguyễn Đức Sơn có thừa, có một cách tự nhiên…
(Trích thư từ Nha Trang gửi lên Blao 15-4-69)

Nguyễn Nhật Duật
… Sau cùng là truyện Cái chuồng khỉ có thể coi như tiêu biểu cho lối viết truyện của Nguyễn Đức Sơn (…) Tác giả muốn phá tan đời sống bằng cách bôi bẩn lên đời sống? Không hẳn hoàn toàn như thế vì nhân vật Dự của ông chỉ “thèm một cái đích không có… đích” (trang 111). Đạp đổ để đạp đổ, ấy là thái độ đối với cuộc đời, và rồi, trong niềm tuyệt vọng đối với cuộc đời, hãy tìm về cái chết bằng một hành vi tự ý: tự tử. Tác giả ca ngợi sự tự tử bằng những lời say đắm nhất: “Tự tử là hành động của đạo đức nguyên chất nhất. Đó là Chân, Thiện, Mỹ tuyệt đối. Nó làm cho con người rung động toàn thể trí óc, tâm hồn và rung động thê lương hãi hùng nhất” (trang 122). đọc đoạn văn này, hẳn ai cũng thấy rõ hướng vô chánh phủ và hư vô chủ nghĩa lôi cuốn tác giả. Hành trình của ý thức tự do đưa đến hành vi nhưng không (acte gratuit), là sự tàn phá, và tàn phá triệt để từ thế giới đến chính mình. Sự rung động của Dự (hay Nguyễn Đức Sơn) là sự rung động cuồng trí trong cơn say ngất ngư (délire), như cái cười nơi Georges Bataille, sự sát nhân của Caligula, trong tác phẩm của Camus, sự rung động thê lương hãi hùng đó nhiều khi trở thành sự tàn phá bình thản, như Lafcadio của Gide và Meursault của Camus giết người không lý do. Hay lý do đó chính là sự phi lý của cuộc đời mà Nguyễn Đức Sơn luôn luôn thấy như một vũng nước tù túng, sình thối?

Từ truyện đầu đến truyện cuối, không khí toát ra ở tập truyện của Nguyễn Đức Sơn là không khí nhân sinh ngột ngạt, nhàm chán đến độ ghê tởm, cuộc đời đối diện với nhân vật là tất cả những gì đáng khinh miệt, đáng dè bỉu, nhất là đáng thù ghét. Nhân vật Dự của tác giả thù ghét tất cả, nhất là thù ghét đám đông vô danh. Sự thù ghét đó nhiều khi chỉ đến từ chính bản tính ganh ghét của Dự với hạnh phúc của thiên hạ. Sự lãnh đạm quá đáng đưa đến thù ghét trong khi sự thản nhiên quá độ lại biểu lộ một tâm trạng bệnh hoạn, loạn cuồng. Lời văn mạnh mẽ, mạch văn thất thường, thiếu liên tục, chứng tỏ điều đó. Kết cấu phức tạp, nhưng không tạo được những chữ mới mẻ, hình ảnh tràn đầy, đông đảo, nhưng không lạ lùng, tất cả những bút pháp của Nguyễn Đức Sơn có một sức quyến rũ là nhờ ở những biến điệu của giọng văn, cách chấm câu luôn luôn thay đổi, tạo thành hơi văn thôi thúc, làm nên những dòng văn chát chúa khó quên. Từ những truyện tầm thường tẻ nhạt mở đầu đến truyện cuối sôi nổi ồ ạt và tàn bạo, Nguyễn Đức Sơn cho thấy một nhân dáng ở bên lề cuộc đời bình thường, luôn luôn nhìn vào thực tại cuộc đời bằng một cái nhìn trân trối đầy giễu cợt mỉa mai và chất chứa một dự phòng tàn phá toàn diện, dự phòng phát xuất từ một tâm trạng vừa phẫn nộ vừa ngạo nghễ. Tác giả chưa vượt khỏi chân trời hư vô chủ nghĩa mà hậu quả là thái độ vô chính phủ của ông trước xã hội.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận