VN88 VN88

Xót xa này sẽ đi về đâu

Cuối cùng thì cánh cửa kéo của phòng SSÐB cũng được mở ra. Thân nhân ùa vào như đi lãnh quà bố thí, đầy nghẹt căn phòng độ chừng hai mươi mét vuông. Cứ một người đau nằm trên giường thì xung quanh phải có từ bốn đến sáu người vừa nuôi vừa thăm !. Gia đình tôi cũng thế, tuy trước khi được vào tôi đã nhăn mặt bảo với mọi người rằng thăm nom kiểu này rất có hại cho người bệnh. Chẳng có ai nghe tiếng của tôi cả vì ồn ào, nhốn nháo. Lúc tôi cùng cậu em bên Úc đang đứng hai bên giường cha tôi thì đã thấy cô tôi chống gậy bước vào, thằng em họ từ Quảng Ninh với một người bạn thân bước vào đứng bên, rồi một hai bà dì, ông cậu tôi nữa… Tôi hoảng hốt kêu họ mau đi ra bớt kẻo bị y tá mắng, còn đối với cha tôi thì thật là bất lợi. Cô em gái vừa vào đã vội lấy khăn ướt lau lấy lau để mặt mũi cha tôi, đứa khác giành được tự tay bôi dầu, bôi crem lên da đầu, da mặt cho bớt khô…Ai cũng muốn làm một việc gì đó cho cha tôi như để thể hiện tình cảm đối với cha là cần thiết lúc đó. Tôi chẳng biết làm gì, miệng yếu ớt bảo mọi người nên yên lặng, đừng „vần“ cha nhiều như vậy và tốt nhất nên ra bớt bên ngoài, đổi phiên vào với cha thì tốt cho ông hơn. Nhưng chẳng kịp nữa rồi, tiếng kêu te-te, bíp-bíp từ chiếc máy để ở đầu giường đang kêu lên liên tục cùng với những ánh đèn màu đỏ – màu báo động- tình trạng hiểm nghèo của cha tôi. Thông số của chiếc máy trợ giúp Nội khí quản tụt xuống từ con số ổn định trước đó nửa tiếng là 100, giờ cứ tụt dần, vừa lúc y tá ra phiền trách và đổ lỗi tại chúng tôi đã làm cha tôi bị sốc mới khiến sức khoẻ cha tôi xấu đi như vậy. Tôi đứng lặng, nhìn chằm chặp chiếc máy, tai lùng bùng tiếng ồn ào trong phòng, đầu hoang mang lẽ nào tình trạng cha tôi lại xấu đi sau khi đã được truyền thêm thuốc đặc trị, à, mà sao sáng nay họ truyền thuốc và nước biển nhanh hơn hôm qua nhiều thế, lúc mới vào phòng lại quên không xem cái máy nội khí quản có bị tuột dây nhợ gì không, chứ tại sao bỗng dưng nó lại tụt thông số đúng lúc đến vậy ?… nhiều nghi ngờ, nhiều câu hỏi hiện lên trong óc tôi lúc đó nhưng tôi không còn muốn hỏi han bác sĩ hay y tá thêm điều gì nữa.

Ðám y tá đuổi mọi người ra khỏi phòng vì đã hết giờ thăm và cũng vì bệnh tình của cha tôi đang đi vào hồi kết cuộc. Ðứng nép người ngoài cánh cửa khép hờ của phòng SSÐB, thỉnh thoảng chúng tôi lại nhìn vào nơi cha tôi đang nằm hấp hối, lòng dạ xốn xang khi thông số của chiếc máy cứ ít dần đi. Một bác sĩ đã đứng tuổi từ ngoài vào bảo với tôi nên ra ngoài chờ đợi, họ sẽ thông báo ngay nếu có gì khẩn cấp chứ không được đứng trước cửa phòng mất trật tự như vậy. Tôi nghĩ bụng : – „Trật tự có đâu mà đòi mất, thật nực cười !“, rồi bỏ ra ngồi ngoài hành lang nhìn đám bà con, em út đang ngồi tán gẫu trên chiếu trải ở một góc lối đi của BV. Tôi thấy lạ nhiều điều, sao người mình „nhiều chuyện“ và ăn khoẻ đến thế không biết !. Chuyện gì quen hay lạ, xa hay gần, của ai cũng có thể „tám“ hàng giờ, hàng buổi ; còn ăn thì lúc nào cũng „tấp“ được hết chứ chẳng có giờ giấc chi hết!. Tôi không quen nói nhiều nên ngồi yên một chỗ nhìn và nghe „thế sự“. Chưa được năm phút, tôi bỗng nghe lạnh dọc xương sống và hết một bên tay phải !. Cái lạnh khác thường khiến tôi liên tưởng ngay đến cha tôi đang nằm trong phòng kia mong gặp chị em tôi. Vừa lúc ấy cô em gái chạy ra bảo y tá cho một người vào gặp cha tôi lần cuối (không hiểu sao nó không vào ngay bên cha mà còn đến nói với tôi điều này). Tôi đứng ngay dậy và chạy bổ ra hướng vào phòng SSÐB.

Ðứng bên cha, tôi cầm lấy bàn tay sưng múp vì nước đọng dưới da của ông, sắc thần cha tôi bấn loạn, mắt đảo nhìn như sợ hãi, thỉnh thoảng lại nhăn mặt như bị cơn đau nào hành hạ. Thông số của chiếc máy trợ thở đã xuống đến mức tối thiểu : 45, ánh đèn đỏ chớp nháy liên tục. Tôi biết cha tôi không còn một hy vọng nào nữa nên cúi đầu, ghé miệng sát tai ông nói thật lớn, cố át đi tiếng“ bíp-te“ đang giục dã : „- Cha hãy yên tâm ra đi và nghe theo lời kinh con đọc nhé“. Cứ sau những tiếng „bíp-te“ của chiếc máy, tôi lại đọc lớn sáu chữ „Nam-mô-a-di-đà-Phật“ với ý quyết không để sáu tiếng đó trùng lấp với thứ tiếng „bíp-te“ chói tai kia. Ðây là lần đầu tiên trong đời tôi kề cận một người sắp lìa bỏ cuộc sống này và tôi đã nhận ra sự nhiệm màu khi thấy gương mặt cha tôi sau khi nghe sáu chữ trên đã không còn đau đớn, ánh mắt không còn hoảng loạn hay sợ hãi nữa, mà là tia nhìn bình thản, an mãn nhìn tôi. Ðó là những hình ảnh trung thực sau cùng mắt tôi đã chứng kiến, chẳng phải tôi mê tín dị đoan, mà tôi nghĩ đó là một ân phước của cha dành cho tôi, khi còn sống đã thương yêu, tin cậy tôi nhất nhà và trước khi chết tôi là đứa con được nắm tay, đọc giùm cho cha sáu chữ màu nhiệm, để cha nương theo hướng của các vị hộ pháp, đi về cõi vĩnh hằng.

Khi tôi bị đuổi ra khỏi phòng SSÐB, khoảng mười phút sau thì cha tôi tắt thở. Lúc đó là Mười ba giờ bốn mươi phút của ngày chúa nhật Mười lăm tháng ba năm hai ngàn lẻ chín, tức là ngày Mười chín tháng hai năm Kỷ Sửu. Tôi là người chạy vào bên cha tôi trước nhất, cố nén tiếng khóc, tôi lại tiếp tục đọc „Nam-mô-a-di-đà-phật“ không ngưng nghỉ trong lúc các em tôi lo mọi việc cho cha như lau rửa, thay đồ, thủ tục giấy tờ để đem cha về nhà mai táng… Người ta vẫn bảo „Ma chê cưới trách“ để chỉ những điều tiếng, trở ngại khi nhà có người mới mất, nhưng mọi việc liên quan đến đám tang cha tôi đều được êm xuôi, viên mãn. Một điều tôi thấy lạ trong cuộc đời của cha tôi khi còn sống, không bao giờ ông biết đến kinh kệ, còn sư sãi là những người ông không có lòng tin tưởng vào họ, vậy mà đám tang cha tôi được nhiều nhà tu hành đến trì chú tụng niệm ngày đêm, chị em chúng tôi được dịp nghe kinh và biết được nhiều tục lệ chưa từng được biết bao giờ, âu cũng là lợi lạc lắm thay. Tuy nhiên mấy chị em tôi ở xa rất bất mãn và buồn lòng thái độ của vị ni sư chùa PM-GV. Mong vị này hãy hoan hỉ chỉ bảo tường tận cho những người chưa biết tập tục, cách thức của nhà chùa nói riêng và của Phật giáo nói chung . Mọi sự cúng dường thiết nghĩ đều tùy tâm, tùy khả năng của mỗi người khi đến cúng Phật, xin đừng biến đổi hai chữ „cúng dường“ thành sự áp đặt hay đòi hỏi, nơi chốn thiền môn.

” Cha ơi, thân xác cha đã trở thành tro bụi. Chúng con cầu mong cha yên nghỉ và sớm siêu thoát khỏi cõi hồng trần khổ lụy này cha nhé !.“

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận