VN88 VN88

Xót xa này sẽ đi về đâu

Nhìn cha nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, xung quanh là các máy móc theo dõi, cấp cứu. Mặt của cha tôi được gài đủ thứ ống vào mũi, miệng, dây nhợ cột gài chằng chịt, tay chân sưng phù, mọng nước, nhìn sốn sang con mắt và thương cho thân cha tôi quá !. Tôi ghé sát tai gọi cha tôi khe khẽ hồi lâu vẫn thấy im lặng, ít phút sau ông mở mắt day qua phía tôi, miệng lắp bắp muốn nói nhưng cái ống thông đờm to tướng đã chận trong miệng cha tôi thế kia thì ông còn nói năng gì được nữa. Nhưng nhìn đôi mắt cha, tuy chẳng còn mấy thần khí, tôi biết ông đã nhận ra tôi rồi.

Y tá đuổi chúng tôi ra khỏi phòng với lý do không được làm bệnh nhân xúc động.

Chúng tôi lại đứng trước cửa phòng săn sóc đặc biệt (SSÐB – nào tôi có thấy gì đặc biệt đâu), nhìn cha tôi từ xa thấy ông vẫn mở mắt nhìn dáo dác xung quanh như sợ hãi bởi những tiếng bíp-bíp, te-te của máy móc trong phòng. Bác sĩ, y tá đeo khẩu trang đi ra đi vào, nhìn lạnh lùng đã đành, cả khi đã tháo chúng ra, mặt ông bà nào cũng lãnh đạm đến phát chán và phát ghét!. Tôi ra ngoài hành lang ngồi xuống chiếc chiếu trải dưới nền nhà – nơi các em tôi dành chỗ để trực trông cha tôi ngày đêm – nói với mọi người cảm nhận đầu tiên về những gương mặt lạnh lùng kia thì nghe em trai tôi – người trực tiếp chăm sóc cha tôi – cho biết cậu ta đã phải „lót tay“ cho họ để cha tôi được săn sóc đặc biệt (?) hơn, nhưng chứng lãnh cảm ở họ là “bệnh kinh niên ” rồi !. Nghe qua mặt tôi nóng bừng bừng muốn chửi cho hả giận, nhưng dằn lòng, tự nhủ phải kềm chế để mọi việc cho cha tôi, vì cha tôi được êm đẹp.

Các em tôi ba người về được gần một tuần mà bệnh tình của cha tôi vẫn không thuyên giảm, hay xấu đi theo như lời của một bác sĩ trực tiếp điều trị trong khoa đã nói. Em tôi có đứa sốt ruột vì ngày nghỉ dần dần hết, chỉ lo khi về nơi xa, rồi bên nhà cha tôi mới mất thì thật là lỗi đạo và ân hận. Bỗng dưng phát sinh ra một áp lực vô hình, nghịch lý trong chuyện sinh-tử của cha tôi với đám con từ phương xa về. Mẹ tôi vào thăm cha, nhìn ông thoi thóp, lúc tỉnh lúc lịm đi trong giấc ngủ thì bảo chúng tôi nên đưa cha tôi về, nếu có chết thì được chết ở nhà theo quan niệm cổ xưa của bà. Cậu tôi vào thăm cũng nêu ý kiến không nên kéo dài sự chịu đựng đau đớn thể xác của cha tôi thêm nữa. Em tôi có đứa cũng đồng ý với mẹ và cậu, bảo tôi làm giấy đem cha về, kẻo không kịp… nhưng trong lòng tôi thấy có cái gì đó không ổn, như là ép cha tôi phải chấm dứt sự sống của ông vậy. Rõ ràng cha tôi vẫn còn đang sống tuy hơi thở của ông phải được trợ giúp bằng phương pháp nội khí quản, nếu đưa cha về, đường ống trợ giúp này sẽ phải lấy ra và khả năng chịu đựng của cha tôi sẽ không quá nửa tiếng – thời gian không đủ để về đến nơi – cha tôi sẽ tắt thở dọc đường, đồng nghiã gia đình đã bức tử ông. Không, suy nghĩ nhiều lần, tôi nhất quyết để cha tôi nằm lại bệnh viện và“ còn nước còn tát“, đến khi nào các phương tiện y học đều bất lực với bệnh tình của cha tôi thì việc đưa cha về nhà cũng làm lòng tôi yên ổn. Ý kiến của tôi đã thuyết phục được cả nhà, tuy tư tưởng của vài đứa em ở xa vẫn còn lấn cấn.Tôi phải trấn an thêm :“- Lần này chúng ta đã về đầy đủ, nếu ai không thể ở lại thêm, hết phép cứ về, sau này cha chết không có mặt vài đứa trong đám con, âu cũng là cái số, các em không phải lấy việc đó mà áy náy làm gì, hiếu đễ thì phải làm cả đời, đâu chỉ có lúc này mà thôi“.

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho cha tôi đề nghị mổ thông khí quản cho ông để dễ làm vệ sinh và nếu chúng tôi có muốn đưa cha về nhà cũng dễ dàng chăm sóc hơn là cứ phải đút một ống từ mũi xuống phổi. Tôi đã ký giấy cam đoan cho mổ, nhưng sau đó suy đi nghĩ lại chúng tôi lại từ chối lời đề nghị đó, chỉ vì nghĩ không biết cha tôi còn đủ sức để chịu đựng thêm sự đau đớn của mổ xẻ nữa không. Trước mắt chúng tôi, cha nằm đó với thân xác phù nề thật tội đã khiến chúng tôi đau lòng lắm rồi.

Tôi về được ba ngày vào ra bệnh viện, đứng lấp ló ở cửa phòng điều trị hoặc ngồi lê lết ngoài lối đi như những người dân trong nước đã phải chịu đựng cảnh nuôi người thân đau ốm tại các bệnh viện trên cả nước mấy chục năm nay một cách nhẫn nhục, cam chịu như thể đi cầu cạnh, xin xỏ điều gì vậy – trực chờ từng lời nói khan hiếm từ những cái miệng kín mít, môi sát vào răng và đôi mắt như chẳng muốn nhìn ai hết – để biết được bệnh tình của cha tôi ra sao, xấu tốt thế nào, phải „dè dặt“ hỏi thì „từ mẫu“ mới hé môi, thật là chán nản và giận hết sức cho cái cung cách phục vụ của họ. Sống ở nước ngoài đã lâu, đã quen nói cũng như làm với mọi người khác một cách tự nhiên, bình đẳng, nay „đụng“ phải những con người ở một môi trường nhỏ là bệnh viện này, bỗng dưng thấy khó khăn quá sức. Cô em gái là người nóng tánh, dù mấy ngày qua, vì thương cha đã cố nhẫn nhục, kềm chế nhưng cũng không thể chịu đựng được hơn, đã chửi tên bác sĩ trực cuối tuần khi hắn ta dùng những từ khiếm nhã, rặt giọng 75 ra vẻ „ kẻ cả“, đỗ lỗi cho em tôi về giá cả loại thuốc mà hắn ta đã bảo em trai tôi đi mua để truyền cho cha. Hắn không ngờ em tôi dám „nói động“ đến hắn. Tôi lo lắng cho cha nên trách em gái chẳng biết nhịn nhục cho qua tuy trong lòng cũng thấy hả giận mỗi khi gặp chúng tôi ngoài hành lang, hắn đều cúi đầu lãng tránh.

Bốn chị em tôi từ xa về vào bệnh viện trông nom cha cố ăn mặc như người trong nước, có việc gì liên quan đến tiền thì chẳng dám tiếp xúc, chỉ e bị „chặt đẹp“, vậy mà không hiểu sao vẫn bị những người cũng đi thăm nuôi khác nhận diện, họ bảo : „Các chị trông khác người trong nước ở làn da trắng hồng nên dễ phân biệt lắm !. Tên bác sĩ trực coi bệnh án của cha tôi, lắc đầu chê đồng nghiệp – người trực tiếp điều trị – „sao hổm rày chỉ truyền toàn nước biển thường thôi !“ – rồi viết toa cho em trai tôi tìm mua một loại thuốc giá gần cả triệu đồng một lọ nhỏ tí, không có bán trong BV, bảo y tá truyền cùng với nước biển thường, để giảm phù nề ở chân và tay cho cha tôi, nhưng đến chai thứ hai cũng chưa thấy kết quả như hắn nói.

Ba giờ sáng ngày mười lăm tháng ba hai ngàn lẻ chín, em trai tôi trực ở BV gọi về cho vợ, báo đang ngủ bị kẻ gian rạch túi áo, mất bốn triệu rưỡi tiền lo cho cha. Càng sốc hơn, thằng em họ trông rách nát, lái xe ôm lại mang trong người những bảy triệu đồng, cũng mất toi!. Thật là chủ quan và dại dột hết sức. Mới bốn giờ sáng tôi và cô em từ Úc đã dậy, kêu xe vào bệnh viện, thay „ca“ cho hai cậu em vừa bị mất tiền về nhà nghỉ dưỡng sức, đồng thời em trai tôi còn tìm mua thêm một chai thuốc như hôm trước để truyền tiếp cho cha tôi theo lời tên bác sĩ trực. Bảy giờ sáng cha tôi mở mắt nhìn trừng trừng lên trần nhà không chớp, kéo dài mấy tiếng đồng hồ mới khép lại như cũ. Tôi linh cảm sẽ còn điều gì nữa sẽ xảy ra trong ngày hôm đó vì xưa nay“ Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí“ không khi nào sai hết. Theo thông lệ, mười một giờ trưa, thân nhân được vào săn sóc người bệnh nửa tiếng, nhưng ngày chủ nhật đó, đã mười một giờ bốn mươi lăm mà cánh cửa phòng SSÐB vẫn chưa thấy hé mở, người nào cũng nôn nóng chen nhau đứng trước cửa phòng để được vào nhìn và chăm sóc người thân với thời gian ít ỏi của BV.

VN88

Viết một bình luận