VN88 VN88

Xót xa một đời

Nghiêm đẩy cửa bước vào, oà khóc:
-Chị ơi! Anh ấy đã nói thẳng với em là phải chia tay thôi vì thật lòng chưa bao giờ anh ấy yêu em. Bằng ấy năm chung sống chỉ là nghĩa vụ của sự ngộ nhận ban đâu. Vâng, anh ấy đã bảo chỉ là sự ngộ nhận ban đầu. Bây giờ anh ấy mới tìm được người yêu đích thực và nhất quyết sẽ lấy làm vợ. Anh ấy còn bảo: chúng mình đều là những người có học, là tầng lớp văn minh cần xử lý có văn hoá… Còn mẹ anh ấy thì bảo: rất thương em, vẫn quý trọng em nhưng cái số anh ấy phải có con trai mà em thì đã ba con rồi, không thể vượt kế hoạch cho anh ấy. Em khổ quá chị ơi!
-Sao hàng xóm bảo hàng ngày vợ chồng vẫn ngọt ngào với nhau?
-Chỉ là khi có khách thôi chị ạ!
-Niệm đối với các con thế nào?
-Dạ, vẫn bảo ban học hành, vui đùa với các cháu… Mà anh ấy còn bảo: về con cái thì tuỳ, chia chúng ra hay để anh ấy cáng đáng cả cũng được… Chị ơi! làm sao có thể chia cắt chị em chúng nó? Làm sao em có thể lìa cắt đứa nào?

Đến vậy kia ư? Không, vẫn còn những đứa con, vẫn còn hơn mười năm má ấp vai kề có đến ba mặt con với nhau… Mà cô kia cũng là người có học, khi nhỡn tiền chắc có thể nghĩ lại… Mà dù có cố tình thì còn cha mẹ anh em – hẳn cũng là những người có học- không thể muối mặt để vậy. Phải tích cực và kiên trì. Đúng, phải tích cực và kiên trì.

Không hẳn tán đồng – bởi các cô hiểu tuổi trẻ hơn bà- nhưng các cô chẳng nói gì vì trong lòng cũng mong được như bà nghĩ. Và dù sao bà cũng là người từng trải, có thâm niên trong công tác tư tưởng, công tác xã hội. Khối gia đình đã êm trở lại sau sự giúp đỡ và cả “đe nẹt” của bà.

Sự việc ngày càng xấu. Nghiêm ngày càng ủ dột, nhiều lúc ngơ ngác, công việc phải nhắc nhủ. Bà chua chát nhận ra ngày nay người ta không còn suy nghĩ như trước. Nhưng gì thì gì, cái căn cốt gia đình, cái đạo lý vợ chồng mà thay đổi là phi đạo lý. Quên thì nhắc, bỏ đi thì lôi lại, không thể buông vì như thế là a tòng. Bà nhắc chị em phải đánh tiếng cho Niệm và cô gái kia và kiên trì động viên động viên Nghiêm. Chị em cũng đã kiên trì, kiên trì đến mức chẳng còn biết kiên trì cái gì vì mọi lời đều đã trở thành nhàm chán. Còn Niệm và nàng kia thì dại gì động tới, có khi họ còn mắng cho là “vô duyên” ấy chứ.

Thế rồi cú điện thoại điếng người từ ngoại thành gọi về. Cả cơ quan sửng sốt. Sửng sốt nhất phải nói là bà Ngân. Hoá ra còn nhiều điều bây giờ bà mới biết. Thời gian qua bà đã không khe khắt với việc đi làm của Nghiêm, nghĩ là để cô đi đó đây cho khuây khoả. Hoá ra cô đi một vòng tới tất cả họ hàng chú bác cô dì, đến các đền chùa xin quẻ. Một lần cô nói với bà: “Chị ơi! chắc số em đã an bài”. Bà mắng át đi: “Chớ có đầu hàng!”. Thực ra có lúc bà đã nghĩ sự việc không còn cứu vãn được nhưng bà lại không thoát được lối giải quyết tư tưởng gói ghém vê tròn. ừ, vê làm sao được khi bột đã nhão nhoét, chỉ thêm nhoè nhoẹt bẩn tay. Đúng là phải tãi ra mâm, phanh ra nắng chắt lại tinh bột, rồi đổ nước mới mà vê.

Người công an đưa cho bà mảnh giấy Nghiêm ghi rõ họ tên mình và địa chỉ, số điện thoại cơ quan. Đọc cái biên bản tịnh không tài sản, tiền nong; nhìn cái áo có miếng táp vai, cái quần bạc phếch, chiếc dép mòn vẹt bà hiểu Nghiêm không chịu hỏng phí cái gì. Lại còn lời người lái xe: “Khổ quá, cô ấy chui vào gầm xe khi xe bắt đầu chuyển bánh thì làm sao mà biết được!” Như vậy là đến phút cuối cùng Nghiêm vẫn sợ luỵ đến người lái, vẫn hướng về cuộc sống. Trời! Biết đâu chuyển hướng bảo Nghiêm đừng lệ thuộc vào cái không thể cứu vãn, mạnh dạn rẽ tìm cuộc sống mới lại chẳng giúp được cô thoát khỏi cái bế tắc đau xót này?
Người anh Nghiêm xin cái điếu văn và không ngớt lời cám ơn bà đã hết lòng, đã có những lời tốt đẹp với Nghiêm. Cầm tay người anh đau khổ, nhìn vành khăn trắng trên đầu lũ trẻ lịm đi vì khóc, bà không sao cầm được nước mắt, lòng càng thêm xót xa vì biết đâu: nếu nắm vững tình hình, có công tác tư tưởng thích hợp, không vướng cái lối tư duy máy móc vê tròn thì tình hình chẳng khác đi ?

-Các bác cháu bảo thế nào cũng phải đến thăm bác. Bác cả cháu bảo bác tốt với mẹ cháu và chúng cháu lắm. Cô bé nói.

Bà ứa nước mắt:
-Trông thấy cháu bác lại nhớ mẹ cháu!… ừ, thế mà đã mười lăm năm rồi … ừ, ngày mới tốt nghiệp về cơ quan mẹ cháu cũng y hệt cháu thế này… ừ, giá mà, giá mà…

Cô bé ngơ ngác, chưa biết bà “giá mà” cái gì nhưng giọng bà thật xót xa. Cô bé cũng nước mắt rưng rưng…

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận