VN88 VN88

Xin vĩnh biệt Huyền Trân

Đến bây giờ Hưng vẫn không hiểu vì sao Phan lại đồng ý yêu mình. Cô có quá nhiều thứ. Còn Hưng quá giản đơn với những công việc hằng ngày. Bố Phan vồ vập Hưng ngay từ đầu khi bài viết của Hưng về Phan được đăng rất trang trọng. Và vẫn là tấm hình cảm động của hai cha con. Ông sai cậu lái xe đi mua mấy trăm tờ báo về để tặng bạn bè. Hạnh phúc ấy có thật và Hưng biết ông yêu con gái mình đến nhường nào. Tình yêu ấy đánh thức những khuyết thiếu của Hưng về cha. Và không dưới một đêm Hưng nghĩ về những điều đó.
Hưng không nghĩ Phan yêu mình. Bởi vì sau cuộc thi ấy Hưng đã đến với nhiều cuộc thi khác và cũng có biết bao người đẹp khác. Bây giờ những cô gái đẹp và được trang điểm kỹ lưỡng có thể gặp nhan nhản ngoài đường chứ nói gì đến những cuộc thi mang lại quá nhiều lợi lộc và danh vọng. Người đẹp bây giờ như một món quà xa xỉ, những kẻ thường thường bậc trung như Hưng chỉ thích nhìn ngắm, bàn luận chứ chẳng khi nào thầm nghĩ đến chuyện sở hữu.
Người ta vẫn kháo nhau người đẹp dành cho các đại gia, thế thôi. Nhưng bất ngờ một hôm cô đến tòa soạn, mang theo một bó hoa lớn và một gói quà xinh xinh. Ngày báo chí mà, cô nói, em tặng anh. Và bố có nói mời anh tối qua nhà dùng cơm. Hưng ngồi vân vê món quà trong phòng, thấy lòng mình tròng trành.
Thật ra mọi chuyện như thế nào nhỉ? Tối hôm ấy, Hưng đã lưỡng lự. Không đến: phiền toái. Đến: ngại ngần. Rồi cũng đến. Đến để bất ngờ nhận ra một thế giới quá khác lạ với mình. Nhưng Phan nhanh chóng lôi anh vào cuộc, hòa đồng nhanh chóng với một bà mẹ hiền dịu, xinh đẹp và một ông bố quyền lực nhưng biết ngoại giao. Cứ như thế, người ta yêu nhau lúc nào thật cũng chẳng biết được. Hưng cũng dường như quên Phan là một hoa khôi. Họ yêu nhau, với Hưng chỉ thế thôi.
Hưng tắt máy. Kịch đã đến màn thứ mấy cũng chẳng nhớ. Huyền Trân chuẩn bị lên dàn hỏa thiêu sau khi đức vua Chế Mân băng hà vì dính phải độc dược của Bố Đề. Mỹ nhân phải theo quân tử về chín suối cho linh hồn được trọn vẹn bên nhau. Huyền Trân không khóc, nét mặt ủ dột ngơ ngác nhìn mọi người. Bà mẹ đã dùng tới gói giấy thứ hai. Một tình yêu mãnh liệt với quá nhiều hối tiếc được dịp bùng phát. Bà như tựa hẳn người vào vai Hưng. “Ngày xưa cô đã khóc thật đấy. Khi nghe tin hoàng thượng băng hà, cô như bị điện giật. Thế là diễn như lên đồng ấy. Và lúc đó giọng hát như bị lạc đi mà vẫn vang mới lạ. Không ngờ đó cũng là vai diễn cuối cùng. Cô giận mình. Cô không giữ được niềm đam mê, phải không con?”.
“Con không nghĩ vậy. Bằng lòng với hoàn cảnh cũng là điều tốt, mẹ con vẫn hay nói thế”. Bà mẹ khóc run trên ghế. Bên kia vẫn im lặng. Những cái tin chưa thể có report ấm ách trong máy. Biết nói với nhau thế nào được khi bên Phan là một người khác, khuôn mặt khác và mọi thứ rất khác với Hưng.

Kịch hạ màn. Tiếng vỗ tay rào rào. Mấy cụ già lên sân khấu tặng hoa. Kẻ xấu đã bị bắt giam vào ngục tối. Huyền Trân được giải thoát bởi một vị tướng tài ba và rất mực quân tử. Bà mẹ đứng dậy: “Xúc động quá phải không con?”. Phan đi ra cửa trước, kẻ bên cạnh vội chạy theo đuôi trông rõ là te tái. Kẻ bên cạnh là con của phó của bố Phan. Hạnh phúc lắm chứ, nếu cuộc hôn nhân đầy hãnh tiến ấy thành sự thật.
Về nhà. Bà mẹ thẫn thờ nhìn cánh cổng vẫn khép kín như tờ. Bà mẹ bảo: “Con vào nhà đã đi. Cô buồn quá”. Vào nhà. Kẻ bên kia rút lui sớm, như một hành vi đầy ga lăng và ghi điểm trước đối phương. Chứ đâu như Hưng, đi xem hát tuồng rồi vào nhà ngồi trò chuyện với một người già về những điều hết sức tẻ nhạt. Bà mẹ mở cuốn album cho Hưng xem những hình ảnh cũ. Những vai diễn in dấu ấn một thời. Những bức hình như một cuốn nhật ký, ngắn ngủi nhưng đầy day dứt.
Phan ngồi im như pho tượng sáp. Rồi bất thần cô đứng dậy: “Anh về đi! Mẹ cũng thôi đi, ký ức gì mà suốt ngày ký ức”. Bà mẹ ngước nhìn con gái rồi nhìn khách. Tất cả trong tích tắc và mọi chuyện đã là ký ức thật. Thật sự là một vết lõm trong ký ức. Một vết lõm. Chỉ thế thôi.
Sau buổi tối hôm ấy, nhà hát còn diễn Huyền Trân nhiều lần. Bà mẹ cứ cuối tuần lại đi xem hát, ngồi khóc lặng nơi hàng ghế cuối cùng cho đến khi đèn bật sáng. Rồi lại gọi taxi về nhà, giam mình cả tuần trong thế giới của máy lạnh, bể bơi và chăn nệm ngột ngạt hoa lan hoa hồng. Một hôm, ông bố gọi điện cho Hưng, giọng ôn hòa: “Con đến với chú một chút, được không?”. Một chút của ông không bao giờ là chuyện đùa, càng không bao giờ là chuyện nhỏ. Nhưng phải đến.
Hưng bước vào phòng khách lành lạnh. Ông ngồi đó, bình thản giở những trang họa báo của một cuốn tạp chí mới rất ăn khách với những trang hình bắt mắt đầy gọi mời. “Việc chú nhờ con làm tới đâu rồi?”. “Hôm nọ, con đi xem hát thấy chú ấy. Thật ra đó là một người đàn ông tội nghiệp”.

Rất tội nghiệp và rất đáng thương vì ông lại là tình yêu đầu của vợ đối phương. Ông cũng ngồi co ro trên hàng ghế cuối, mắt ngó trân lên sân khấu, những mảnh đời trôi qua mắt ông. Sân khấu bao giờ cũng vậy, đẹp lạ lùng và mọi kết thúc đều làm yên tâm những thực khách sau bữa tiệc đầy màu sắc bước chân ra về. Cái thiện phải thắng cái ác, thiên hạ nói vậy và sân khấu luôn luôn diễn như vậy. Ông bấu víu điều đó làm niềm tin trong cuộc chiến không cân sức này. Ông đã làm gì nào? Một sai lầm thời trai trẻ, một cuộc tình và một sự nghiệp dở dang. Ông sống như một chiếc quan tài hoen gỉ biết đi giữa lòng thành phố này với một hoài niệm không dứt. Tất cả những điều đó Hưng chỉ biết khi đến với ông quá nhiều lần, uống rượu với ông và những cuộc chuyện trò không có đoạn kết.
Ông bố vứt tờ báo xuống: “Con có thương chú không? Có thương em Phan không?”. Hưng im lặng. Không đơn giản như trong kịch bản. Kể cả Khắc Trung trao Huyền Trân cho người khác, đau đớn lắm nhưng đã được soạn lời rồi. Chỉ là một sai lầm thôi. Người ta đến, người ta muốn mọi thứ được kết thúc. Hợp pháp chứ đâu tội lỗi. Ông đã làm. Và ông đã lỡ tay. Người ta không còn cơ hội làm mẹ nữa. Không được phép có thứ phẩm, nghề mà. Khi Hưng hỏi ông về những điều ấy, ông đã giữ thái độ im lặng rất dài. Chỉ khi đêm diễn Huyền Trân khai mạc, ông đến xem và nhận ra Hưng thì mọi chuyện mới được giãi bày. Người ta bảo: “Em không muốn có con với hắn ta”.

Đêm đã rất khuya. Hưng không thể trả lời được. Hưng không biết viết gì về những ngõ khuất trong quá khứ, những thứ mà lẽ ra nên chôn vùi. “Con xin lỗi, cho con một thời gian nữa, được không?”. Ông bố nhìn Hưng, thở dài: “Tùy con. Em Phan cũng rất buồn”.
Hưng gặp Phan ở cửa. Phan mới đi chơi về. Giận nhau mà. Họ đi qua nhau. Lặng lẽ. Nhưng đó là một dấu chấm!
Cuối cùng thì Hưng phải thừa nhận mình là một kẻ yếu đuối. Khi Phan tỉnh dậy vào buổi sáng thì những cái tin đã đầy nhóc nhách trong máy rồi. Khi ấy Hưng đã ở trên máy bay. “Anh rất buồn. Nhưng anh sợ tiếng Việt biểu cảm quá, nó sẽ níu anh ở lại vì yêu em mất thôi. Những con chữ không dấu này dễ chịu hơn. Anh đi đây. Anh đã nạp sẵn cho mình những dự định. Để vượt qua”.
Hưng vào Nam. Bà mẹ tha thiết trong máy, tiếng nói như đang đi dần vào những ngõ cụt đầy tuyệt vọng. “Sao con không nói với cô. Hưng ơi, cô có nên nói với Phan sự thật này không?”. Người đàn ông tội nghiệp, người đàn bà bất hạnh. Họ đã tạo nên một sản phẩm hoàn hảo rồi để vuột vào tay người khác.
Ai đó nói, hình như ông nhà văn Đoàn Thạch Biền, rằng mẫu số chung của những mối tình đầu là chia tay. Hưng im lặng đặt máy. Tình đầu của Huyền Trân cũng thế, thật mà. Ông già tội nghiệp, ông đã nói gì trong cái đêm công diễn ấy nơi hàng ghế cuối? Ừ, phải, ông đã vĩnh biệt Huyền Trân hai mươi mấy năm.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận