VN88 VN88

Việc xuất hành năm mới

Một đôi vợ chồng dễ thường mới cưới đi lượn từ mộ này sang mộ khác. Họ đọc những tên người quá vãng, có lẽ để tìm một tên bà con. Nhưng trên tay người đàn bà chỉ có cái xác nhỏ màu đỏ để cầm đi phố và người đàn ông thì một tay thọc vào túi quần, một tay đưa ngang lưng vợ như vì theo một thói quen. Dù lây cái không khí trang nghiêm tang tóc nơi đây mà họ đi xa xa nhau một chút nhưng không dấu được sự âu yếm nhau.
Giang đi về phía mộ của một người bạn. Những chân hương cũ đã phai màu đứng nghiêng ngã. Cách đây độ bảy tháng, khi đi đưa linh cữu anh bạn đến chôn nơi đây, chàng thương hại thấy người vợ bạn lăn lộn khóc. Phải nhiều người ôm giữ chị lại. Nước mắt vốn dễ lây, chẳng những các người đàn bà đi đưa đám đều ràn rụa nước mắt mà cả chàng đứng cạnh đó cũng bùi ngùi muốn khóc. Chừng năm tháng sau, ngẫu nhiên chàng nghe tin người vợ bạn về quê và lấy chồng. Nhiều người bảo rằng người chồng đó là người tình của chị, chị có khi người chồng trước còn sống. Chàng lặng yên nhìn tấm bia mộ hồi tưởng lại vẻ mặt có duyên, dáng dấp thanh nhã của ngời bạn xưa và tâm hồn nghệ sĩ của bạn. Chàng chưa kịp kết luận thì hai đứa con đã chạy lại đứng cạnh. Thủy nói:
– Ba ơi, con nói với má rồi. Nhưng má ở trên trrời thì làm sao má nghe được?
– Dù má ở đâu đi nữa mà khi mình thắp hương vái thì linh hồn má về ngay với mình.
Hào ngửng mặt lên nghe, miệng há ra và lông mày nhíu lại. Nỗi thắc mắc đọc được trên cái vẻ thẫn thờ suy nghĩ. Chàng nói:
– Hồi ba còn nhỏ, đi học lớp Năm ở một trường làng. Có một anh học sinh lớn đi tắm sông bị chết đuối. Gia đình đem chôn anh ta ở cái trủng, -người ta gọi nghĩa trang của người Tàu là cái trủng- Ở gần trường học. Nhiều anh em khi đi học hay ghé lại thăm mộ anh. Một bữa kia anh em tới thăm mộ như thường lệ thì thấy có một bức thư dán trên thành đá ngang hông ngôi mộ. Đó là một bức thư gới thăm anh Ca (Ca là tên anh bạn bị chết đuối) viết trên một trang giấy học trò, nét gạch xiên xẹo. Bức thư bắt đầu bằng: Thiện đức le (đọc là lơ) 12 tháng 5 năm 1929 và lời lẽ văn hoa theo kiểu thời bấy giờ:
“Nghiên châu bút ngọc, tạm bức thư lan, trước kính thăm quí hữu bình an”… vân vân. Cuối cùng ký tên là Nguyễn Thới. Có cả chữ “nay thơ” nữa.
– Nguyễn Thới là ai vậy ba?
– Là anh học trò lớp tư tác giả bức thư đó.
– Thế anh ta viết để làm chi vậy?

– Anh ta tin rằng dán bức thư vào tường mộ thì tối anh Ca sẽ hiện hồn về đọc thự Nhiều anh em tin theo như vậy. Và người ta còn hẹn nhau sẽ đến xem thư của anh Ca viết trả lời, cũng sẽ dán lên tường mộ, cạnh thư của anh Thới.
– Anh Ca viết hở ba?
– Ừ. Anh em tin rằng anh Ca sẽ viết trả lời và tự dán cho anh em xem.
– Thế ba có xem không?
– Không có, vì anh Ca không viết trả lới mà cũng không dán.
Hằng nói:
– Cái ý kiến đó cũng hay, hở bả Một người nhà quê mới học lớp Tư mà có sáng kiến…
Chàng mỉm cười:
– Mới học lớp Tư mà xác to bằng ông xã rồi. Nhưng thôi, đã trưa lắm. Lại lạy má rồi đi về.
Khi trở lại mộ thì hương đã gần tàn. Có gió phe phẩy thổi, ngọn lửa ở đầu hương cháy ngún thật mau. Ba đứa con lần lượt theo thứ tự lớn nhỏ lại đứng chắp tay trước mộ. Chàng thẫn thờ nhìn ngôi mộ vợ rồi lặng lẽ quay đi, bước chầm chậm theo con. Trên đường về, không còn ai muốn nói chuyện nhiều vì trời nắng đã gắt. Tiếng bánh xe lăn bon bon trên đường. Cầu xóm Bống không bị tắt nghẽn lâu nữa. Những bộ com lê giày da đen còn sót lại trên đường đang vội vã rảo tránh nắng. Các cái cổ thắt ca vát phải ngọ ngoạy liên tiếp.
Vượt quá cầu Bống, về đến công trường Cộng hòa, lòng chàng thấy vui vui, coi như đã về đến nhà rồi vậy. Những vẻ mặt quen thuộc tươi cười chào chàng. Áo mới, dép mới, cái đầu tóc chải công phu khiến những khuôn mặt đàn bà trông như mới lại, gần như lạ đi, chẳng khác những ngôi nhà vừa sơn quét. Những người đàn ông chững chạc và nhu mì hơn trong những bộ áo quần thường màu tối. Có lẽ những người chàng gặp đi vào giờ này đều ở trên đường về nhà họ.

Khi xe dừng trước cổng nhà, con Tô nhảy xồ ra sủa vang lên, bị lóa mắt vì bề ngoài chững chạc của bốn người quen. Lúc cởi áo ngoài và cởi giày, cùng với cái thú được thoải mái tay chân, tâm hồn chàng thấy nhẹ nhàng vui vẻ vì cái bổn phận đối với vợ đã trả xong, trả trọn vẹn hơn mọi năm bởi chàng đã chìu con, nhẫn nại đưa con đi thăm mẹ chúng. Ba đứa con sau khi bỏ mũ, đã lật đật chạy ra nhập bọn chơi với lũ bạn bè. Vừa lúc ấy con Tô lại cất tiếng sủa, đem theo một ông khách đến thăm đầu năm. Ông khách khác tiếp theo ông khách này. Và cứ liên miên như thế, chàng lo tiếp khách, con lo chơi với bạn bè, cái Tết sum vầy của mọi nhà chịu bất lực không sum họp cái gia đình bé nhỏ của chàng. Những bổn phận riêng tư, những nỗi vui chơi cũng riêng tư, chỉ có vào giờ ăn là cha con quây quần cùng nhau.
Nhưng ngày mùng một Tết bạn bè có quyền ngồi nói chuyện la cà bất chấp thời giờ thành ra các con phải tự ý ăn cơm trước. Vừa tiếp khách vừa bị khách rủ đi thăm nơi này nơi khác, rốt cuộc, bộ quần áo mặc hồi sớm tinh sương phải đến mười giờ tối mới hoàn toàn cởi ra được. Tìm hỏi con thì Hằng đang nhập bọn với con Bốn, con Nga, con Anh quây quần ở bàn đánh cá ngựa.
– Còn thằng Hào? Chàng cất tiếng hỏi.
– Thưa thầy thằng Hào coi đánh “tôm cua” ở ngoài trụ sở Phong trào.. Tiếng con Bốn trả lời.
– Còn Thủy?

Bốn cái mặt ngơ ngác nhìn nhau. Hằng nói nhỏ:
– Chết cha! Từ hồi tám giờ đến giờ sao không thấy con Thủy lẩn quẩn ở nhà?
– Hay nó sang bên con Sa?
– Không có đâu – chàng gạt liền. Hôm qua tao đã dặn kỹ, ngày mồng một không được đi sang nhà ai hết, cả nhà của con Sa nữa. Sợ người ta kiêng.
– Thế thì nó ở đâu? – Con Bốn vừa tự hỏi vừa chạy xuống nhà bếp.
Hằng ra đứng ở cửa kêu:
– Thủy ơi.
Không có tiếng trả lời.
Giang mở cửa phòng mình nhìn vào rồi quay ra bảo:
– Thôi đừng tìm em nữa. Em nó ngủ ở trong phòng ba đây.
Chàng bước lại bàn viết. Thủy ngồi ở ghế mà lưng cúi sấp xuống, nghiêng mặt gác lên mặt bàn, mắt nhắm. Tiếng thở đều đặn. Tay trái đè lên một mảnh giấy còn tay phải cầm lỏng lẻo một cây bút. Chàng cúi xuống trang giấy. Những hàng chữ viết ngã nghiêng, chữ to cạnh chữ nhỏ, khoảng cách không đều và bôi xóa, nét mực nhoè nhoẹt. Tuy vậy, chàng cũng có thể đọc được:
Má ơi,
Con đi thăm mộ má mà không có má, má ở trên trời. Con học lớp Năm không có má chải tóc cho con, má con Nguyệt thắt bím cho nó đẹp lắm. Con đi học trời mưa trợt ướt áo đầm anh Hào lấy tờ giấy thấm của con. Má nhớ trả lời cho con rồi dán lên trên mộ.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận