VN88 VN88

Việc xuất hành năm mới

Hằng đi bên chàng, nhẹ nhàng. Lúc đứng trước mộ, chàng im lặng nhìn những phiến đá lạnh. Lúc sống vợ chồng nào gặp nhau sau chừng một năm cách biệt cũng bắt đầu bằng cái nhìn im lặng như thế mà biết bao nhiêu đầm ấm hẹn sau. Với chàng hôm nay thì lạnh lùng là thái độ vĩnh viễn. Chàng đặt tay lên phiến đá, tưởng tượng như đưa tay cầm bàn tay ấm áp của vợ xưa. Hằng rút trong một cái túi nhỏ cầm tay lấy ra một bó hương và bao diêm đưa cho chàng. Chàng lặng lẽ cầm lấy châm đốt. Ánh lửa bùng lên, khói hương tỏa ra, bị gió thổi bạt đi, không kịp trắng.
Chàng cúi đầu vùa thổi tắt ngọn lửa, vừ nghĩ thầm: “Em ơi, hôm nay anh đưa con đến mộ thăm em. Ba đứa con em giao lại cho anh đã lớn từng ấy đó”. Nghĩ đến đây, chàng dừng lại lén đưa mắt nhìn sang ba con để chắc chắn độ lớn của mỗi đứa, như để ghi chặt vào tâm tư rằng ba đứa con đã lớn như thế. Và chàng nghĩ tiếp “Một năm qua, anh không năng ghé lại đây thăm em, nhưng chắc em đã tha thứ vì em hiểu tính anh hơn ai hết ở trên đời này. Lòng anh và cử chỉ của anh thường mâu thuẫn nhau nhất là khi những cử chỉ ấy có tính chất hình thức, xã giao. Anh chưa quên em”.
Đó là một sự thật. Cả ngay trong sự suy nghĩ, chàng cũng cân nhắc cẩn thận chữ dùng. Chàng không muốn nghĩ rằng “anh không thể quên được em”. Chữ “không thể” hời hợt nếu không nỡ nói là giả dối. Khi cúi xuống cắm hương vào bát hương, chàng thấy có nhiều chân hương mới cắm màu đỏ tươi và có cả tàn hương vung vãi. Chắc những người quen đi thăm mộ sớm ghé lại thắp hương dùm. Trong cái thành phố nhỏ này, người ta không lạ nhau mấy. Chàng nhìn vào nét khắc của bia. Màu vàng của nét chữ đôi chỗ bị phai. Thằng Hào lấy ra cây nến cắm hai bên lư hương. Chàng châm nến. Ánh lửa hắt hiu ánh lên mặt bốn cha con quây quần trước bia mộ. Mới chín giờ hơn nhưng ánh nắng gắt. Ngọn lửa trong ánh nắng có một vẻ gì vừa thảm đạm vừa tàn nhẫn. Chợt Thủy hỏi:
– Bây giờ má ở đâu ba,
– Má ở trên trời.

Đó là cách trả lời tiện lợi nhất trong các cách trả lời mà phải một năm góa bụa chàng mới tìm ra.
– Má có ăn Tết không ba?
Hào “xi” ngay:
– Mày cứ nói bậy. Đã ở trên trời mà còn ăn Tết cái gì?
Rồi như để khinh bỉ sự dại dột, sự ngớ ngẩn của em, Hào bỉu môi nhắc lại vừa dằn mạnh giọng:
– Ba đã nói má ở trên trời mà còn hỏi có ăn Tết không!
Chàng cầm lấy tay Hào nói:
– Thủy nó bảo vậy là ý nó thương má nó. Chúng ta ăn Tết, nào bánh mứt, nào rượu trà, thế mà thiếu má chung hưởng. Thủy nghĩ đến má không biết má có được ăn Tết ở đâu không.
– Nhưng mà đã ở trên trời rồi thì đâu còn ăn Tết nữa?
– Con lớn con biết thế chứ em còn nhỏ, em đâu biết được Nhưng mà thôi, các con cúi đầu lạy má đi rồi thưa với má…
Nói tới tiếng “cúi đầu lạy má”, khóe mắt chàng đã thấy nóng, nước mắt như sắp chảy ra, do đó tiếng nói nghẹn ngào. Chàng dừng lại không nói tiếp thì Hằng đã hỏi:
– Ý ba muốn con thưa cái gì?
– Thưa cái gì mà con muốn nói cho má nghe đó. Chẳng hạn thưa rằng năm nay con đã học đến lớp mấy rồi, con học khá hay dở. Con cũng có thể nói cho má con nghe trong nhà có chuyện gì xảy ra, ví dụ cây dừa ở bờ giếng đã nứt bẹ trỗ bông, con chó Tô bây giờ đâm ra sủa láo và hay cắn lộn với chó hàng xóm nhưng lúc nào cũng thuạ. vân vân. Chắc chắn những điều đó má con muốn biết vì chúng đều dính dáng đến những người những vật mà má con yêu mến.
– Nhưng má ở trên Trời chắc má đã thấy hết biết hết.
– Có thể như thế. Nhưng nói thủ thỉ với má là một cách biểu lộ lòng thương yêu. Lú má còn sống con thường thủ thỉ nói chuyện với má. Dễ thường những điều con nói đều lạ đối với má con sao?
Hằng còn đang ngần ngừ chưa biết trả lời sao thì Thủy hỏi:
– Con thưa với má rằng tháng này con đứng thứ nhì. Chắc má khen con lắm.
– Phải đó.
Hào nói;
– Để con mét với má rằng chị Bốn ở nhà coi nhà rủ con Ngâu vào chơi để nó lấy mất cây bút máy của chị Hằng.
– Ừ.

Chàng vừa trả lời vừa đứng dậy.
– Các con có thể nói lầm thầm, hoặc nghĩ thôi mà không cần nói to.
Chàng đứng thẳng người, đưa mắt nhìn một lượt chu vi của nghĩa trang. Những người viếng mộ khá đông, khác với những năm trước chàng đến quá sớm nên thường không gặp một ai ở đây cả. Một người đàn bà chừng bốn chục tuổi đi giữa một bầy sáu, bảy đứa con từ cổng nghĩa trang bước vào. Chàng biết chắc cái đoàn người ríu rít này sẽ rẽ sang tay trái vì khu tay trái dành cho mộ đàn ông. Nhưng họ đi thẳng lên dốc, dừng lại bàn thờ đặt ở giữa đường chính. Người đàn bà đốt một bó hương lớn, khấn vái một cách thành kính rồi cắm vào cái bát hương tọ Bàn thờ này không thấy ghi tên ai nhưng chàng đoán chắc là để dành thờ vị thần Hậu thổ nào cai quản cuộc đất này. Gia đình nào muốn vào thăm mộ của thân nhân mình hình như trước hết đều phải qua khấn vái và gián tiếp xin phép ở đó. Chàng tự trách mình mấy năm nay đã vô tình mà hóa ra thất kính. Ai lại cứ xăm xăm đi về phía mộ vợ mình, bất chấp cả hệ thống, cả qui chế. Chàng nghĩ thầm: Người đàn bà bao giờ cũng chu đáo. Chắc thế nào cũng có nhiều anh đàn ông thật thà và hấp tấp như mình quên lễ bàn thờ Hậu thổ.
Một người đàn ông ăn mặc tầm thường cúi lom khom cắm một bó hương trước một ngôi mộ đắp đất sỏi. Người ấy đứng thẳng dậy vái vội vã mấy cái rồi sang một cái mộ khác cách đó mươi thước, móc túi lấy một bó hương, xòe diêm châm, cắm xuống đất rồi lại lật đật vái. Công việc xảy ra không quá năm phút, vội vã hấp tấp như một đoạn phim cũ bị cắt, nối, hình ảnh nhảy nhót. Theo cái đà gấp gáp đó và với cái túi còn đầy những bó hương đem theo, chàng biết con người này còn phải lo trả gấp một mớ nợ thăm viếng đầu năm ở cái nghĩa trang này. Một bà cụ đứng xuýt xoa mãi ở một ngôi mộ. Nhìn xa thấy bó hương cháy đã gần tàn mà cụ vẫn đi đi lại lại chẫm rãi quanh đó. Chừng năm, bảy cây hoa vạn thọ được trồng ở trước bia và trên lòng mộ. Sự chăm sóc tỉ mỉ và lòng quấn quít của những cặp vợ chồng già làm chàng cảm động. Nó không có giá trị hơn những tấm lòng thay đổi của những người trẻ, vì già rồi thì còn thay đổi với ai? Nhưng mà cảm động.

VN88

Viết một bình luận