VN88 VN88

Về với mẹ yêu

Truyện ngắn về với mẹ yêu do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn về với mẹ yêu.

Ve voi me yeu

Xem truyện ngắn: Về với mẹ yêu
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyến

Chiếc tàu vừa qua khỏi hầm Trạm Hành, khói than ùn vào trong toa nghẹt thở. Người con gái mặc áo len xanh, tóc bồng lên, đưa khăn tay bịt mũi, đôi mắt nhắm nghiền tưởng chừng con tàu không bao giờ ra khỏi hầm núi. Trong toa chỉ có bảy người, ông công chức già bận cặp đồ lớn luộm thuộm mua ở chợ trời, sát bên cô gái áo len xám. Một bà bán lê ghim thu mình trong góc với hai thúng sú và xà lách, hai anh lính nước da rám đen đang đứng tựa cửa nhìn núi buổi chiều. Bên cạnh tôi còn một cô gái mà mọi người đều như muốn tránh xa, thoạt nhìn ai cũng có cùng một ý nghĩ nàng ở đâu và làm việc gì. Nàng không ngồi trên băng như mọi người mà ngồi trên bao bột bắp, ngay khung cửa. Tóc nàng vàng hoe, uốn quăn tít, che khuôn mặt nước da bánh mật, phấn rửa màu. Đôi mắt trắng dã quá lớn với khuôn mặt, con ngươi nhỏ làm cho đôi mắt thất thần, lúc nào cũng ngơ ngác như kẻ tìm đường chạy trốn. Phấn son lòe loẹt, quê kệch làm cho mấy người trong toa nhìn bĩu môi. Chiếc quần chẽn bó chặt cặp đùi lẳn, đôi mông no tròn; nàng như con lật đật lúc nào cũng có thể quay lốc dễ dàng.

Sáng mai đã đưa ông táo về trời, còn 8 ngày nữa là đến Tết . Cách đây một giờ tôi còn ở ga Đalat, thành phố về chiều sương xuống thấp, buồn thê thiết quá. Hơn một năm nay nhà ga vắng khách, con tàu luôn luôn uể oải kéo lê lếch trên đường sắt răng cưa với vài hành khách nghèo nàn. Con tàu phì phò thở, răng nghiến trèo trẹo như ông già tự dày vò trong cô đơn. Chỉ cần một tiếng nổ , tàu có thể bị hất tung bất cứ lúc nào, đầu máy vô tri dò dẫm, khách hàng thờ ơ từ giã ga không lưu luyến. Mấy ngôi quán vây quanh ga không còn nữa, ông bán vé mệt mỏi trông đợi từng người, cặp đồng phục hỏa xa được ung dung thay bằng cặp đồ ngủ, điếu thuốc lệch trên môi. Tôi mua vé bỏ vào tờ báo xuân vừa mua dưới phố, hỏi ông già :

– Đường bình yên không cụ?
– Một may một rủi. Ông già uể oải trả lời.

Tôi thờ thẫn bước vào sân ga, mấy giỏ hoa ủ khói đen nhờ nhờ u ám làm sao. Tiếng đầu máy thở phì phò, tới lui móc nối với các toa, chen lẫn tiếng nói của hai ông soát vé đang ngồi chồm hổm chuyện trò mặc ai lên, ai xuống, như người vô sự. Tôi bước lên toa tàu như đi vào khoảng đìu hiu về mộ địa. Hai anh lính, ông công chức già, bà bán hàng rau là tất cả trên toa tàu trống lạnh. Tôi đang tần ngần muốn trở bước thì tiếng nàng – người con gái áo len xám – tíu tít từ giã bạn :

– Thôi, đi nghe tụi bay, hôm nào lên sẽ mang quà. Gút –bai!

Vừa bước lên cửa nàng nhìn tôi ngỡ ngàng, nụ cười tươi mới ùa đến đà tắt ngấm trong toa tàu u ám buồn. Nàng bối rối nhờ tôi kéo hộ chiếc hoa ly, hai giỏ hoa cải và lúng búng trong miệng tiếng cảm ơn. Mắt nàng đen láy mở rộng ngỡ ngàng, mái tóc uốn bồng lên kiêu sa, ngổ ngáo. Tôi lặng im nhìn qua cửa, nắng chiều ủ trên núi Bà, mây tóc rối cuộn tròn dưới chân núi xa. Tôi miên man nghĩ đến cuộc sống cô đơn xa vắng, cuộc sống cứ lăn, khắc khoải. Sao mình không trở lại thành phố đang ủ trong sương mờ kia, giờ này lang thang quanh phố, rã rời, chắng biết chờ đợi ai và mong đợi gì. Có tiếng la oai oải ngoài sân ga, tôi chồm đầu ra nhìn. Bốn cô gái lòe loẹt phấn son, áo quần hở hang đang đi đến.

– Thôi, bọn mày ở lại tao đi, vài bữa nữa tao lên. Con nào có chồng thì tao bóp cổ đó nghe mậy. Cô đi đầu toe toét cười nói.
– Về quê có lấy chồng nhớ đánh giây chuối về cho bọn tau hay với nghe.
– Thôi cô nương ơi, thân em như tấm lụa đào, hơi nào mong. Cả bọn phá lên cười, vừa đi vừa nhảy tơn tơn.
– Mày là lụa rách, cái con khỉ ! Thôi bọn tao về, nhớ về nghe Bạch – lùn không bọn tao mong đợi ứa gan dàng đó.

Ba cô ùa lại phát vào cô gái mang tên Bạch – lùn rồi chạy ùa ra ngoài. Cô Bạch nhìn theo bạn cho đến khi chiếc xe lam nổ máy mới lủi thủi lên toa. Sau lớp phấn trắng mốc, mùi nước hoa rẻ tiền nồng nặc, nỗi buồn chợt trở về với nàng. Nàng cắn môi, mắt chớp nhanh, ngồi đại trên bao bố bột bắp bên cửa vào. Một tay xách hoa ly nhỏ mới tinh, một tay xách hai búp sú xâu trong dây lạt và một chùm hoa nhựa đỏ vàng sặc sỡ cột chung với một bó hương.

Bảy người im lặng, tàu hú thét lên rời sân ga không một bàn tay vẫy đưa. Tôi đốt thuốc lá ngó mông lung ngoài khung cửa, khói tàu nặng nề ủ thấp dưới hàng thông xanh. Sương chiều trải dài dưới thung lũng mấy đồi trà Đa Thọ, hơi lạnh bám sát toa tàu trống.

Bảy người vẫn ngồi ngó nhau im lặng. Cô gái áo len xám đang lần dở mấy trang báo xuân in ro-nê-ô kiểu học trò, mỉm cười vu vơ. Nàng cắn hạt dưa, năm ngón tay trắng nuột làm duyên trên đôi môi hồng. Tôi gợi chuyện làm quen :

– Tết này trường cô ra mấy tờ báo xuân?
– Dạ, hai tờ. Một của Đệ nhị, một của Đệ nhất. Nàng nhanh nhảu trả lời.

Tôi định nói tiếp câu chuyện, nhưng cảm thấy nản, im lặng đốt thuốc. Cô Bạch ngồi trên bao bột bắp đưa tay đập vào chân tôi hỏi tự nhiên :

– Mấy giờ thì tới Tháp Chàm, anh Hai?
– Đến mười một giờ khuya, cô Bạch.
– Ủa, sao anh Hai biết tên em? Ngó quen rồi à?
– Không, tôi nghe mấy cô bạn nói lúc ở ga.

Nàng cười lên rũ rượi, tay đập vào đùi tôi lắc đầu. Nàng tự nhiên vịn tay vào đầu gối tôi, cười nghiêng ngả, thoải mái.

– Chời ơi! Hơi đâu mà anh hai nghe lũ quỷ đó. Nó thấy nước da em đen, em lùn, nó đặt tên em là Bạch -lùn chơi vậy mà.

Hành vi thân mật hơi lố của nàng làm mấy người cùng toa nhìn nàng quay đi. Tôi cố lùi xa tầm với tay của nàng, cảm thấy ngượng khi bàn tay nàng đập vào da thịt mình. Nàng ngơ ngác nhìn, như lạc lõng với thế giới chung quanh. Tôi xích hơi xa nàng và quay về bắt chuyện với cô nữ sinh :

– Cô về ăn Tết gia đình?
– Dạ.

Con tàu sình sịch đứng lại ga Trạm Hành. Hai người lính và bà bán rau xuống ga, trên toa chỉ còn bốn người. Cô Bạch đứng lên ưỡn người ngáp :

– Chời ơi, xuống hết buồn thấy mồ.

Dưới sân ga vài thằng bé cầm mấy nhánh đào nhìn lên toa tàu ngóng đợi người mua. Một con bé bán bắp nấu hấp tấp chạy đến rao ơi ới. Bạch quay vào toa đếm lẩm nhẩm rồi kêu con nhỏ mua bốn trái. Còi tàu tú lên, tàu chạy, nàng quay vào cười :

– Ăn bắp ông, cô, anh Hai. Bắp nếp ngon lắm. Chời ơi, ngoài quê tui dễ gì trồng được trái bắp bự thế này,xíu xiu mà lép hạt không hà.

Cả ba người đều từ chối, nàng trố mắt ngạc nhiên vì sự hờ hững của mọi người với trái bắp bự mà nàng đã khen. Đôi mắt nàng trắng dã, mở choàng, con ngươi đen nhỏ lạc lõng giữa rèm mi làm tôi thấy e sợ. Cô nàng ngồi bên cửa, đôi môi mấp máy khi tay tỉa từng hạt bắp. Hạt bắp trắng ngần, nàng thản nhiên gặm, nhai ngon lành. Đôi môi đánh son không khéo toét ra hai bên mép, uốn tròn như đôi giun bò trên trái bắp.

Con tràu nặng nề luồn lỏi qua rừng núi, đến Dran xuyên vào hầm đá, tàu tiến về Sông Pha. Bóng đen phủ khắp nơi, toa tàu rùng mình ớn lạnh. Ông công chức già đã ngủ tự bao giờ. Chỉ có bốn hành khách, xếp tàu không buồn cho đèn sáng. Tôi và cô nữ sinh bắt đầu nói chuyện; tên nàng là Lan, nàng có tật hay lắc đầu, ánh sáng bên ngoài bầu trời xanh nhạt tạt vào, đôi mắt long lanh, nàng nói về cái Tết quê nàng.

– Tôi ăn tết ở Ninh Chữ. Chắc ông biết Ninh Chữ chứ? Gia đình tôi ở đó, biển nơi đó nước không xanh lắm nhưng ít sóng biển và mùa này gió rất mát. Nhà tôi có thuyền cho người ta thuê đánh cá.
– Tại sao cô không học ở Phan Rang cho gần?
– Nhà cậu tôi ở Dalat, năm nay thi bán phần đỗ tôi sẽ xin về Saigon học. Dù sao ở Saigon cũng vui hơn ông nhỉ?
– Tuỳ quan niệm mỗi người. Khi một cô gái tỉnh xa về Saigon, tôi cảm thấy như “hương đồng gió nội” bay đi ít nhiều!
– Sao vậy ông?
– Chẳng sao cả, nó luôn là như thế.
– Tết này, ông ăn Tết ở đâu?
– Tôi cũng không biết nữa. Tùy hứng.

Cô gái lắc đầu cười buồn. Nàng se se bóp mấy ngón tay kêu khan.

– Ông không về ăn tết gia đình sao?
– Không. Tôi muốn để tuổi thơ yên ngủ, đánh thức nó dậy làm gì.

Bên triền núi mấy ánh lửa nhà ai đìu hiu quá, tôi nhớ đến quê hương, đến đêm nấu bánh chưng dưới bóng dừa, đến ánh lửa lập lòe trên sông về đêm. Cái đẹp xa vắng làm thiết tha lòng người biết mấy. Tôi châm thuốc hút, cây diêm cháy bùng cho thấy khuôn mặt nàng ủ trong hai bàn tay nuột, đôi mắt nhìn hoang vào khoảng trời xa. Con tàu dò dẫm chạy xuống đường răng cưa, toa rung rinh đưa bốn người vào giấc chập chờn. Nàng Bạch – lùn ngồi dựa vào thành cửa tàu, đôi chân bỏ thõng ra ngoài, mắt đăm đăm nhìn trời sao. Bỗng dưng nàng đập tay vào đùi :

– Chời ơi! Buồn thấy mồ!. Biết thế này đi xe hơi còn vui hơn. Anh Hai này, anh ngủ hay thức đó? Tôi cứ tưởng đi xe lửa đông lắm, nói chuyện rùm beng lên, chứ ai như nhà có tang thế này. Đèn đuốc không có, tối đen như mực, sợ thấy mồ!
– Cô ngồi coi chừng ngủ gật rớt xuống tàu đó.
– Sức mấy! Thiên lôi xuống đánh tôi cũng không rớt ra ngoài được nữa.

Qua khỏi ga Sông Pha con tàu âm thầm vào bóng đêm. Ông công chức già ho và khạc xuống sàn sau một giấc ngủ ngắn.

– Tàu chậm quá. Cô Lan nói trống không.
– Đoạn đường này nguy hiểm lắm vừa đi vừa coi chừng, ông công chức ra chiều lo lắng, mấy ổng thường ra dở đường ray, đắp mô.

Con tàu vẫn lắc lư len lỏi dưới trời sao, ong công chức lại bắt đầu ngáy đều, Lan chống cằm nhìn sao, chỉ có Bạch lại tìm cách thoát khỏi cái nỗi buồn im vắng này. Nàng cầm một que củi nhỏ gõ vào sàn và ca vọng cổ, giọng nàng như vướng cả ngàn sợi tơ chùng. Giọng hát không hay nhưng thật buồn; sau khi hát dạo mấy câu trong vở tuồng nào đó nàng ngâm : “Chim xa rừng thương cây nhớ cội. Người xa người tội lắm người ơi. Chẳng thà không biết nhau thôi. Biết nhau rồi mỗi đứa một nơi cũng buồn.”

Cô nữ sinh ngồi trước mặt tôi thở dài não nuột, ánh xanh tối các vì sao rụng ,trên đôi mắt xa xăm, nàng cúi xuống bàn tay thờ thẫn nắm quai hoa ly. Giọng hát của Bạch hòa vào tiếng rên xiết bánh sắt trên đường rây, nấc lên ai oán ru tôi vào khoảng tăm tối ngột ngạt. Con tàu này đi đến bao giờ dừng lại, hơi thở phì phò hấp hối kia đưa tôi vào thế giới nào? Lời ca vướng víu khắc khoải cố trườn lên trong biền biệt cô đơn. Bạch như muốn hòa loãng trong ánh sáng xanh xao mòn mỏi của tinh tú, tôi không ngăn được tiếng nói xa lạ với chính mình;

– Cô Bạch ca buồn quá.
– Chời ơi! anh hai khen làm em rầu thấy mồ.

VN88

Viết một bình luận