VN88 VN88

Về nhìn lại bức tranh xưa

Truyện ngắn về nhìn lại bức tranh xưa do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn về nhìn lại bức tranh xưa.

Ve nhin lai buc tranh xua

Xem truyện ngắn: Về nhìn lại bức tranh xưa
Tác giả: Nguyễn Quang Sáng

Cái nết nhậu của thằng bạn tôi thật dễ thương: không quậy, không khích bác, không nổi nóng trước những lời cà khịa, không nói xấu người vắng mặt, càng uống càng có duyên, nó được khen “càng uống càng có lập trường”. Đó là lời khen của dân nhậu, xin đừng bắt bẻ. Rất lạ, bữa nhậu nào mà có hai đứa tôi, bữa nhậu đó trở nên rôm rả, hào hứng, nếu vì lẽ gì đó mà vắng đi một đứa, đứa có mặt dù rượu ngon cũng cản thấy cô đơn, bữa nhậu uống cứ uống, nhưng cứ xìu. Tôi với nó kẻ tung người hứng, luôn luôn gây dựng “phong trào”. Từ đó tôi với nó được bạn bè tặng cho danh hiệu “cặp đánh đôi trên sân nhậu”.
– Mười Biện! Có lần nào mày say không?
– Không! – Mười Biện trả lời dứt khoát – Nghề tao mà say thì chết người.
Nghề của Mười Biện là nghề công an. Mười Biện làm công an từ lúc hai đứa rời khỏi ghế nhà trường. ở cái tuổi học trường làng, hai đứa không biết nhau, bởi vì tôi ở Long Xuyên, Mười Biện ở Cà Mau, xa lắc xa lơ, nhưng đến năm 1948, sau ba năm chống Pháp, Sở Giáo Dục kháng chiến Nam Bộ mở một loạt trường trung học ven theo các con kênh rạch bên kia bìa rừng U Minh. Vậy là, chúng tôi từ các chiến trường, lên xuồng theo sông nước đổ về.

Tôi với Mười Biện cùng ngồi một bàn. Hai đứa cùng tuổi hai mươi. Âấn tượng đầu tiên của tôi, Mười Biện là một anh chàng cục mịch, người thâm thấp, chắc nịch với nước da đậm đà. Khi nó mặc quần cụt, nhìn cái đùi của nó chúng tôi bảo hai cái bộ trụ của thằng này vững như hai cột đình. Đặc biệt nhất là đôi mắt, đôi mắt vừa to, vừa sâu, vừa đen thăm thẳm.
Con người cục mịch như vậy mà tiếng đàn ghi-ta thật lả lướt, lại có tài vẽ tranh nữa kia. Bức tranh nó vẽ thầy khen hết lời, là bức tranh người chiến sĩ canh giữ bầu trời Tổ quốc dưới ánh sao nhìn từ phía sau.
Thầy giảng:
Trò Biện vẽ cái lưng chứ không vẽ cái mặt, vì sao? Tâm trạng của con người thường thể hiện qua gương mặt của mình nhưng phía sau của con người thể hiện tâm trạng của mình nhiều lúc có phần trung thực hơn. Trò Biện chọn cái góc nhìn thật thông minh. Đáng lẽ thầy cho trò Biện 10 điểm nhưng thầy cho 9,5 điểm để không có gì tuyệt đối, để còn phát triển.
Tôi hỏi Mười Biện:
– Thầy nói vậy đúng không?

Mười Biện cười:
– Tao vẽ mặt người chưa nổi, mặt người luôn thay đổi, tao bắt không kịp, đành vẽ cái lưng.
– Mày có biết cái lưng trong bức tranh là cái lưng của ai không?
– Lưng tao – Nó trả lời dứt khoát đến mức tôi phải ngạc nhiên, đúng là cái lưng của nó!
– Lưng mày làm sao mày thấy?
Mười Biện cười:
– Mày ngu! Không thấy bằng mắt thì thấy bằng tai. Tao nghe tụi mày nói tao là thằng vai u thịt bắp. Mà tao cũng lấy làm lạ là tao vẽ ai rồi cũng có tao trong đó. Nghệ thuật mà mậy !
Té ra nghệ thuật là vậy, tôi không hiểu.
Ngồi cùng một bàn, cùng chơi trong dàn nhạc của nhà trường, nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất là hai đứa ngủ chung, áo quần cũng mặc chung. Không biết ai lây ai, hai đứa đều bị ghẻ ngứa đầy mình, gãi sồn sột suốt đêm. Hai đứa trị ghẻ ngứa bằng cách lọc máu. Lấy máu trong gân của cánh tay rồi tiêm vào mông. Một hôm, hứng vì lẽ gì chẳng biết, nó bảo:
– Tao với mày đổi máu chơi, dám không?
Bất ngờ nhưng tôi vẫn đáp ứng không một chút đắn đo:
– Cái gì mày dám tao cũng dám!
Vậy là máu của nó tiêm vào mông tôi, máu của tôi tiêm vào mông nó (Cho đến bây giờ nhớ lại, tôi không hiểu sao anh y tá nhà trường không ngăn cản mà đồng tình với giọng cười khoái trá).
Gài xong nút quần, nó bảo:
– Vậy là trong máu tao có máu mày, trong mày có máu của tao.
Rồi bất thình lình nó hét “Xung phong”, hai tay đưa lên theo động tác cầm súng như hình ảnh một người chiến sĩ trong bức tranh vọt ra cửa. Nó như con ngựa bị chồn chân được xuất chuồng, vừa cất vó, vừa hí cho hả.
Năm 1950 chúng tôi ra trường. Trong những ngày chờ phân công công tác, nó về nhà lấy vợ. Nó là đứa lấy vợ sớm nhất trong chúng tôi, tuổi hai mươi hai.

Từ Chắc Băng về Rạch Rán, tôi chèo xuồng suốt đêm.
– Mày yêu hồi nào sao tao không biết? – Tôi hỏi.
– Tao có yêu đâu! – Nó đáp, mặt tỉnh bơ.
– Không yêu sao cưới?
– Ông bà già cưới!
– Cha mẹ đặt đâu ngồi đó à?
Nghe nó lấy vợ, tôi có cảm tưởng như mình bị mất một người bạn, tôi hỏi theo cái giọng chất vấn hơi gay gắt.
Mười Biện vẻ gượng ngập:
– Ông bà già tao cháu ngoại có đến một tiểu đội, hai ông bà thèm một đứa cháu nội. Tao biết tâm lý ông già tao. Mỗi lần nhâm nhi ổng đều ngâm:
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
(Xưa nay chinh chiến mấy ai về!)
Ôổng bả sợ tao chết, muốn có một đưa cháu nội làm vốn, lúc đầu tao cũng cự nự, nhưng khi tao gặp cô ta, chỉ mới thấy cái lưng thì tao đã mê. Nhìn thấy cái mặt, tao càng mê hơn. Ông nội vợ là người Tiều lai Miên, bà nội vợ là người Việt. Nếu làm một bài toán về máu huyết thì vợ tao bảy mươi phần trăm là người Việt.
– Vợ mày làm gì?
– Cô giáo!
Ngày cưới, tôi mới nhìn thấy mặt vợ nó. Cô gái mười tám, cô gái có ba dòng máu, một cô gái thon thả, mái tóc dài, vẻ mặt thật là khó tả, chỉ biết nói là đẹp! Cái vẻ đẹp lạ lùng làm sao! Hạnh – tên của vợ Biện, cái vẻ đẹp của Hạnh mờ mờ ảo ảo, như người con gái đi đứng trong sương mờ.
Nó cưới vợ là phải, tôi thầm nghĩ.
Hớp rượu đầu tiên trong đời tôi là hớp rượu đế ngày cưới của nó. Trong hơi men nó bảo tôi:
– Tao có vợ mày cũng sướng!
Tôi nhìn nó, hỏi vẻ ngạc nhiên.
– Mày không biết à. Trong tao có máu của mày, quên à? Hai đứa ngửa mặt cười, cười trong hơi men, giọng cười mở hết “vôlum”

Tôi về Bộ Tư lệnh Quân khu, vì trước khi đi học, tôi là tiểu đội phó Vệ quốc đoàn, Mười Biện về Sở Công An Nam Bộ vì trước khi đi học Mười Biện là thư ký đánh máy của Công an huyện, coi như ngành nào trở về ngành đó. Tôi không là nhạc sĩ, Mười Biện cũng không là họa sĩ.
Cả hai cơ quan đều đóng dọc theo kênh rạch, theo bìa rừng U Minh, muốn gặp lại nhau phải mất một hai ngày bằng xuồng, thỉnh thoảng gặp nhau là tình cờ. Mỗi lần gặp nhau, phần lớn câu chuyện của nó là khoe con.
– Mày đặt con tên gì?
– Minh.
– Sao là Minh?
– Minh có nghĩa là minh mẫn, là sáng suốt.
– Cha tên Biện, con tên Minh. Biện Minh à? Biện Minh cái gì?
Nó ngồi đực ra một lúc:
– Biết đâu đời mình cũng có lúc phải biện minh cái gì đó.
Tưởng là chuyện đùa, không ngờ sau này nó phải tự biện minh cho mình.

Năm 1954, tập kết ra Bắc. Ơở Hà Nội, hai đứa thường gặp nhau. Một hôm nó đến tìm tôi. Nơi tôi ở là cái gara ôtô được cải tạo thành một căn phòng trên đường Nguyễn Du trong đêm đẫm mùi hoa sữa. Nó bảo:
– Tao chuẩn bị đi học.
– Đi đâu?
– Liên Xô.
– Học gì?
– Làm công an thì học về công an, hỏi vô duyên. Còn mày?
– Viết văn.
– Nó trợn mắt nhìn tôi như nhìn một động vật lạ:
– Nói thiệt hay nói chơi vậy mầy.
– Tao xạo với mày làm gì?
Thấy nó không tin, tôi bèn rút tờ báo Văn Nghệ, đưa ngón tay trỏ chỉ thẳng vào cái tên truyện ngắn của tôi trên trang đầu:
– Mày thấy cái gì không?
Mặt nó vẫn tỉnh bơ:
– Tao đọc rồi, hay lắm, nhưng tao tưởng của ai đó trùng tên với mày.
– Mày không tin tao?
– Bán tín bán nghi cho nên đêm nay tao đến mày. Mày nhớ cái bài văn của mày không?
Bài luận văn mà Mười Biện nhắc là bài luận văn nhục nhã của tôi. Đề luận văn thầy cho viết về kỷ niệm của nhà trường. Nhà trường ở đây là nhà trường tôi đang theo học. Nhưng tôi lại viết về ngôi trường làng năm tôi lên mười. Tôi nhớ một chiều giông gió, con trốt xoáy qua trường, tôi tả: “Ngói rơi xuống nằm sải tay!”. Thầy tôi giận dữ:
– Trường ta mái lá giữa rừng làm gì có ngói. Mà ngói thì sao lại nằm sải tay!
Bài luận văn ấy của tôi thầy cho nửa điểm trên hai mươi. Mười Biện nói:
– Ơở trường, tao thấy mày có khiếu nhạc, năng khiếu văn chương thì có gì đâu, luận văn thi dở ẹc!
– Tao có năng khiếu, nhưng lúc đó năng khiếu của tao ngủ quên. Bây giờ cuộc đời đánh thức nó dậy.
Nó gật gù đăm chiêu.
– Có lẽ đúng! Vậy thì không còn gì bằng! Aà, hôm rồi, Bác Hồ đến thăm cán bộ công an, Bác nói, đại ý một câu ngắn gọn như vầy: “Muốn nổi tiếng thì làm văn nghệ sĩ. Làm công an thì phải là chiến sĩ vô danh”. Chí lý!
Nó cầm ly rượu đưa lên:
– Cạn!
Vui, tôi quá chén lăn ra ngủ lúc nào không biết. Giữa đêm tỉnh giấc, khát nước tôi mò dậy, Mười Biện về lúc nào chẳng hay, thấy trên bàn có tờ giấy nó để lại: “Chúc mày ngủ ngon. Tao là thằng phải chìm, mày là thằng phải nổi. Thôi! Tao đi!”.

VN88

Viết một bình luận