VN88 VN88

Về ngôi làng xưa

Giả dụ lúc này tôi đã có con, liệu tôi có toan tính chuyến đi này? Trong bữa cỗ, tôi ngồi cùng mẹ con Ðoan. Thằng bé náo nức được ăn cỗ là thế nhưng nhoáng cái đã bỏ mâm tót ra sân với mấy đứa trẻ. Ðoan nhìn theo con, bảo:- – Cháu mười tuổi rồi đấy Hạnh, mà tồ thế đấy. Nó học toán cũng được như mình ngày trước ấy. Ông nội nó là trưởng họ Ðàm. Sau này nó cũng là trưởng họ. Ðoan chỉ mong sao giời thương cho mạnh chân khoẻ tay mà nuôi nó ăn học đến đầu đến đũa. Học Sư phạm. Rồi xin về trường huyện, gần nhà dễ chạy đi chạy về. Chứ làm trưởng họ mà không quản được việc làng việc nước thì rồi chết với họ hàng… ý nghĩ thằng cu mười tuổi ngày mai sẽ lên làm cái việc hưng bái của họ Ðàm – họ to nhất làng – làm tôi buồn cười. Rồi lại đâm chán nản vì cái vẻ tự hào trang nghiêm của mẹ nó về nó. Chẳng lẽ sống chỉ là để thế, để không một ai trách cứ. Tôi không thể nào lập chương trình trước cho đời mình như thế. Ðoan dường như vẫn chưa thoát ra được những ý nghĩ về con:- – Ðoan cứ ao ước thế mà chẳng biết có thành không? Chắc đến thời chúng nó thì chuyện học hành cũng dễ dàng hơn phải không Hạnh. Có điều nghe nói tốn kém lắm. Nó cũng biết phận nhà nghèo. Sau này, may ra nó vào được đại học, thể nào Ðoan cũng phải nhờ Hạnh trông nom cháu ngoài đó. Rồi thì về quê dạy. Xin về quê chắc không khó lắm đâu Hạnh nhỉ? Tôi không hiểu những ao ước của Ðoan. Nó mới tội nghiệp làm sao. Như của một bà già. Mà chúng tôi còn trẻ thế. Tôi không thấy sợ cái tuổi ngoài ba mươi của chúng tôi. Tôi chưa cảm thấy ở tuổi này mình đã già, dù rất biết rằng mắt chẳng còn trong, tóc chẳng cón bóng nữa. Tôi chẳng biết phải nói thế nào với Ðoan. Rằng Ðoan chẳng cần lo sớm thế ư? Rằng tôi sẽ chẳng thể giúp mẹ con Ðoan, tôi sẽ không còn ở Hà Nội nữa ư? Mà có thể Ðoan đâu cần đến tôi. Ðoan chỉ cần được nói ra những ao ước chắc là không bình thường ấy trong mắt người làng. Cười và lặng im nghe có lẽ là hay nhất.
Buổi chiều nắng hết ơi ơi mà rực lên như nắng những ngày sau bão. Tôi đi thăm mộ bà tôi. Khi đưa bà về quê, cả nhà đã chọn chỗ đồng khá xa làng, nghĩ như thế bà lúc nào cũng được nằm chỗ quang đãng mát mẻ. Mười năm. Làng phình ra. Ðồng co lại. Mộ bà tôi bây giờ thành ra nằm sát bìa làng. Tôi nhìn lên trời. Chỉ trên kia là mênh mông.

Mây xốp và bàng bạc xám như là khói hương từng lúc tụ lại thành từng tảng nặng nề, từng lúc lại tan đi để lộ một vầng mặt trời rất to, rất chói. Lúc tôi về tới nhà thì bà cô tôi đang ngồi ôm đứa cháu ươn người. Ðứa em dâu có chị nên về sớm loay hoay trong bếp cơm nước. Cô cháu tôi ngồi nói chuyện lan man. Chuyện hụi ở làng. Chuyện góp tiền kéo điện về làng mà chờ cả năm giời không thấy điện. Chuyện Ðoan. Hóa ra bố của thằng con Ðoan đã mất. Bà cô tôi chép miệng:- – Nó phục viên về thì con vợ ở nhà đã sinh hư. Về thì bỏ. Con mẹ Hoán lúc đó đã phải cắp quần áo về nhà bố mẹ vì thằng chồng bỏ lửng. Thằng tệ thế! Không ở thì nói sớm cho nó về. Con Ðoan lấy thằng sau này không cưới hỏi gì. Lệ làng bố mẹ nào gả con hai lần. Họ nhà thằng Hoán không chịu. Họ bảo gái bị chồng rẫy thế nào cũng chứng nọ tật kia. Rõ nói nhăng lấy được. Dâu nhà đấy rẫy chồng thì chắc là gái ngoan đấy. Mẹ thằng Hoán đẻ được thằng Hoán thì bố nó theo chúng theo bạn đi đào đá đỏ đâu mãi trong Nghệ. Cũng là vì túng quá. Về người cứ thũng ra. Nằm viện chán thì bệnh viện trả. Võng về đến nhà mấy tháng thì chết. Khổ. Con mẹ Hoán nó đẻ phải cái giờ gì mà số khốn số nạn… …Những câu chuyện như từ trong bóng tối tuôn ra, như dẫn bóng tối về xóm nhỏ. Trong nhà ngột ngạt. Tôi bước ra thềm. Trăng đã lên. Ban ngày nắng ơi ơi thế mà đêm trời thật trong. ở nơi chưa có điện này ánh trăng sao mà xanh. Tôi đi ra bến sông. Trăng lung linh lặn vào sóng nước. Tôi gặp Ðoan dẫn con đi tắm vừa lên tới đầu bến.Chúng tôi ngồi bên nhau. Ðêm chưa khuya nhưng bến sông yên vắng. Tiếng những thân tre cọ vào nhau nghe nổi da gà. Còn thiếu tiếng gì? Phải rồi! Tiếng sung chín rụng nghe đánh tõm. “Cây sung…?” “Mấy ông ủy ban cho chặt lâu rồi Hạnh ạ.

Nghe đâu thân cây rỗng thành bộng lớn”. Bất chợt Ðoan nao nức:- – Xuôi sông là tới Xuy Xá đấy! Hạnh nhớ không? Nhớ! Sao không nhớ? Xuy Xá. Ðình tám mái sân đầy hoa gạo và cứt chim. Bãi dâu xanh mênh mông. Hoa muồng muồng vàng rực. Chợ Lai Thụ toàn thịt chuột và táo bột. Triền đê tre triền miên rì rào.Ông bà chủ nhà trọ với những vào ra âm thầm… Chúng tôi đã từng ở đó một tháng vào năm lớp bảy. Kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc năm đó tổ chức ở cái làng heo hút ấy. Máy bay Mỹ oanh tạc khắp nơi. Một kỷ niệm như thế quả thực không dễ có trong đời đi học. Nhưng tôi không bao giờ đào xới mình để nhớ, vì nó hắt hiu làm sao. ừ, hắt hiu, nhưng biết đâu với Ðoan chẳng là một vầng mây ấm mang cho Ðoan những niềm vui không bao giờ cũ. Mà có khi đó còn là điểm khởi đầu những ao ước hôm nay của Ðoan, những ao ước lớn lao, tội nghiệp mà không hiểu sao khi nghe tôi lại thấy buồn cười. Trăng lên rất nhanh. Tròn. Sáng lạnh. Như một cái đĩa được cắt ra từ một tấm kim loại có độ phản quang cao. Tôi rùng mình. Nghe Ðoan hỏi Hạnh ơi bao giờ Hạnh lại về. Tôi muốn nói Hạnh đi lần này lâu lắm. Tôi muốn nói Hạnh về làng lần này là để đi hẳn. Nhưng rồi tôi chỉ nói rằng Hạnh chưa biết. Có lẽ tôi chưa biết thật. Tôi không muốn lập chương trình cho đời mình nên tôi cũng không muốn đoán trước những khúc quanh trong đời mình. Tôi sống như dòng sông đang trôi dưới kia. Trước một dòng sông, đôi khi người ta chỉ muốn gào lên đừng trôi sông ơi! (2)
Chú thích:
1. Đi củi: vào rừng lấy củi
2. Nguyễn Huy Thiệp: Chảy đi sông ơi.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận