VN88 VN88

Và như thế sầu ơi

Ông bác sĩ chào anh bằng cách đưa tay vỗ lên vai. Anh lảo đảo bởi cái hành động đó. Tại vì nó nhẹ nhàng và êm ái quá. Anh lê chân tới bên thành cửa sổ. Chỗ anh nằm ở lầu ba, khá cao đối với nhân gian luôn xô bồ bên dưới mặt đất. Anh thấy dòng sông chảy lặng lờ, như tấm gương soi đứng sững. Những tàng cây xanh chen chân hai bên bờ và lác đác đã có những chùm hoa phượng nở sớm, đổ mình soi mặt trên nước, đỏ thắm cho một mùa hè lặng lẽ đến gần. Màu đỏ, màu hồng, với anh vẫn còn là một dị ứng trong nhãn quang. Hiện tại nó nhắc anh về những kỳ nghỉ hè trước đây. Anh chẳng còn thu giữ được gì trong trí não chật hẹp, ngoài hình ảnh từng cánh hoa phượng ép trong cuốn lưu bút khô chết theo những dòng chữ phân ly đầy sáo ngữ vụng dại tuổi học trò. Anh thở dài. Những kẻ bất hạnh là những kẻ mù lòa đôi con mắt ngoái nhìn quá vãng mà tìm hoài vẫn chẳng thấy bóng dáng tuổi thơ.

Buổi trưa, người y tá đem cơm độn khoai và món canh rau muống nấu với nước ruốc hâm hẩm nóng bước lạch cạch vào phòng. Anh rùng mình. Chẳng hiểu vì tiếng ve sầu bất chợt cùng trỗi giọng hợp ca hay vì một thứ nguyên nhân nào khác?

5.
Anh bị đánh thức bởi nhiều tiếng động khác nhau. Ánh sáng lùa tới dữ dội khi mí mắt nặng nề được mở ra. Anh nằm yên, chìm sâu vào tấm nệm mỏng. Chuỗi ngày qua, anh đã gần như lụn bại tinh thần trong việc suy xét đâu là thực đâu là hư. Nó nhập nhằng, nó chân thấp chân cao đến giữa nhận thức tăm tối và chính nó đã trở nên một mũi nhọn chọc thủng tới phần sâu thẳm nhất trong anh: Mình là đốm lửa yếu thắp trên một cây đèn đã vơi cạn dầu…
Anh nghe nhiều tiếng nói vọng lên quanh chỗ nằm, lùng bùng. Ban đầu, anh thấy rõ nét nhất là khuôn mặt người bác sĩ quen thuộc đang cúi thấp xuống bên tai anh:
– Như tôi có thông báo trước. Đây là phái đoàn những vị bác sĩ đã từ phương xa về thăm bệnh viện mình… Anh nghe tôi nói gì không?

Anh nghe, nhưng anh không có được một cử động nào nhằm trả lời câu hỏi ấy. Anh thấy Sầu đứng đó như trong mơ, hoang đường hơn cả mộng mị. Màu áo trắng, trắng quá; như một ảo ảnh. Sầu hiện thân, tựa hình ảnh ma soeur đầy lòng bác ái trong một nhà thương thí. Ừ, đúng là Sầu. Dẫu cuộc đời có dấy thêm một cuộc dâu bể khác để đày đọa nhau, làm biến đổi hình tướng mọi vật thể, anh vẫn có thể nhìn nhận ngay ra cái đường nét lạ lùng có trên tổng thể nhân dáng Sầu, sá chi mái tóc dài ngày xưa đã bị cắt cho ngắn đi, cắt như một tuyệt giao với quá vãng nhiều oan trái. Sầu tóc ngắn và Sầu có đôi phần tàn phai. Anh chết lịm một chỗ. Giá trị của sắc đẹp, không gì khác hơn là khi ta nhìn qua một lần, ngàn năm sau ta vẫn còn nhớ tới. Anh đã bị biến dạng tận gốc rễ, bị đổi thay cùng cực đến thế sao? Vì cớ gì mà ánh mắt Sầu khi nhìn tới, lại dễ dàng như khi ngoảnh mặt đi? Sầu đã không còn nhìn nhận anh. Hắn đã chết một hôm nào khi ta bỏ đi biệt xứ? Mọi vật đã chẳng còn như xưa khi ta trở về. Cũng phải. Một tờ giấy đã lỡ vò đi, làm sao trải thẳng lại được như cũ? Sầu có vẻ như chán nản điều gì, bỏ mọi người chộn rộn quanh con bệnh để vòng tay bước kề thành cửa, ngó mông lung ra khoảng trống như anh từng đứng ngờ nghệch hóng gió. Anh chảy nước mắt dễ dàng hơn anh tưởng. Chưa khi nào, anh mong cái sự thật quái gỡ này chỉ nên diễn ra trong cõi mộng hoang đường thôi. Ông bác sĩ lau nước mắt anh bằng cái khăn mù-soa luôn nhàu nát có trong tay ông. Ông an ủi và vỗ về điều gì đó. Ông vẫn mang những ngộ nhận đáng yêu. Ông đã hiểu lầm về những giọt lệ đã rơi chảy xuống gối. Không. Không một ai có thể hiểu được cả.

Họ rời khỏi giường anh, nói là để tránh bệnh nhân bị xúc động thái quá về cái hành động “nghĩa hiệp” mà họ từ phương trời cực lạc mang về lòng hảo tâm cùng kiến thức sở học nhằm cứu khốn những con bệnh ngặt nghèo. Sầu là người khuất lấp trước tiên, đằng sau cánh cửa. Và rồi thì cuối cùng cánh cửa đó đóng chặt lại như cũ. Anh gượng dậy, cố gắng đi quanh phòng một hai vòng. Anh vận dụng khứu giác, bắt lỗ mũi phải làm việc. Sầu đã đến gieo rắc trong bốn bức tường này một mùi thơm và khi đi cũng hà tiện mang theo hương hoa có trên cơ thể Sầu trốn mất biệt. Anh dừng chân bên khung cửa sổ, mường tượng ra chỗ mà Sầu đã đứng vòng tay trước đó để đặt đôi chân mình vào đúng với vị trí mà anh tin sự quan sát của anh không nhầm lẫn. Anh ngó xuống sân như Sầu đã vừa đứng ngó. Những chiếc xe hơi bóng loáng đậu sánh đôi dưới bóng im của từng tàng lá cây xum xoe. Những người “khách không mời” kia lục tục bước ra khoảng sân ngập nắng. Sầu được một người đàn ông ôm eo dìu đỡ bước chậm rãi làm như chính Sầu là một bệnh nhân được chồng tận tụy đến thanh thỏa mọi giấy tờ để làm thù tục xuất viện.

Anh leo lên, đứng khom lưng trên thành cửa để trông cho rõ mặt Sầu. Anh vẫy tay rối rít loạn xạ nhưng Sầu chẳng thấy. Anh bước thêm một bước nữa để gọi tên Hồng thật to. Tiếng Hồng kéo dài từ miệng lưỡi đắng khô của anh, vỡ ra, rơi xuống và cuối cùng im bặt bằng một vũng máu chảy loang thấm vội vào đất. Thu dấu ở thắt lưng, xấp bản thảo những truyện ngắn bị rơi rớt vung vãi đầy khoảng sân đang rúng động bằng những thứ tiếng hoảng loạn. Gió từ đâu đùa cợt thổi ngang làm vờn bay những cánh bướm kỳ dị.
Một tờ giấy vướng víu vào người Hồng, ép chặt vào ngực, không rời. Tờ giấy có tựa đề viết lớn: Em Phương Xa Dấu Yêu.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận