VN88 VN88

Trở về nơi mù sương

Truyện ngắn trở về nơi mù sương do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn trở về nơi mù sương.

Tro ve noi mu suong

Xem truyện ngắn: Trở về nơi mù sương
Tác giả: Trần Quang Thiệu

Tôi về Sài-Gòn hơn hai tuần lễ nhưng vẫn chưa liên lạc và tìm gặp Vành Khuyên. Giấy tờ bề bộn và chuyện tình buồn với Jackie gặp gỡ trên phi cơ cũng làm tôi một chút thẫn- thờ. [1] Tôi bỏ nhiều thì giờ chiều chiều ra bờ sông nhìn dòng nước trôi để nhớ tới một thời đã qua.
Email Vành Khuyên nhắc tôi “Chú về tới Sài Gòn chưa?” Tôi như chợt tỉnh cơn mê, nhớ lại mục đích của chuyến về, nên gạt bỏ những phiền muộn, cố gắng theo đúng chương trình đã bàn với Thắng, người bạn mời tôi về VN dạy học.

Tôi lớn lên ở Đà Lạt, thành phố mù sương trên cao nguyên, nên tâm hồn có chút yếu mềm. Tôi muốn theo bước chân của Pascal nhưng dòng đời đưa đẩy, càng ngày tôi càng xa những ước mơ thời thanh-xuân. Sau bao năm làm việc miệt mài trên xứ người tôi muốn trở về, tìm một chút hương xưa, và đóng góp một chút gì cho quê hương và tuổi trẻ.
Một người bạn tôi đã trở về, đang xây dựng một đại học kỹ thuật, và đúng lúc đó công-ty điện toán nơi tôi làm việc nhiều năm nay quyết định di chuyển ra khỏi Cali trong năm tới, tôi thông báo cho văn phòng nhân viên là lúc đó tôi sẽ xin thôi việc, trở về VN phụ giúp người bạn một tay. Cơ sở của người bạn ở cả Đà-Lạt lẫn Sài Gòn nên càng làm tôi phấn khởi. Đà Lạt là của tuổi thiếu thời còn Sài Gòn là nơi tôi đã sống, đã trôi theo dòng đời.

Tôi xa Việt-Nam nhiều năm nên không còn bạn bè ở bên đó. Tôi cũng rất mù mờ về giáo dục và học đường thời nay nên có ý định làm quen với một vài sinh viên để hiểu thêm về hiện tình, nhất là biết tuổi trẻ bây giờ sống và nghĩ ra sao. Sau nhiều lần do-dự tôi vào một web-site Việt Nam và đăng mấy dòng tìm bạn:
“Người viễn-xứ, muốn tìm hiểu về quê hương. Tìm bạn trong giới sinh viên để trao đổi ý-kiến. Nam hoặc nữ, miễn là dễ thương. Thăm viếng khi đã thân tình. Xin email cho [email protected]
Mấy dòng tìm bạn đó rất là ngắn ngủi nhưng tôi nhận được nhiều hồi âm. Nhiều thư đùa rỡn tôi không muốn trả lời, kể cả những thư của một vài gia-đình đề nghị một cách dứt khoát một món tiền nếu tôi về VN làm đám cưói với thân nhân của họ để cô gái có thể sang Hoa-Kỳ. Vài lá thư có vẻ chân thật, nhưng ở những tỉnh xa xôi, đang đi tìm kiếm cơ hội thoát khỏi đời sống buồn tẻ, nên tôi cũng chỉ lịch sự trả lời một lần rồi thôi.
Trong lúc tôi không còn hy vọng tìm được một người bạn như ý muốn thì tôi nhận được thư của Vành Khuyên.
“Vành Khuyên đang học khoa kinh-tế tại đại học Tổng Hợp, thành Phố Hồ Chí Minh. Ước vọng mai sau là có dịp du-học tại Hoa-Kỳ nhưng VK không có người thân và bạn bè bên đó. Viễn-Xứ, tin tức về VN trên mạng nhiều lắm, nhưng bạn cần biết về một vấn đề đặc biệt nào thì VK xin tìm hiểu dùm. Bạn cũng có thể giúp VK tìm hiểu về các đại-học liên quan tới môn học của mình ở bên đó.
Vài hàng làm quen thôi. Viễn-Xứ nhận VK làm bạn thì chúng mình có thể tìm hiểu về những vấn đề của chúng ta nhiều hơn.”
Vành Khuyên không nói gì nhiều về mình ngoài chuyện đang theo học kinh tế và muốn đi du học Hoa Kỳ trong tương lai nhưng lời lẽ có vẻ chân thật và thẳng thắn. Tôi cũng không rõ Vành Khuyên là trai hay là gái nhưng căn cứ vào tên và email address [email protected] thì có lẽ đây là một nữ sinh viên sắp sửa ra trường.
Email tôi trả lời cũng rất ngắn:
– Rất vui được biết và làm bạn với Vành-Khuyên. Bạn là dân ‘kẹp-tóc’ phải không? Nói qua về bạn đi.
Hình như đây là một cô gái thông minh và lém lỉnh, thư trả lời rất dễ thương
– Viễn-Xứ, Viễn-Xứ: Bạn ‘xưa’ quá đi. Con gái bây giờ ai kẹp tóc. Bạn cũng khôn ‘thí mồ’, viết ‘nói qua về bạn đi’ mà cũng chẳng nói gì về mình. VK chẳng đã nói hết về mình rồi đó thôi. Bạn muốn biết gì thêm VK sẽ cố gắng … nói dối. OK?
Đọc thư Vành-Khuyên tôi bật cười. Đúng là con gái dễ thương. Để rồi xem còn ra ‘chiêu’ nào nữa không. Tôi trả lời:
– Không biết gì nhiều, nhưng để đoán thêm: Bạn 21 tuổi. Tên bạn là VanhKhuyen_21 thì 21 tuổi là cái chắc, phải không?
– Hi hi, tên bạn là VienXu_73 vậy ‘bạn’ phải 73 tuổi rồi. Từ nay Vành-Khuyên gọi Viễn-Xứ là ‘Sư Tổ’ nhé.
Khi chọn cái email addreess [email protected] để liên lạc tôi có ý muốn ghi lại một mốc thời gian vì năm 1973 là năm tôi xa xứ, chứ ai lại ‘khoe’ mình 73 tuổi bao giờ. Tôi trả lời:
– Vành-Khuyên đoán sai rồi, đoán lại đi.
– Vậy chắc Viễn Xứ sinh năm 1973. Eo ơi, già quá! Hơn ‘người ta’ cả chục tuổi.
Tôi nghĩ thầm, đúng ra mình còn già hơn thế nhiều, nhưng thôi, cứ để Vành-Khuyên hiểu sao cũng được. Tôi không cải chính, tiếp tục trao đổi email, bàn luận với Vành-Khuyên về các hệ thống đại-học tại California, tìm các dữ-kiện Vành-Khuyên cần, và ngược lại Vành Khuyên nhí nhảnh kể cho tôi những sinh họat của giới sinh viên bên nhà.
Không nói gì về mình nhưng Vành Khuyên nói rất nhiều về bạn bè. Bạn con gái có Thu Gà Tồ, tốt bụng nhưng bạ đâu nói đó, có Thúy Ngựa gặp ai cũng liếc mắt cười tình nhưng không chịu yêu ai, và có Liễu, con nhà giàu, nhảy đầm hết xẩy và dám đua xe với cả con trai. Ðám bạn con trai của Vành Khuyên cũng không ít, và theo như Vành Khuyên viết thì “Họ đều muốn gặp Viễn Xứ, người ở xa nhưng có lòng với quê hương Việt-Nam.”
Tôi hỏi:
– Thế còn Vành-Khuyên thì sao?
Thư trả lời của vành Khuyên chỉ là một hàng ‘happy face’.
Tôi không có được những ngày thanh bình trên sân trường đại học vào tuổi đôi mươi, khoảng thời gian đẹp nhất trong đời người. Vào tuổi đó tôi đã lang bạt đây đó, và cho đến bây giờ lúc nào tôi cũng cứ ước ao giá mình có được những ngày mơ mộng thần tiên của tuổi thanh-xuân.
Tháng ngày trôi qua, càng ngày tôi càng bị lôi cuốn vào nếp sống của Vành-Khuyên và bạn bè, nếp sống tôi không bao giờ có, nếp sống tôi muốn tìm hiểu để trở về nguồn. Email trở nên chậm trễ, và quá nhiều junk nên chúng tôi dùng cả ‘Instant Message’ để có thể hỏi và trả lời nhau tức thì.
Sài-Gòn sớm hơn Cali 15 giờ đồng hồ. Tôi lúc nào cũng ‘on-line’ trong lúc Vành-Khuyên phải vào thư-viện hay tới Internet café để ‘chat’ vào buổi sáng. Bao giờ tôi cũng nhận được lời chào trước “Hi Viễn Xứ”, và bao giờ tôi cũng đáp nhận “Vành Khuyên, Vành Khuyên … ”. Thường thì chúng tôi trao đổi tin-tức hoặc bàn cãi về một đề tài nào đó, nhưng đôi khi cũng chỉ là nhưng câu chuyện vớ vẩn của hai người bạn thân:
VanhKhuyen: Bạn chưa ngủ sao?
VienXu: Chưa. Chờ bạn mà.
VanhKhuyen: Xí. bạn đâu có biết tôi lên ‘net’ mà chờ.
VienXu: Không biêt mới chờ chứ. Tôi chờ bạn đã 21 năm.
VanhKhuyen: Xạo.
VienXu; Không có giờ học sao?
VanhKhuyen: Có, nhưng trốn.
VienXu: Oh my god. Không sợ ba đánh đòn?
VanhKhuyen: Học triết VN còn đáng sợ hơn.

Tôi biết Vành Khuyên muốn nói tới môn ‘Tư Tưởng HCM’ nhưng không dám viết rõ ràng. Tình bạn của chúng tôi càng ngày càng đằm thắm nhưng chúng tôi không biết thêm gì về nhau. Có lần tôi email cho Vành Khuyên:
– Hay là bạn cho tôi tấm hình đi. Chắc là rất dễ thương”.
Vành Khuyên gửi cho tôi tấm hình … con chim vành khuyên, và hỏi tôi là “Xem có ai dễ thương hơn không?”
Chưa hết, Vành Khuyên còn đòi hỏi:
– Bây giờ tới lượt bạn gửi hình cho VK. Không được ‘bắt chước người ta’, gửi hình … con khỉ đấy nhé.
Tôi nghĩ tới chuyện gửi đại một hình tài tử Hồng Kông nào đó nhưng rồi tôi bắt đầu thấy e ngại, không muốn tiếp tục thiếu thành thật trong việc giao tiếp với một người bạn tôi bắt đầu thấy quí mến.

VN88

Viết một bình luận