Dứt câu, Toàn cung cung tay về phía trước, ra cái đìêu mình còn khoẻ lắm, sẵn sàng “chiến đấu” lúc nào cũng được…
* *
Đời gái một con không chồng của Ngọc giống như trái cây chín đỏ trên cành thấp. Đấng đàn ông nào đi ngang cũng muốn vói taybụp một phát. Biếtvậy, Ngọc rất cẩn thận. Tử ngày về ở căn nhà gần trường học, nàng còn kỹ hơn. Nàng không thổ lộ cho ai địa chỉ của mình, sợ bị quấy rầy lỡ mích lòng ông chủ nhà thì bất !ợi lắm.
Hôm nay là ngày thi Test khả năng Anh ngữ. Lớp học Ngọc toàn đám thanh niên sồn sồn, những người ty nạn muộn màng tới Mỹ. Kể cả ông thầy giáo, một cựu sĩ quan Không quân Việt Nam vừa ra tù đã vượt biên, nhờ có vốn liếng Anh ngữ, mặc dù mới định cư chừng một năm hơn, ông đã được Hội Nhà thờ thu nhận làm
thầy giáo dạy Anh văn mấy người ty nạn. Thầy Hòa ra đi có một mình, vợ và hai con còn kẹt lại quê nhà.
Hòa mang sổ địa chỉ đến từng học trò cho họ điền vào trước khi thi. Lúc Ngọc trao trả lại quyển sổ, liếc vào đó Hòa chúm miệng cười:
– Chà, ở gần đây quá há!
Ngọc không đáp, vờ như lơ đãng. Hòa không bỏ lỡ dịp:
– Ngọc về địa chỉ này bao lâu rồi?
Không thể giả đò thêm được nữn, Ngọc nói nhỏ:
– Dạ, mới thôi thầy.
Chữ “mới” Ngọc nói hơi nhẹ, lại hạ nặng giọng chữ “thôi thầy” làm mấy người gần đó nghe được. Họ quay lại nhìn Hòa. Anh ta cũng hơi quê, bỏ đi lên phía trên
bục gỗ. Vuốt mái tóc, sửa lại cái bâu cổ áo cho ngay thẳng, Hòa lên giọng:
– Trên sở Welfare có chỉ thị, bà con mình học tới đâu cố gắng làm bài tới đó để người ta đánh giá trung thực được khả năng của mình, hầu tìm việc làm đúng
mức, giúp đỡ ngựời ty nạn tự túc tài chánh.
Cái đìêu Hòa vừa nói, bất cứ người ty nạn nào đang lãnh Welfare cũng đều biết cả, nhưng khi nghe ông thầy nói vậy, một số người thở dài buồn thảm. Họ sợ rằng
mình học giỏi quá sẽ bị bắt đi làm sớm.
Như bắt mạch được tâm trạng đám học trò ty nạn, Hòa nhấn mạnh thêm:
– Tôi dạy ở đây mấy tháng rồi, ai giỏi ai dở tôi đều biết cả. Nếu bài test nào cố tình dấu diếm khả năng, thì sẽ có một bài hạch miệng dành cho sau đó.
Vừa nói, Hòa vừa liếc thẳng ngay chỗ Ngọc ngồi. Anh ta nheo mắt, cái nheo mắt hiểu ý này hình như để đáp lễ cho Ngọc hai chữ “thôi thầy” đã nói quá lớn lúc ..
này.
Ngọc làm như hối hận, xụp mắt xuống nhìn trang giấy trắng trước mặt, thầm thầm trong bụng: “Cái thằng cha này hiểm thấy mẹ.”
Ngọc vì tức nên hai má ửng hồng, nhưng thầy Hòa hiểu sai, cứ tưởng nàng mắc cỡ. Thầy tấn công:
– Cô Ngọc có ý kiến gì không?
Cả lớp đang vểnh tai chờ một cuộc vấn đáp về vấn đê “lãnh Welfare đi học” được sáng tỏ hơn, nhưng Ngọc chỉ ngậm miệng, lắc nhẹ đầu.
Ở cuối lớp một “ngài” thanh niên có khuôn mặt răn chắc da hơi đen, lên tiếng:
– Thưa thầy, trưừng hợp nhưcô Ngọc, không chồng, có con dưới 18 tuổi, lỡ học giỏi có bị bắt nghỉ họẹ đi làm không?
Câu hỏi của “ngài” thanh niên này bình thường thì vô duyên hết chỗ nói, nhưng trong trường hợp ở đây là một câú hỏi thích thú. Nhìêu chị phụ nữ thuộc loại “Single parent” đang thấc mắc chờ được giải đáp.
Trúng cái “tử’ của thầy Hòa, thầy sủa một hơi:
– À, quan trọng là ở chỗ này, nhìêu người ty nạn độc thân có con đến Mỹ, cứ tưởng bở là được ở không lãnh Welfare cho đến lúc đứa trẻ 18 tuổi… Nếu nghĩ vậy là sai ìâm. Theo luật lệ mới, chính phủ Huê Kỳ bắt buộc những người độc thân có con trên 6 tuồi phải đi làm, nhiều lắm là sau 18 tháng lãnh trợ cấp…
“Nhưvậy cũng đỡ lắm rồi…” Có tiếng xì xầm từ một góc phòng. Tai thầy Hòa rất thính, thầy trả lời khơi khơi:
– Không phải ai cũng được lãnh 18 tháng đâu, trừ những người chứng tỏ được chưa có khả năng đi làm… thí dụ như Anh ngữ yếu kém chẳng hạn…
Nói vòng vòng, thầy Hòa cũng đê cao về cái chức năng kiểm soát Anh ngữ của mình. Ngọc thì chủ quan, cho là thầy Hòa đang nhắc khéo mình về một sự giúp đỡ nào đó mà thầy có thể làm được. Nàng đưa đôi mắt thật ướt, nhấp nhấp đôi mi mấy cái, rọi về phía thầy, kèm theo một nụ cười kín đáo úp mở đưa tình…
Buổi thi hôm đó, học trò ai cũng góp bài rất trễ, ra cái đìêu là khó quá. Thầy Hòa rành điệu sáu câu mấy “ông bà” học trò ty nạn. Vừa nhận bài, thầy vừa nói:
“Bữa nay ai cũng dở hết vậy?”