Thời may, lúc đó có một thanh niên trẻ tuối, tướng đi xông xáo, cũng tử sòng bạc bước ra, mặt mày hớn hở. Anh chàng nay có vẻ may mắn. Thầy rề rề tới hỏi thăm
và xin một cuốc quá giang:
– Khá không em?
Thanh niên cười tươi tỉnh:
– Cũng đỡ ông anh, lúc đầu tưởng rồi đời, may quá, hùn với con Đại Hàn, nó hên quá chùng, kéo lại được vốn cho mình còn dư chút chút.
Hy vọng lóe lên thầy đưa tay, bàn tay yếu xìu, bắt tay chia vui với ngươi bạn trẻ, vô đề:
– Em về miệt nào vậy em?
– Santa Ana.
– Hên cho ahh quá.
Không chờ người thanh niên nói tiếp, thầy tấn công luôn.
– Anh cũng ở miệt đó, nhờ em cho anh cùng về với.
– Ô-kê! Người thanh niên vui lòng không đắn đo.
Chiếc xe Supra màu đỏ chói đậu nơi parking mang số 153. Máu nghề nghiệp thầy nồi lên. Thầy lẩm bẩm: “Thảo nào nó thắng là phải. Chín nút, chín nút…”
Người thanh niên thấy thầy trầm ngâm, lên tiếng:
– Chiếc xe mới tinh đó ông anh, xém chút nữa đã cầm nó rồi!
Ba bốn giờ khuya, đường vắng xe, người thanh niên trẻ tuổi tài xế vì thắng bạc nên lòng đấy sôi sục cảm khoái. Anh ta nhấn ga, xe xả tốc lực rượt mấy cột đèn. Hai tâm trạng bấy giờ thật khác nhau. Thầy Phú Sĩ thì như con mèo mắc mưa, ngồi co ro trong chiếc ghế rộng, mặc đù xe mở “heat” nhưng thầy vẫn không đủ ấm. Nhìêu rân thầy muốn nhắc khéo người tài xế giảm tốc độ nhưng nghĩ tới thân phận đi “ké” của mình, nên đành cắn răng hồi hộp. Người thanh niên càng lúc càng hứng chí, chỉ mong mau về tới nhà để đếm tìên. Trái ngược hẳn với thầy Phú Sĩ, không biết đêm nay sẽ về đâu. Về nhà thì Ngọc sẽ cằn nhàn, mà cũng không biết phải trả lời thế nào, khi nhìn thấy th~y nhân dáng tìêu tụy thê thảm như vậy. Thằng bạn cùng nghề cờ bạc, Tuấn Vũ, thì chưa chắc đã có ớ nhà. Thầy biết Tuấn Vũ ngoài máu mê cờ bạc còn thêm phần hút sách. Lòng thầy như tơ vò Tới ngã rẽ chuyển lane từ xa lộ 405 sang 22, người thanh niên mải mê ca hát theo cái cassette trong xe nên chạy hố đi một quãng. Dòm trước sau không thấy có xe nào theo, anh ta chặt một cú ầu, xuyên qua cái tam giác cấm đia, nơi phân ranh của hai xa lộ. Chiếc xe đang chạy ngon trớn 85 miles bị đìêu khiển cưỡng ép nghiêng qua một bên và húc rầm vào một thân cây to tướng bên lề…
Chiếc xe dập nát cả đầu. Người thanh niên lái xe chết ngay tại chỗ. Thầy Phú Sĩ may mắn, ngất ngư. Người ta phải cưa xe mới đưa thày ra được.
* *
Ngọc đượcbáo tin, nàng tức tốcvào bệnhviện. Trong phòng cứu cấp, thầy Phú Sĩ vẫn còn hôn mê. Hành langbệnh viện rộn rịp người qua lại. lình trạng sức khỏe thầy vô cùng nguy ngập đang thập tử nhất sinh. Nàng được báo như vậy.
Mấy năm sau này, kể từ ngày lớn khôn tình cảm, Ngọc hiểu được tính tình thầy. Dù vẫn còn là chồng vợ, nhưng Ngọc chán ngấy ông chồng thầy bói suốt ngày chỉ biết lo cờ bạc, ăn chơi trác táng. Người đàn bà khi đã hiểu ra sự thật trong lừa dối ái ân. Họ tức khấc coi đối tương là kẻ đáng ghét. Chính từ chồ đó, tìên bạc làm ra bao nhiêu, theo lời khuyên bạn bc, nàng thủ cẳng hết. Nàng đã chuẩn bi cho một ngày nào đó hai người hai ngả còn có vốn liếng làm lại cuộc đời. Tai nạn đụng xe đối với thầy Phú Sĩ là một đại bất hạnh. Còn với Ngọc thì trái ngược lại.
Đời sống bên Mỹ rõ ràng vật chất đã biến cải con người rất nhanh. Vợ chồng ăn ớ với nhau miễn cưỡng thì cái ngày xa nhau sẽ có một đàng thê thảm cùng cực. Kẻ lên voi, người xuổng chó là thường.
Mấy ngày sau tai nạn đụng xe, thầy Phú Sĩ coi như được cứu sống. Ngọc vẫn thường xuyên vào bệnh viện thăm nom. Vê đên nhà thì nàng lại nơm nớp lo sợ cái khoản phí quá kinh khủng phải trả bệnh viện cho thầy Phú Sĩ.
Ngày nào nơi nhà Ngọc cũng có vài ba người “phụ tá luật sư lo về tai nạn đến hỏi thăm sức khỏe thầy Phú Sĩ nhưng mục đích là cũng để kiếm khách, trong đó có
ông Trần Lượm, hiện nay phụ trách một văn phòng lo về tai nạn xe cộ được Ngọc tin tưởng và chấm ông này nhờ lo vụ bồi thường tal nạn xe cộ.
Trần Lượm là một thanh niên còn rất trẻ, theo cha mẹ di tản đến Mỹ năm mười lăm mười sáu tuổi. Khi trưởng thành tốt nghiệp xong đại học, gặp thời buổi tại nạn xe cộ ăn khứa”, chàng ta nhảy ngay vào nghề này. Mới có mấy năm nhưng bây giờ nồi tiếng là “vua đụng xe”. Khách của Trần Lượm thật đông và dĩ nhiên chàng ta kiếm khá nhìêu tìên.
Buổi sáng sớm chưa kịp mở cửa hàng, Ngọc đã được điện thoại của Trần Lượm mời đến văn phòng nghe tường trình về kết quả sau khi người “phụ tá” luật sư tom góp báo cáo ờ những nơi liên hệ.
Trời không nóng mấy, nhưng Ngọc tháo mồ hôi hột, khinghe Trần Lượm tường trình:
– Thiệt xui cho chị quá, ông xã chị quá glang nhầm chiếc xe chỉ mua bảo hiểm có một chìêu. Chiếc xe này tuy đắt tìên và mới, nhưng người chủ có lẽ khi ăn bạc, họ mua tiền mặt trả hết cho dealer, và đóng bảo hiểm có một Chìêu. “Loại một chiều mà policy nghèo nàn nhất”. Thiệt là tai hại…
Để tỏ mình là dân sành tâm lý, Trần Lượm dẫn giải thêm:
– Dân cờ bạc mua bán xe cũng như thay áo. Chính vì vậy anh chàng này “chơi” một chlều để chạy đỡ, như vậy là coi như tiêu rồi…
Tiếng “tiêu” của Trần Lượm kéo dài một cách thảm não làm cho Ngọc đút từng khúc ruột. Nàng tưởng tượng tới cái phí khoản nhà thương khổng lồ phải trả cho thầy Phú Sĩ, nàng rùng mình. Sau khi hớp miếng nước lấy lại bình tĩnh, Ngọc khẩn khoản:
– Đâu anh coi có cách nào gỡ gạc không? Em không rành mấy về luật lệ này, nhưng nghe đâu mấy ông luật sư tài lắm mà, cỡ nào cũng lấy tìên được cho thân chủ, hoặc ít ra là bệnh viện phí…
Trần Lượm nhăn mặt đưa tay gãi đầu:
– Trời ơi, trong trường hợp này, tài cán cỡ nào cũng chịu thua. Phải chi…
Vừa nghe hai tiếng này, Ngọc ngước cổ lên, chồm tới phía trước bàn, thiếu điều muốn nắm lấy tay Trần Lượm:
– Phải chi làm sao anh?
Trần Lượm từ tốn trở lại. Anh ta thuyết một hơi chuyên môn:
– Phải chi thàng cha tài xế nó mua bảo hiểm một chìêu rưỡi, thì cũng đỡ. Passenger (người hành khách trên xe) cũng được bồi thường về thương tích!