Thằng con Ngọc còn nhỏ nhưng thấy cảnh tình giữa thầy Phú Sĩ với mẹ nó càng lúc càng khắn khít quá độ, nó cũng đành xù luôn. Suốt ngày thơ thẩn ngoài vườn, nó chơi với cây cỏ đất cát. Để mặc mẹ nó trong nhà với thầy Phú Sĩ.
Mấy bộ quần áo câu cơm của thầy Phú Sĩ thường mặc lúc trước cũng đã được bỏ vào xó nhà. Thầy chải chuốt ra mặt, hình như thầy đã lén đến tiệm uốn tóc o bế cái đầu. Người ngoài sáng suốt nhìn thầy như một người “mát tinh”. Trong cuộc rồi mới biết hay hay dở “Ngày xưa, Từ Hải trăm ngàn đổi một nụ cười như không.” Còn thầy Phú Sĩ, bất .kể trời trăng có em là mê rồi. Có em là không cần gì nữa cả.
Nhiều người vẫn phán xét tình yêu như một cơn điên, đó là vì họ đứng ngoài. Khi lâm trận rồi thì đừng nói điên hay khùng, “cà chớn” cũng còn được. Hồng biết ai đặt ra chữ “cà chớn” hay, qúa chừng trong hoàn cảnh thầy Phứ Sĩ hiện nay. Thầy vừa bắt chớn vừa cà… nghĩa là trời đất kể như không có, trăng sao kể như không có. Hứng lên là thầy phụp; phụp lia phụp lịa. Ngọc như cái rổ sàng cá thầy muốn lẩc kiểu nào kệ thầy, bao nhiêu cá cũng rớt ra. Dù sao, được thầy nâng khăn sửa túi, yêu đương chí tình như vậy tấm thân bọt bèo của nàng cũng khỏe lắm rồi.
Thời gian trôi qua, nhưng cơn ụa mửa đến thường xuyên với Ngọc. Đó đã là một triệu chứng mà kình nghiệm một lân ltlla cho Ngọc biết rõ rằng nàng đă có bầu. Điều này làm thầy Phú Sĩ hơi bối rối, bởi vì thầy chưa chuẩn bị để làm cha chính thức sớm quá như vậy. Thầy hơi hôi hận là đã không chịu “cai” phòng thủ. Bên Mỹ này, cái chuyện ngừa thai còn dễ hơn uống thuốc xổ. Rất nhiều đồ nghề phòng thủ khi giáp chiến. Ở đâu cũng có không al cấm đoán việc này. Đã vậy ngươi ta còn cổ xuýt cho “chậm” có con nữa là khác. Có đìêu, thầy Phú Sĩ tính già hoá non. Thầy nghĩ ràng đánh trận mà mặc áo giáp, hoặc chiến đấu mà uống thuốc gồng sẽ mất vui. Bởi vậy, thầy chuyên môn xử dụng đạn thiệt đối với Ngọc. Hơn nữa, thây tin tưởng vào tài bói toán tử vi của mình “ít ra ba năm nữa”, thầy mới có con chính. Không ngờ ông trời phụ lòng thầy, thấy chấm tử vi giải đoán cho mọi người sao hay quá, còn riêng ở thầy thì lại trật bài chìa quá.
Ngọc thì mừng ra mặt. Như vậy là coi như chắc ăn rồi. Tháng trước ông nhập bà hành gì không biết, thây Phú Sĩ “ô-kê” làm hôn thú với nàng. Thiệt ra bên cái xứ văn minh này, nếu sợ ràng buộc, với đầu óc quái đản như thầy Phú SI thì tờ hôn thú giống như miếng mề lộn, lật qua lật lại dễ dàng như trở bàn tay. Muốn thì xài, không muốn thì đốt ba mươi giây. Nhưng thầy Phú Sĩ, một tay học trò khuấy nước, vậy mà khi xáp vô Ngọc thầy trở thành u u mê mê. Hình như Ngọc có một sức hút vô hình nào đó đã khiến tính chơi bạo của thầy xẹp xuống.
Nhìêu đêm thầy thủ thỉ với Ngọc và muốn đem chuyện phá thai tính với nàng. Chưa chi Ngọc bật khóc tỉ tê, ra cái đìêu thương hòn máu trong bụng, muốn có con với thầy. Nàng kể nào là cht.yện quả báo, chuyện luân hồi, thần sầu quỷ khốc. Tự nhiên tới lúc đó thầy Phú Sĩ cũng mũi lòng theo, thầy không còn eám nghĩ tới cái chuyện “ác đức” đó nữa.
Ở đời nhất là đời sống bên Mỹ này, có rất nhìêu chuyện trớ trêu: Một tay giang hồ bạt mạng lại bi khống chế trước một người vợ, người tình khù khờ chân chất.
Ở mỗi người phụ nữ có cái “phép” riêng trời cho, dành để khống chế những đối tượng nào hợp gu bi hít vào. Thầy Phú Sĩ bi rớl vào trường hợp trên. Biết bao nhiêu bút mực sách vở, cố gắng tìm mọi cách soi sáng về cái mâu thuẫn trên, nhưng chưa có ai giải thích được. Cuối cùng, chỉ có nước đồ thừa tại ông Trời. Thiệt tội nghiệp ông Trời quá chừng, con người hễ gặp cái gì bí lối là lôi ổng ra làm giải đáp. Cộng trừ nhân chia hễ xong xuôi trót lọt thì thôi, bàng không là mang ống ra làm đáp sô. Như vậy vô tình người ta đlnh nghĩa: “Ông trời là đáp số của những bài toán không làm được.”
Kể từ ngày biết chắc thầy Phú Sĩ sắp làm cha ruột của con mình, Ngọc hớn hở quá cở. Người khác có bầu thì thường hay đấu cái bụng, có người nịt bụng như nịt bánh bao. Còn Ngọc trái lại, nàng khoái mặc những cái áo chật cho “nón sắt” u lên, điệu đi nàng chậm chạp ra vẻ một bà bầu thứ thiệt. Mỗi rân đi ra phố, nàng nghênh ngang biểu diễn, cốý cho mọi người biết là nàng sắp có con với thầy Phú Sĩ. Ngọc thì vô tình bởi nỗi mừng vui chân chất, nhưng người ngoài cứtưởng nàng muôn đánh dấu một chiến tháng ngon lành.
Thầy Phú Sĩ cũng không còn gì phải dấu diếm nữa, đâm lao phải theo lao, hoặc thầy đang thay đổi “triết lý” sống của thầy. “Có đứa con biết đâu cuộc đời thăng hoa ìlơn Lúc đâu, trước mặt thầy, người ta gọi Ngọc là bà Phú Sĩ, thầy hơi ngượng ngùng bẻn lẽn, nhưng đấn dà thầy cũng thấy khoái khoái. Bởi lẽ, khác với những phụ nữ bà bầu khác, khi Ngọc vừa cấn thai, mum múp cái bụng u u, nhan sắc của nàng biến đổi có vẻ ngô ngộ. Má nàng luôn ửng hồng, tướng đi co giãn, bộ ngực rung rinh, nhip điệu dịu dàng, hình như nàng có vẻ trẻ lại mấy tuổi, giọng nói nàng trong sáng hơn, đôi mắt long lanh một niềm tin. Lối nói chuyện cũng mêm mại hơn, thỉnh thoảng nàng đưa lưỡi liếm môi, đôi môi mọng đỏ rực rỡ lửa tình.
Lúc này, chữ Tây, chữ Tàu, chữ Nho, chữ Phạn, thầy Phú Sĩ xếp qua một bên, thầy lo mở một tiệm “Food To Go” cạnh nhà để tlnh đường tương lai cho mẹ con Ngọc. Thầy đật tên cho tiệm này là “Ngọc Thắng”. Theo sự bấm tay bấm chưn của thầy thì kỳ này Ngọc sẽ sinh cho thầy một đứa con trai và thầy sẽ đặt tên cho nó là “Thắng”, nếu lấy thêm tên Mỹ là Victory Thắng. Sở dĩ thầy Phú Sĩ chọn tên này cho đứa con trai tưởng tượng sắp ra đời là vì để trả thù về tội dốt nát của cha mẹ thầy. Hồi đó, khi thầy ra đời, nhè đặt khai sanh cho tên thầy là Bại, họ thầy là họ Lộ. Chú nhỏ là Lộ Văn Bại lớn lên làm ãn khấm khá nhờ nghề bói toán tử vi, thầy suy nghĩ mấy đêm lìên mới đặt được một kỳ danh mới: Phú Sĩ. Ý thầy giảng “đùi” là một kẻ sĩ giàu sang. Thầy rất hài lòng và sung sướng thoả mãn với cái “bí danh” đó, thầy muốn mọi người cũng như thầy phải quên phức cái tên kỳ cục Lộ Văn Bại mà nay chỉ có Phú Sĩ mà thôi.
Chuyện lam ăn, kinh doanh, mở tiệm, mở xưởng đôi với dân tỵ nạn ở đây là một chuyện rất bình thường. Vậy mà khi thầy Phú Sĩ mở tiệm Food To Go làm thiên hạ xâm xì bàn tán quá xá. Ai cũng ngạc nhiên không..hiểu tại sao một thầy bói tài nghệ như thầy Phú Sĩ lại bỏ cái nghề coi bói “hốt bạc” nhảy sang mua bán lẻ tẻ như vậy. Chỉ có Ngọc là hiểu rõ thôi.
Khi biết mình đã có bầu, Ngọc thường nhõng nhẽo với thầy, nàng viện lý do: Nghề coi bói mặc dù nhàn nhã kiếm tìên dễ dàng nhưng thất đức, nàng ỉ ôi hoài, đòi thầy chuyển sang làm ăn lương thiện để đức cho con, Thực tâm Ngọc không muốn thầy Phú Sĩ khi đã có nàng rồi mà còn giao du “hợp pháp” với mấy phụ nữ khác qua cái kiểu nắm tay nắm chưn hoặc tỉ tê tâm tình trong phòng kín. Lúc chưa “bl” thầy thì sao cũng đươc, lúc đó thầy chưa “thuộc” về Ngọc, muốn làm gì thì làm, bây giờ có vợ con, thầy phải có cái quỳên “bị” ghen. Ghen tương là tính tự nhiên của đàn bà. Ngọc cũng vậy thôi…
Buổi chìêu, ngày khai trương bảng hiệu “Ngọc Thắng”, thầy mời khách khứa đến khá đông. Sẵn dịp này thầy giới thiệu Ngọc luôn, một công hai việc cho đỡ tốn. Cũng trong dịp này, Ngọc gần như chính thức được công nhận trước đám đông là Phú Sĩ phu nhân. Cái bầu của Ngọc là một dấu ấn xác nhận rõ ràng nhất cho biết Ngọc là bà Phú Sĩ.
Trong việc thầy Phú Sĩ nhận Ngọc làm vợ, có lắm người buồn mà cũng không ít kẻ vui. Buồn là ở mấy bà sồn sồn phải lòng thầy, từ nay không có cớ để tới lui lẹo tẹo với thầy. Dù sao thầy Phú Sĩ cũng thuộc loại ngon cơm đối với họ, nhất là cái phòng coi bói của thầy, nó chỉ là một cái mộc che, kín đáo cho những dan díu thầm lén không ai nói được. Thành phần vuỉ thuộc về mấy ông chồng có vợ mê bói toán. Kể từ nay họ khỏi khổ tâm về má bầy trẻ cứ viện cớ đi coi bói bỏ cả chuyện gia đinh. Tiền bạc nướng ở đâu không biết, mấy bà cứ đổ thừa “cúng” thây để được phép lành.
Một bà khách trong đám người đến dự buổi khai trương tiệm, tới gần Ngọc, vỗ vai nàng ra chiều thân thiện:
– Chị thiệt là có phước, gặp được thầy sướng đủ mọi mặt.
Ngọc cười bẻn lẽn, nàng hiểu chữ”sướng” ở đây theo nghĩa cạn. Nàng trả lời người khách hàng, giọng điệu khiêm nhượng:
– Cám ơn chị, cũng là đuyên số thôi mà.
Bà khách gục gặc đầu:
– Có thể cũng duyên số thiệt đó. Tui quen biết thầy mấy năm nay, có biết bao nhiêu người, vừa có tiền vừa đẹp vậy mà thầy có “bị” ai đâu?
Biết mình lỡ lời, người khách lấy tay che miệng lại.
Ngọc trố mắt nhìn người khách, miệng hả ra chờ đợi bà ta nói tiếp, nhưng người khách nín bặt. Bà ta giả vờ ho khô mấy tiếng nói lảng sang chuyện khác.
– Ủa, mà chị có bầu mấy thẩng rồi?
Ngọc nhìn xuống bụng mình với ánh mắt tha thiết:
– Hồng biết nữa, chắc cũng ba bốn tháng gì đó.
Tự nhiên bà khách đờ đẫn cả người. Bà lẩm nhẩm:
“Con’mẹ này hên quá, có chửa với thầy, còn hơn lạc động đào nguyên. Hồi đó mình hai ba tháng mới được một rân, vậy mà đã muốn điên người, đã muôn quên tên quên tuổi. Con mẹ này vẫn còn tỉnh táo, như vậy công lực con mẻ không phải tầm thường đâu.”
Thầy Phú Sĩ thấy Ngọc với bà khách nói chuyện có vẻ tương đắc quá, sợ bể, thầy lết tới vả lả:
– Bà bác sĩ khỏe hông?
Bà khách hất cằm lên:
– Khỏe chớ thầy.