Nàng cố tình kéo dài chữ “tương lai” nghe cho có vẻ mịt mờ. Đàn bà thiệt khéo, khi họ mu~n làm nũng, họ có đủ mọi cách.
Thầy Phú Sĩ đột nhiên cười thành tiếng. Tự nhiên Ngọc cảm thấy xôn xao trong lòng. Nàng không biết thầy cười cái gì, nhưng có cảm tưởng là thay rất đồng ý những điều tính toán của nàng. Ngọc đâu có biết, thầy đang tưởng tượng cái tương lai clỉa Ngọc, nhịn không nổi nên thầy cười.
Lúc đó có tiếng chuông reo, báo hiệu ngoài cổng đang có khách.
– Có người đến coi bói đó thầy.
Nói xong câu, Ngọc biết mình hơi hố, Nàng chữa thẹn:
– Người ta đến nhờ thầy chấm tử vi chắc?
Nghĩ rằng gọi thầy là chiêm tinh gia hay thầy tử vi chắc thầy hài lòng hơn, vì xưa nay mấy thầy không thích ai gọi mình là thầy bói, kể cả khi mấy thầy đăng báo. Chữ”bói” dành cho người phàm phu tục tửgọi mấy thầy với ý móc lò. Vậy mà Ngọc cứ quên, rõ khổ.
Thầy Phú Sĩ đưa tay vuốt vuốt tóc, nhìn lại quần áo một lượt, xong chậm chạp tiến tới cửa trước.
Cái kiểu xoay lưng của thầy cũng rất điệu bộ. Ngọc nhìn theo thầy, lòng dạ bâng khuâng. “Một tài hoa như vậy ai gặp chắc phải phúc đức lắm.” Lòng ham muốn “ăn thịt Tam rạng” tự trong Ngọc chồi ra một cách đen tối Với Ngọc, thầy có vẻ “o-ri-gin” lắm. Nghe nói thầy ăn chay. Ngọc thở hắt mạnh ra, cố xua đuổi dục tình đang lợn cợn nơi lòng người con gái một con. Mặt Ngọc đỏ một cách mất trật tự. Đàn bà khi họ nghĩ tới dục tình, họ biến sãc một cách nhanh chóng. Ngọc đang ở trong tình trạng này. Nàng nuết ực nước micng, đưa lưỡi liếm môi, có một chút cảm giác yêu đương hàm thụ chạy rần rần trong cơ thể xuân thì của Ngọc.
Những bứt rứt đó, xui khiến Ngọc bạo dạn tiến về phía trước. Nàng nhìn phòng khách qua một bức màn. Ngọc tò mò muôn biết coi thầy Phú Sĩ tiếp khách như thế nào. Cách đây cũng khá lâu, khi còn ở share nhà Toàn, Ngọc có nhờ thầy xem quẻ. Nghe thầy nói, có vẻ rất là “kỷ luật” về chuyện những người đi coi bói. Thầy bảo: “Dù vợ chồng cha mẹ cũng không ai được nghe chung chuyện bói toán của ai.” Bây giờ ở đây, chắc cũng tà duyên phần. Ngọc được về ở trọ nhà này, chuyện nghe lén trước sau gì cũng xảy ra. Sẵn hôm nay thầy quý trọng mình, ưu ái mình, mình cũng nên biết chút chút coi ra sao.
Khách là một phụ nữ khoảng trên dưới bốn mươi, ăn mặc sang trọng, môi son má phấn loè loẹt. Nhan sắc cũng còn rực rỡ lắm, nếu không có thân hình hơi đẫy đà thì người đàn bà này thuộc loại khá đẹp.
Sau khi chào hỏi qua loa thăm dò tiểu sử, thầy đứng dậy lấy tấm bảng “miễn tiếp khách” để trên đầu tủ mang ra treo phía trước cửa. Lối làm việc của thây cũng rất khoa học, khi thầy đang bận, thầy không muốn ai quay rầy, thầy treo ‘~miễn chiến bài.”
Chừng khi thấy thầy đứng dậy, Ngọc biết ngay thầy sắp đưa khách vào phòng đặc biệt để chấm tử vl quẻ dịch bói bài. Ngọc lùi lại cál rẹt phía sau bếp. Sân nhà thầy lớn, phòng khách thật rộng. Có một dãy ghế cho khách ngồi, nếu họ vào cùng lượt để chờ. Cái Pamily Room, thầy sửa lại bên ngoài nhìn rất khang trang, có cửa khóa đàng hoàng. Mỗi lân nhận coi ai thầy đưa khách vào phòng này. Lúc mới đến Ngọc cũng đã vô một ân. Thầy chưng bày rất nhìêu sách, đủ thứ, chữ Tây, chữ rràU, Chữ Phạn, chữ Latinh… Thầy uyên bác lắm, không có thứ nào thầy không đọc được hết. Người ta đôn thầy tài như vậy đó. Trên tường, thầy treo các ảnh: bàn tay, đôi mắt, vòng tròn, mặt trời, mặt trăng, các đấng thần linh. Người yếu bóng vía mới nhìn thấy là đã khớp rồi. Hôi lúc trước người bạn đưa Ngọc đến xem bói thầy, Ngọc còn nhớ, nàng cũng mang tâm trạng như vậy Cũng nhờ fân xem bói đó, Ngọc quen thầy. Bây giờ mới được thầy cho share phòng nhà thầy. Mà thầy coi hay thiệt. Thầy bói “di chuyển” là di chuyển. Còn chuyện lương duyên mới, chắc cũng sẽ trúng như vậy.
Thầy đẩy cửa phòng, đưa khách vào. Đột nhiên thầy trở ra, ngó dáo dác tìm kiếm. Ngọc giả đò từ tốn đi lên. Thầy ngoắc ngoắc Ngọc, mặc dù hai người cách nhau có mấy bước. Ngọc đưa tay vuốt vuốt mặt, kiểu như người còn buồn ngủ.
– Ngọc nè…
Thầy ngừng lại một chút, giọng nhẹ hơn:
– Trong khi thầy coi người ta, nếu có ai hỏi thầy, nhớ nói thầy bận nghen. Một giờ sau mới tiếp khách được.
Ngọc gục gặc đâu, thầm mừng trong bụng: “Chưa chi thầy đã coi mình là một cộng sự viên rồi. Như vậy là thầy tin mình, mình đương nhiên trở thành người trong nhà này rồi.”
Cửa phòng khép kín, thầy và khách ờ bên trong. Mặc dù không nghe thấy tiếng khóa cửa, nhưng Ngọc cảm thấy có một cải gì cách ngăn chặt chẽ, và nàng ~úng túng, ngứa ngáy một cách vô lý. Ngọc xua tan ý nghĩ hắc ám bằng mấy cái gãi đầu, xong nàng trớ ra phòng khách. Ýnghĩ đen tối chợt trớ về trong óc, khi Ngọc nhìn bức ảnh chân dung thật lớn của thầy Phú Sĩ treo nơí phòng khách. Thầy còn trẻ quá, môi thầy mỏng, trán thầy trớt, miệng cười rộng làm đôi mắt híp lại. Khuôn mặt thầy tươi tỉnh dễ sợ. Thảo nào thầy hát cũng hay quá. Ngọc tò mò, lật lật cuốn sách của thầy để phía dưới bàn. Bất chợt có lá thư của ai gời cho thầy để trong đó từ bao giờ. Biết như vầy là bất lịch sự, nhưng nàng không ngăn được ý thích muốn tìm tòi. Ngọc vừa đọc thơ vừa ngó chừng phía cửa phòng thầy. Có tiếng tàng hắng từ trong đó dội ra. Ngọc giật mình: “Thầy giỏi về quá khứvị lai, không khéo thầy thấy thì kỳ quá.” Tuy nhlên, nàng cũng ráng đọc ngấu nghiến cho hết câu cuối lá thơ. Người viết thơ tên là Thu Vân, lời văn cầu kỳ trau chuốt tỏ tình với thầy và mong được thầy đáp lại. “Đàn bà gì mà hèn thế”” Ngọc lẩm
bẩm. “Ai đời trâu đi tìm cột, như vậy còn ra thể thống gì?”
Khỉnh thì có khinh thầm như vậy, nhưng Ngọc cũng cảm thấy dường như ở thầy Phú Sĩ có cái gì độc đáo lắm nên đàn bà con gái khi gặp thầy đêu mang một cảm tinh đặc biệt. Người đàn bà tác giả lá thư này cũng đã bị hấp lực đó cuốn hút đến nỗi phải viết thơ tống tình thầy. Tự dưng Ngọc đặt mình ở vị trí thầy. “Không biết thầy sẽ xử trí ra sao trước người đẹp muốn hiến dâng nhưvậy?” Cũng có thể, có thể, thầy sc không phụ lòng người ta bằng cách cho người ta cái gì đó mà ngươi ta muốn, như vậy là xong chứ khó gì, lỗ lã gì đâu mà sợ?
Nguồn suy tưởng của Ngọc đang miên man xuông xẻ, bỗng tử phòng coi bói của thầy dội ra mấy tiếng cười khúc khích, kiểu chuột rút đêm khuya. Ngọc hơi giật mình, nàng vội vàng trở về phòng riêng, e ràng thầy coi bói sắp xong thấy mình đang ngồi lục lọi phòng khách thì kỳ quá.
Gian phòng hơi tối, Ngọc với tay bật đèn. Ánh sáng chói lòa lên, Ngọc ngỡ ngàng ngayvới chính mình. Người đàn bà nào cũng vậy, vừa có một ý nghĩ thầm kín hoặc mới làm một việc gì lén lút thường hay sợ ánh sáng bất chợt tới. Ngọc ở trong tình trạng như vậy.
Phòng Ngọc với phòng coi bói của thầy Phú Sĩ chỉ cách nhau một vách ngăn. Bình thường thì tiếng động giữa hai bên ít khi dội qua nhau. Nhưng trên đầu giường của Ngọc, nơi tường, có một lỗ hổng bằng đầu đũa không biết đã được ai soi tự bao giờ, khiến hai phòng thông nhau. Ngọc thắc mắc, không biết ai đã làm việc đó. Hồi sáng sớm khi thức dậy, Ngọc đã khám phá ra. Lúc đó phòng bên kia không có người nên Ngọc không nghe thấy gì và cũng không tò mò nghiên cứu. Nay phòng bên kla thầy Phú Sĩ đang có khách xem bói. Hình như thầy mở đèn mờ nên ánh sáng lọt qua cái lỗ nhỏ cũng u ám. Tiếng cười khúc khích ớ bên đó lại bật lên. Tiếng của người khách phụ nữ nên âm thanh léo nhéo. “Chà, chắc thầy coi trúng cái gì đó nên khách khoái, chị ta mới cười sảng như vậy.” Không cần là thầy tướng nhưng qua cái kiểu cười đó, Ngọc đoán người đàn bà này thuộc loại rất tự nhiên. Tự nhiên cũng có nghĩa là dễ dãi. Ai muốn sao cũng được. Đối với Ngọc, cú cười khoái tỉ nhưvậy là một khiêu khích, khiêu khích đối tượng đã tạo ra tiếng cười. Nhất là trong phòng bên đó lại có một người đàn ông, thầy Phú Sĩ. Ngọc nôn nao trong đạ, và mong mỏi muôn nhìn khuôn mặt thầy lúc nhận nụ cười trên. Nàng ghé mắt sát vào tường qua chiếc lỗ hổng nhìn lén. Lúc đầu, Ngọc còn sợ phía bên kia phát giác ra. Nàng nhìn vô lấy ra, không dám để con mắt yên một chỗ lâu. Nhưng làm như vậy mỏi mệt quá.
Ngọc nhớ tới bài học về quang học ở chương trình Trung học. Nàng đưa tay bấm tắt đèn. Nhưvậy phía bên kia sáng, bên này tối, nếu có ai bên đó vô tình nhìn sang cũng không thấy gì.
Hoàn cảnh Ngọc lúc bấy giờ giống như người đi coi xi-nê loại xe thùng dành cho con nít thời xưa. Nhưng Ngọc không được nhìn bằng hai con mắt mà chỉ áp được có một mắt vào, nên quang trường cũng nhỏ hẹp lại một cách li ti.
Ban đầu Ngọc thấy được cánh tay của người đàn bà xem bói, rồi một bàn tay khác, chắc là của thầy Phú Sĩ, nắm bàn tay kia. Nàng cố lắng nghe xem thầy nói gì, nhưng hễ muốn áp tai vào thì phải rút mắt ra, bởi vì khoảng trống chỉ là một lỗ nhỏ, không thể cùng một lúc vừa nghe vừa nhìn.
Lòng tham lam quan sát nghe ngóng trong lòng Ngọc nổi lên tột độ khiến Ngọc bứt rứt. Nàng đứng dậy, khom lưng xuống, rồl nghe: “Tướng em sang lắm, em có nốt ruồi nơi chỗ kín, sanh con quý tử.” Ngọc bật cười lên, vì nàng nhớ tới mình cũng có nốt ruồi nơi chỗ kín. “Như vậy là người đàn bà này cũng giống mình rồi.”