* *
Buổi sáng Ngọc thức dậy rất sớm, thầy Phú Sĩ còn thức sớm hơn. Mùi hoa dạ lý cạnh cửa sổ len vào phòng, hương thơm ngào ngạt. Ngọc chưa quen với mùi thơm có phần trắng trợn này. Nàng khịt mũi mấy cái liền. Cái mùi hoa dạ lý lạ ]ắm, giống như một loại dầu thơm, khứu giác ai mà hạp thì khoái lắm, còn người nào không ưa thì thấy khó chịu, muốn mửa. Ngọc ở tâm trạng thứ hai. Bên ngoài cửa sổ là vườn rộng thênh thang, tháy Phú Sĩ trồng thật nhìêu cây kiểng. Thầy đang ở đó, dáng thấp thấp, mặc bộ đồ tu sĩ màu đà đang chạy tới chạy lui, thỉnh thoảng lại dừng lại hít thờ. Da mặt thầy trắng, miệng thầy rộng, mắt thầy sáng quắc, chỉ tiếc có cái đuôi mắt quá dài mà lại bén cho nên đã làm khuyết phần cốt cách của một ông thầy bói toàn vẹn. Ngọc đưa tay vặn nhỏ cái máy cassette đang phát âm trong phòng, vì bất chợt nàng nghe đâu đó có tiếng hát văng vẳng vọng tới:
“Thu đi cho lá vàng bay, lá bay cho đám cưới về,.. Giờ đây, người em nhỏ bé, ngồi trong thuyền hoa, tình yêu đành dứt…” Bản nhạc Lá đổ muôn chiều của Đoàn Chuấn, thầy ca “trật bài chìa” trong bối cảnh buổi sáng tinh mơ này, nhưng nhờ giọng ngân hơi ướt nghe não nùng làm sao, gợi Ngọc nhớ lại mối tình thuở học trò
của nàng khi lần đầu hẹn hò người yêu ở công viên Ngã Sáu Chàng trai’ trẻ ấy cũng rên rỉ khúc tình ca này. Mới gặp nhau mà chàng đã chuẩn bị cho cuộc… vỡ tan: “Lá đổ muôn chiều ôi lá úa, phải chăng là nước mắt người yêu.” Trời thì còn sáng hửng mà chàng đã mong tối tăm rồi. Thảo nào một thời gian rất ngắn sau đó, hai người gẫy đổ mối lương duyên. Đúng là một tiên tri, một dự đoán sáng suốt. Chỉ tội nghiệp ông nhạc sĩ bị người ta đem sáng tác của mình gò ép vào những hoàn cảnh trật khớp, dùng đó như một tâm sự than van, một tống tình bỉ ổi. Tình yêu thì bầy nhầy bụa nhụa, gặp nhau thì muốn “tém” tơi bời hoa lá, nhưng hở miệng ra thì dùng nhưng lời ca diễm tình thơ mộng, thề non hẹn biển, tình chung dời đời kiếp kiếp…
Thầy Phú Sĩ vừa đi vừa hát sau cái “màn” tập thể dục buổi sáng. Thầy thong dong như một người đang hlành hương nơi vườn Thượng uyển. Còn Ngọc mới dọn nhà đến đêm đầu tiên lạ chỗ khó ngủ, thức sớm. Nàng ngồi bất động theo dõi bước chân di chuyển của người chủ nhà mới. Vãng vẳng nghe tiếng hảt của thầy, Ngọc ngạc nhỉên thầm trong bụng: “Cha, ông thầỵ này tài hoa quá tưởng ông ta chỉ biết chiêm tinh bói dlch, ông còn kiêm luôn cả ca hát nữa. Mà giọng ông nghe cũng đỡ.” Từ ngạc nhiên này khiến Ngọc lắng nghe ky lời ca của ông ta: “Em ơi đừng dối lòng, dù sao chăng nữa, cũng nhớ đến tình đôi ta…” Ngọc hơi giật mình thấy ông chủ thầy bói lãng mạn quá. Ông ta than van giữa trời mây cây cỏ, khuôn mặt dàu dàu buồn với đôi mát mơ màng giống hệt một ca sĩ thứ thiệt trên sân khấu. Không biết “em” trong bản nhạc này là ai đối với thầy, đối tượng này nếu có thật ngoài đời thì hên quá, được thầy đoái tưởng thương mong. Lòng trắc ẩn của Ngọc chùng xuống, nghĩ lại thân phận hèn mọn mới qua của mình, không nơi nào dung túng lâu đài cho yên phận bọt bèo. Cây muốn lặng mø gió chẳng ngừng. Với thời gian thật ngắn ngủi, nàng đã “mu” đến ba chỗ ở. Nơi nào cũng khiến cho nàng phìên lòng. Ngọc hy vọng lần này, ở nhà của “quới nhơn”, chắc sẽ bền lâu hơn. ở nhà thầy Phú Sĩ, ngoài chuyện che mưa trú nắng, nàng còn có bên cạnh một cố vấn đường đời. Những gì rắc rối khó giải quyết sẽ được thầy bấm tay bấm chưn chỉ bảo, được như vậy là nhất rồi. Đầu óc Ngọc thả lang thang về giấc mộng tương lai, bất giác nàng cười một mình e thẹn. Khi chợt tỉnh thì thầy Phú Sĩ đã đến cạnh cửa sồ lúc nào không hay. Ngọc … co rút người lại, chỉ sợ thầy nhìn thấy. Thầy đọc được ý nghĩ của nàng bây giờ thìi quê lắm…
Cái hụp người đột ngột và quá nhanh của Ngọc tạo ra một làn gió làm lay chuyển bức màn cửa sổ. Mắt của thầy Phú Sĩ đúng là mắt thầy bói. Thầy liếc thấy bức màn trong cửu kính tự nhiên nhúc nhích, thầy nghi là nãy giờ Ngọc đang theo dõi, nghe ngóng mình. Bây giờ thầy biết chắc đang ở thế “thượng phong.” Thầy đứng lại hát tiếp khe khẽ, tay thầy búng nhẹ vào mấy cánh hồng trồng sát tương. Trong này Ngọc hơi ngượng, nàng mang tâm trạng một người đang nhìn lén bị bất gặp. Ngọc lết lết nhẹ tới giường nằm trờ lại. “Lỡ thầy nhìn vào cửa sổ, cũng không biết gì.” Dưới mắt Ngọc, thầy Phú Sĩ thuộc loại thần sầu quỷ khốc. Lúc trước thầy nắm tay Ngọc, bóp nhẹ có mấy cái trên gò Mộc tinh, thầy đã đoán tình duyên nàng trắc trở, thế nào cũng thêm một lần chồng nữa. Đìêu này thiệt đúng hết chỗ nói. Bao nhiêu thầy bói đã coi Ngọc đều nói vậy. Ở thầy Phú Sĩ có phần chi tiết hơn, khi thầy diễn tả người chồng chấp nối tương lai của Ngọc là một người có tên tuổi, tương lai, danh phận.
Thiệt Ngọc không ngờ, đời xuôi ngược đã khiến nàng trôi dạt đến ở trọ ở nhà thầy. Bây giờ thì coi như chắc ăn quá rồi, có bất cứ việc gì rối rắm nhờ thầy giải đáp ngay. Kể cũng sướng thiệt. Mặc dù lúc dọn đến ớ share phòngnhà thầy, thầy không nói giá tìên nhà là bao nhiêu, nhưng Ngọc nghĩ rằng thầy dư sức biết hoàn cảnh Ngọc. Chắc thầy cũng không nặng tay nặng chưn chi lắm. Như vậy trước mắt Ngọc đã thấy “lời” được màn “coi bói chùa.”
Mãi miên man nghĩ ngợi, chợt Ngọc thấy cái bóng đen của tlìầy vượt thoáng qua và ánh sáng nơi cửa sổ đã được trả lại như cũ. Nàng biết là thầy đã đi. Ngọc lò mò ngồi dậy, nàng nhìn ra sân. Trời cũng đã sáng hẳn. Mấy bước chân của thầy lúc nãy đi qua làm một số cỏ trong vườn bẹp xuống. Mấy con chim thấy vắng bóng người cũng đáp xuống mố mấy cành lá xanh. Ngọc vươn vai ngáp một hơi dài. Nàng trở lại soi mình vào gương. Bây giờ Ngọc mới phát giác ra cái gương đã nứt một lằn nhỏ ở góc. Không biết xảy ra lúc di chuyển dọn nhà hay bởi một đuyên cớ gì?
Ngọc giữ trong bụng đìêu này, và cho là điềm gở, thế nào cũng nhờ thầy giải đoán cho rõ trắng đen.
Thằng con Ngọc trờ mình bởi một làn gió lạnh vừa tuôn vào phòng qua cánh cửa Ngọc vừa hé mở. Nàng đứng nhìn con, hai mắt nó nhắm nhắm mở mở nhìn lên trần nhà. Sau một giấc ngủ dài, đứa bé mới ý thức được là mình đang ở một nơi mới. Ngọc hôn con trấn an, xong nàng đến bàn trang điểm. Bình thường lúc còn ở share nhà Toàn, Ngọc không có thói quen này. Nhưng bây giờ ở nơi mới đến, nhà thầy Phú Sĩ lại nhiều khách khứa, nàng phải chuẩn bị lại nhan sắc. “Lỡ thầy bận khách qúa nhờ Ngọc tiếp giùm thì cũng không có gì tệ lắm.”
Chiếc áo ngủ bằng lông nặng chình chịch được Ngọc cởi ra, căn phòng ấm cúng lạ lùng. Ngọc đưa tay vuốt má, xoa ngực một cách tự nhiên. Rõ ràng ông bà mình nói không sai, gái một con trông mòn con mắt. Cơ thể Ngọc lâu ngày không được xoa nắn trớ nên chắc nịch. Nhìn trong gương, xoay qua xoay lại, Ngọc mỉm cười đắc ý. Cái gương thiệt là có phúc, nhìn người đẹp một cách tự do thoải mái. Tóc Ngọc dài, nàng lấy tay vén qua một bên, che khuất phần ngực. Màu đen của tóc làm nền cho đôi nhũ hoa trãng tươi lốm đốm mấy nốt ruồi son màu hồng. Mình cũng không đến nỗi gì,” nàng tự nhủ.
Nhờ soi gương, Ngọc phát giác ra một lỗ hổng nhỏ nằm bên cạnh gương gần giường Ngọc nằm. Ngọc đến đó dán mắt vào, nhìn qua phía bên kia. Tối om, Ngọc không thấy gì cả. Phần cái lỗ quá nhỏ. “Có lẽ người ở trươc đóng đinh loại bự treo tranh nên đã tạo ra lỗ hổng này.” Tự nhiên Ngọc cảm thấy như có con mắt nào phía bên đó đang chĩa tia nhìn vào nàng. Bản năng tự vệ xui Ngọc lùi lại. Nàng ưỡn ngực ra, hình như muốn dùng đó làm vũ khí chống lại tia nhìn lén phía bên kia tường, nếu có Động tác này làm xương sống của nàng kêu răng rắc.
Đã ơi là đã Ngọc lim dim mơ màng, nghĩ xa xôi. “Cũng, lâu rồi, không có chuyện gối chăn.” Người nàng mất đi vẻ dịu dàng nhún nhảy. Ông trời cũng hay thiệt, nếu âm dương đìêu hòa thì tấm lòng bớt rạo rực, đàng này cứ giữ gìn mãi cũng thấy khó chịu. Ngọc đưa hai bàn tay bóp vào nhau tìm hơi nóng, máu trong cơ thể chạy rần rần. Nàng bẹt hai chân ra làm thế hít thở, hy vọng tống tan ẩn ý đang lởn vởn trong đầu. Đôi chân Ngọc thon đều, dài thườn thượt, đám lông măng chạy dài từ trên xuống dưới, quắc thước lạ lùng. Chỉ bàn tay chạm vào mới thấy cảm giác, còn mắt nhìn lơ là, ngỡ rằng nàng đang mang vớ mỏng. Bất chợt Ngọc nhớ tới ông chủ nhà cũ, “ông ta khoái mình là phải lắm.” Đàn ông nhìn đàn bà đẹp mà không biết hứng thì họ thuộc loại bỏ đi? Đến đây Ngọc bỗng cảm thông cho bất cứ người đàn ông nào có ý muốn tấn công nàng. Hoa có nhụy, ong bướm nào lông muốn bỏ vòi đâm chọc?
Có tiếng gõ cửa phòng nhè nhẹ. Âm thanh lăng tăng dội vào trong. Ngọc giật mình, nàng hướng mắt về nơi chốt cửa. Hình như có nglrời dùng hai ngón tay nhịp vào gỗ nên nghe rất đều, có phần êm dịu. Ngọc vẫn chưa chịu lên tiếng. Trong nhà, ngoài mẹ con Ngọc đang share phòng với thầy Phú Sĩ, không còn ai khác. Ngọc chắc thầy muốn gọi nàng nói một điều gì đó. Có tiếng nói lọt qua khe cửa từ ngoài tông vào:
– Ngọc, Ngọc, em thức chưa?
Rõ ràng tiếng của thầy, giọng thầy hơi “đớt” cũng êm ả như lúc thầy hát.
– Có gì đó thầy, chờ Ngọc một chút!
Ngọc khoác chiếc áo “di cư” lên người, chiếc áo này rất dầy. Khi nàng tới phi trường San Francisco, hồi ở đảo mới qua, người ta phát cho mấy người tỵ nạn mỗi người một cái, gọi là quà tặng đầu tiên của hội Thiện nguyện dành cho người mới tới. Ai cũng có một cái áo giống như vậy. Bạn bè Ngọc gọi đùa là áo “di cư”. Bởi mặc nó vào, người ta biết ngay là dân mới tới. Nhìêu người qua cùng lượt với Ngọc chắc đã vứt bỏ chiếc áo “dầy cui” này rồi. Riêng Ngọc, nàng cứ giữ nó làm kỷ niệm. Chiếc áo “di cư” có khả năng làm người ta ấm trong bất cứ hoàn cảnh lạnh lùng nào. Ngọc khoái nó ở chỗ đó.
Ngọc mở cửa. Thầv Phú Sĩ nhoẻn miệng cười:
– “Hai” Ngọc.
Ngọc gật đầu đáp lễ.
– Sao, đêm qua ngủ được không?
Cam ơn thầy, dễ chịu lắm.
– Ở đây vắng vẻ tich mịch, ai cũng thích hết. Thầy ít cho ai share, thấy Ngọc mẹ goá con côi, thầy tội, mới cho ở đó.
Ngọc không nói gì qlla câu chuyện đây ân tình của thầy. Nàng ngước mắt nhìn thầy, chớp chớp mi ra điều tri ân lòng tốt của thầy. Da thầy trắng, mắt thầy sáng, môi thầy hơi phơn phớt đỏ. Thầy nổi bật trong bộ áo quần bà ba màu xậm. Trông thầy đạo mạo và tinh khiết hết sức. Nếu cái miệng thầy nhỏ lại một chút thì coi như toàn hảo. Ngọc lên tiếng:
– Thầy gọi em có chuyện gì đó thầy?
– Ờ… ờ… mớl dọn tới chấc chưa chuẩn bi ăn sáng. Thầy có mấy thùng mì với lạp xưởng của khách tặng, Ngọc cần dùng, cứ tự nhiên.
Ngọc cúi đầu cảm động. “Người chủ nhà này thiệt là lịch sự, chưa chi đã lo cái ăn cái uống cho người ớ share.” Sẵn thấy thầy đang vui vẻ cởi mở, Ngọc nhớ tới cái kính trong phòng bị nứt. Ngọc vừa vân vê bâu áo, vừa nói khẽ:
– Thầy ơi, Ngọc có cái đìêm này không biết hên hay xui, định nhờ th’ây đoán dùm.
Thầy Phú Sĩ sướng ra mặt:
– Đâu đâu cái gì đó Ngọc?
– Ở đây nè…
Vừa nói, Ngọc vừa lui vào phòng. Dĩ nhiên thầy được dịp tiến lên theo. Ngọc dừng lại ngay tám kính, đưa tay chỉ nơi rạn nứt:
– Sáng nay soi gương, Ngọc chợt nhân ra cái kính này bị nứt. Ngọc không biết từ bao giờ, nhưng nghe người ta nói kính nứt xui lắm, thầy giải giùm em coi…
Thầy Phú Sĩ lấy lại phong thái, vẻ mặt nghiêm trang, thầy xoè bàn tay năm ngón dài, lần lần mấy đôt tay, miệng lẩm bẩm.
Ngọc đứng im thin thít, tôn trọng sự bói toán linh thiêng của thầy quay sang Ngọc, thầy chu chu mỏ khiêu gợi:
– Cái này “tiền hung hậu kiết,” báo hiệu Ngọc vừa gặp một chuyện không may, nhưng đã qua rồi, có quới nhơn độ.
Ngọc cúi đầu bẽn lẽn, nàng nói nhỏ: “Quới nhơn ở đây chắc phải là thầy.”
– Ngọc không tin thầy sao mà hỏi vậy?
– Hổng phải, nhưng Ngọc cần biết chắc để tính chuyện tương lai.