Ông Tư ngần ngừ:
– Hình như tôi thấy cô Lan này không giống mấy người làm ăn.
– Cháu cũng đang nghĩ vậy, nếu bán xe cơm thì phải là dân lao động, chứ cô này coi trắng trẻo, ăm mặc lại điêm dúa, khác hắn với cô tên Sáu.
Ông Tư bỗng vỗ đùi một cái thật mạnh:
– Thôi, tôi biết rồi, cái nhà ở ngay gần khu nghĩa địa, cách có một con hẻm nhỏ. Không lẽ là tụi nó sai mấy con nhỏ này tới đây dọ thám.
Song lắc đầu:
– Cháu không nghĩ như vậy đâu, vì chẳng dại gì chúng nó vác xác tới đây, lại mời mình tới nhà.
Ông Tư còn nghi ngờ:
– Tôi nghĩ phải cẩn thận là hơn.
– Cháu cũng nghĩ như vậy. Tuy nhiên nhất định phải tìm cho ra tông tích tụi này.
Bỗng Song sực nhớ ra eon nhỏ Dung là người giới thiệu Sáu và Lan:
– Cháu có cách rồi, nhưng chú đừng nói với đứa nào chuyện này, cháu đi hỏi con bé này thì biết ngay.
Ông Tư ngạc nhiên hỏi:
– Ai mà biết tụi nó vậy?
Song cười:
– Chú quên nó nói con Dung giới thiệu nó tới đây à?
Ông Tư chợt nhớ ra:
– Ừng, chút nữa quên mất. Con Dung làm ở động thằng Sáu Lai, ngay cuối hẻm nghĩa địa. Con nhỏ mà ấy tháng trước tới đây học hết hai đường quyền. Tôi có
cho nó cái khăn với ông Phật nanh heo nữa. Chú thử kiếm nó xem.
Song nhìn trời, những đám mây đen thật thấp làm cho không khí ẩm ướt lạ thường. Có lẽ trời lại sắp mưa.
– Thôi cháu đi đây, có chuyện gì cháu eho chú hay ngay.
– Ừ, chú đi đi, nhưng đừng có đi luôn đấy nhé.
Song cười hì hì, chàng dắt xe ra sân, quẹo tay trái, đi theo đường sau nhà để tránh gặp Sáu và Lan. Song cố ý đi thật mau, vừa để lánh mặt Sáu và Lan, vừa để chạy cơn mưa có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Con đường thật sạch vì cơn mưa như thác dổ mấy hôm nay. Những lúc mưa nho nhỏ đường đất trong xóm này trơn trượt, nhưng mưa lớn lại thật sạch sẽ, lâu lâu có những chỗ trũng nước đọng thành từng vũng nhưng không lầy lội mấy.
Tới đường xóm mới, Song quẹo xe ehạy một qưãng, tách ra phía sau nghĩa đia, cho xe chạy vào con hẻm nhỏ, hẻm này bà con gọi là hẻm nghĩa đia, đầu hẻm ở đường Dương Công Trừng, cuối hẻm đâm ra Sở Bông và Giải Trí Trường Thi Nghè. Động Sáu Lai nằm ngay cuối đường xóm mới, nhưng căn nhà cho em út đi khách lại nằm trên hẻm nghĩa địa, khách chơi có thể vào nhà mặt tiền ở đường xóm mới, rồi theo em út đi ngã sau qua mấy căn phòng nhỏ ,ở hẻm nghĩa địa, ngay sau nhà, còn những khách quen có thể đi ngã sau, đẩy xe vào cổng hậu của căn nhà lớn để mọi người khỏi chú ý. Chủ động là Sáu Lai, anh ehàng nghĩa quân ở vùng này. Thực ra Sáu Lai chẳng biết ất giáp gì ba cái vụ em út này, nhưng bà vợ đứng ra làm, dựa vào sự quen biết của chồng, nên công việc làm ăn cũng khá trôi chảy. Song biết Sáu Lai mấy năm về tnlớc, một hôm anh ta tới xin học võ. Ông Tư giới thiệu Song, thế là Sáu Lai lôi Song về nhà, tử đó mọi người trong động coi Song như người trong nhà, chàng thường ghé chơi luôn, đi uống cà phê với vợ chồng Sáu Lai, nơi đây tự nhiên là một chỗ lấy tin tức thường xuyên của chàng. Song vừa cho xe chạy vào sân, trời đổ mưa lớn, vợ Sáu Lai thấy Song chạy ra mở cửa ngay:
– May quá, vô đi, vô đi anh Song, trời mưa lớn rồi.
Song cười hì hì:
– Cám ơn Sáu, chút xíu nữa ướt hết rồi.
Thôi vô đây làm một chai la-ve đi cho ấm bụng, còn nếu có hứng thú, bảo em nào nó đưa lên lầu đấm bóp cho.
Song nói đùa:
– Sáu à, Sáu Lai đi làm chưa về phải không? Cần gì kêu ai nữa?
Vợ Sáu Lai biết Song nói chơi, hàng ngày chàng vẫn như vậy:
– Thôi đi anh ơi, em già rồi, cho không anh còn kêu lính bắt nữa đó, tại anh Sáu cù lần mới lấy em làm vọ thôi.
– Ấy, Sáu đừng nói thế chứ. Thằng Sáu Lai phúc bảy mươi đời nhà nó mới gặp em đó. Đâu có như anh. Vợ Sáu Lai cười tình, liếc xéo Song, nàng vẫn có cảm tình với anh chàng tình báo này. Chàng pha trò thật có duyên và nhất là làm lơ việc làm ăn của nàng. Đã nhiều lần nàng bảo chồng đưa tiền cho Song xài, nhưng chẳng bao giờ Song lấy. Chẳng bù với những đồng nghiệp kháo cơ quan của Song, xua không đi, đuổi cũng tới. Ít lấy ít, nhi~u lấy nhiều, thật là khổ. Cũng chỉ vì làm ăn nghề này nên phải chịu hết mọi người. Có một lý do nàng thích nhất ở Song là những nhân viên an ninh trong vùng này, ai eũng biết chàng, hễ khi nào họ tính tới kiếm ăn mà thấy Song ngồi trong nhà nàng là lẩn đi ngay, không anh nào dám léng phéng. Thấy Song đưa mình lên, nàng cười híp eả mắt, vỗ mạnh vào lưng chàng:
– Cái ông quỉ sứ này.
Song cố né nhưng chàng đã đứng sát vách tường nên né không kịp bị nàng đập mạnh vào vai, chàng suýt soa, vợ Sáu Lai cố tình đứng sát vào, ép ngực lên lưng chàng. Song cũng chắng lạ gì ~ợ Sáu Lai vẫn tiếp khách, nhưng chỉ có những thành phần đặc biệt mới được nàng chiếu cố những cử ehĩ này do đó đố”l với Song cũng là thường.
Vợ Sáu Lai không phải cố khiêu khích Song lần đầu. Nàng đã thử nhiều lần, nhưng chưa bao giờ Song đi quá trớn. Hôm nay mấy đứa em đang xúm nhau đánh tứ sắc ở nhà dưới, trời lại đổ mưa lứn, không có ai ở đây, hơn nữa, Sáu Lai lại di trực tới sáng mai mới về làm cho nàng bạo dạn hơn. Không hiểu vô tình hay cố ý, bàn tay Song đang buông thõng lại kẹp ngay phía dưới nàng, Sáu lấy đùi ép cứng tay chàng lại. Bàn tay bị giữ chặt, Song không làm sao rút ra được, chàng eảm thấy rõ những gì đang bi ép chặt vào tay. Ngllời ehàng bắt đầu nóng lên, Song nghe được eả hơi thở của Sáu bên tai mình. Tiếng nàng thì thào:
Bây giờ anh chạy đi đâu?
Song đánh trống lảng:
– Em không sợ thằng Sáu Lai nó ghen à?
Sáu cười khúc khích:
Thôi, anh đừng làm bộ nữa. Có gì che được mắt anh đâu. Chĩ sợ anh chê thôi.
Song cười gượng:
– Ai mà dám chê.
– Thật không? Thử đi… .
– Nói thật, thề thì thề chứ sợ gì?
Sáu lấy một bàn tay bịt miệng Song lại, cướp lời:
– Thôi đừng có thề bậy thề bạ. Ông thần Bạeh Mi ở đây linh lắm đó. Em tin anh mà, lên nhà trên làm một chai la-ve cho ấm bụng đi.