bánh này à, mì gói còn cả thùng em biết anh để đâu rồi, nấu cho ba má ăn đi. Rồi ra đây.
Nga đinh đứng dậy, Song kéo nàng lại:
– Anh muốn thàng Tâm làm thôi, còn em ngồi đây.
Song kéo luôn Nga vào lòng, chàng ngồi dựa vào vách ván, khi Tâm đi rồi, Song hôn lên môi Nga, nàng ôm lấy cổ chàng nhắm mắt lại. Nắng sáng đã rọi vào lan can và lấn dần vào nhà. Một lúc sau, Tâm bưng mì, bánh và trà ra. Nga ngạc nhiên hỏi:
– Sao mày làm mau quá vậy?
Tâm cười hì hì:
– Má nấu nước từ sáng, em ehỉ bỏ trà vào thôi. Má
biểu Báng ăn mì cho chắc bụng.
Song cười hể hả:
– Bây giờ anh mới biết tại sao ai cũng thích lập gia đình Có bàn tay eác bà vô là cái gì cũng Bẵn sàng.
Cả ba cùng cười vui vẻ, tiếng chim hót líu lo cùng với tiếng gió lùa qua những tàu dừa nước quanh nhà. Vừa ăn, Song vừa nói:
– Nói tới buôn lậu và ăn trộm thì phải nói ngay tới Thương Cảng. Vậy cố nhớ những gì anh nói để khi bắt tay vào việc không thất bại. Thương Cảng một phần lớn nằm trên đất Khánh Hội thuộc quận Tư, một phần nằm trên đất Thủ Thiêm và Nhà Bè, nhưng nói chung là dọc theo sông Sàigòn. Những nhà kho thì ở quận Tư, có từ kho l tới kho 13. Những kho khác kéo dài qưa cầu Trình Minh Thế. Ngoài ra, còn có kho Nhà Rồng ở ngay trước bót cảnh sát Thương Cảng. Dọc theo Bông Sàigòn, tử kho Nhà Rồng tới kho 18, qưa cầu Trình Minh Thế một khúc dài, có những chiếc phao eũng đánh số để tầu neo tại đây bốc rỡ hàng. Các kho hàng được tập trung lại trong một vùng rào dọc theo bờ sông Sàigòn tại đia giới quận Tư. Cửa vào Thương Cảng ngay kho 5, nên người ta gọi là cổng kho 5. Qua cổng phải qua một trạm gác cảnh sát thương cảng ở bên phải. Phía bên trái là văn phòng của quan thuế, đi sâu vô thêm một chút, đụng ngay tòa nhà làm việc của quan thuế và ty hải cảng. Ở kho 8 có một chi An Ninh Quân Đội và gần kho 1 có một trạm quân cảnh. Tất cả mọi hoạt động của thương cảng hầu hết ở đây Tuy nhiên, vấn dề buôn lậu và trộm cắp không xảy ra ở khu này nhiều, mà xảy ra dưới sông, trên các thương thuyên. Nói tóm lại là ngoài các phao.
Mình phải phân biệt hai loại người: dân ăn trộm và dân buôn lậu. Cả hai loại này làm ăn lớn có, nhỏ có. Từ ăn cắp vặt, một vài chục cho tới tổ chức ăn cắp đại qui mô, một vài triệu. Buôn lậu cũng vậy, một vài chục đũa, năm ba cái bình thủy Trung Cộng eho tới cả thùng đồng hồ vàng hoặc từng túi hột xoàn. Phương cách buôn lậu hoặc ăn trộm thì cũng dùng tàu hoặc ghe cặp vô thương thuyền rồi chuyển vô bờ. Đó là tất cả đại cương về bộ mặt buôn lậu và trộm eắp tại Thương Cảng. Vấn đề an ninh và kiểm soát trên sông Sàigòn, đúng ra là của Hải Quân, nhưng trên thực tế cảnh sát Thương Cảng phụ trách, vì họ dùng những ca-nô nhỏ và nhẹ, lại chạy nhanh để đi tuần ngày đêm quanh các thương thuyền thả neo tại các phao. Thường thì có hai nhân viên cảnh sát thương cảng trên một chiếe ca-nô. Ngoài ra cảnh sát thương cảng còn thả một số nhân viên chìm lên các thương thuyền. Trên lý thuyết và về phần trách nhiệm, cảnh sát thương cảng chiu trách nhiệm, nhưng trên thực tế, tất cả các cơ quan an ninh dều có mặt tại đây. Đứng đầu phải nói Tổng Nha Cảnh Sát, Cảnh Sát Đô Thành, Cảnh Sát quận 9. Ngoài ra còn có Trung ương Tình Báo, An Ninh Quân Đội, An Ninh phủ thủ tướng, An Ninh Tổng Thống phủ, nghĩa là không thiếu bộ mặt an ninh tình báo nào cả. Lý do là tiền! Có nhóm cấp trên cử tới, có nhóm tự ý tới. Tuy nhiên, họ đều có mặt và hoạt động rất hăng hái.
Đó là đại khái về địa thế và vấn đề kiểm soát của chính quyền ở thương cảng Sàigòn với các tổ chức trộm cắp và buôn lậu. Các em đã hiểu chưa?
Nga nhoài người ra:
– Em không ngờ eâu chuyện này hấp dẫn quá.
Song nhấp một ngllm trà, nói tiếp:
– Chưa đâu, bây giờ mới tới phần hấp dẫn đây.
Cả Nga và Tâm ngồi nghe chăm chú, Tâm hỏi:
– Còn cái gì hấp dẫn nữa, nói đi anh.
– Chẳng những hấp dẫn mà còn ly kỳ nữa. Vì chúng ta nhập cuộc? Như anh đã nói, cảnh sát thương cảng dùng ca-nô đi tuần và dân trộm cắp, buôn lậu dùng ghe nhỏ chở hàng. Ghe nhỏ chạy bằng máy đuôi tôm, lại chở hàng nặng, còn cảnh sát dùng ca-nô nhẹ, lại trang bị máy Johnson, thử hỏi cái đám làm ăn bất hợp pháp này có dễ qua mặt cơ quan chính quyền không?
Tâm nói ngay:
– Khó là cái chắc rồi.
Song cười:
– Khó mà dễ.
Nga mỉm cười:
– Hối lộ!
Song tát nhẹ lên má Nga, khen:
– Cưng của anh thông minh thật, chắc chắn sẽ thành bà chúa thương cảng chứ không sai.
Tâm hỏi: .
– Hối lộ rồi thì sao hả anh?
– A, hối lộ rồi thì cứ việc đi chứ còn sao nữa. Còn ai bắt mà Bợ.
Tâm gật gù:
– À làm ăn cái kiểu này dễ dàng quá?
Không có dễ đâu chú bé. Vì khi làm ăn, họ phải biết hối lộ eho ai, bằng cách nào, và làm sao cho đúng nơi đúng chỗ. Nói tóm lại, rất khó, nhưng mọi người đã làm được. Bây giờ tới phiên mình. Anh muốn Tâm và Nga phải ra quân chứ anh không trực tiếp hành động được Anh sẽ chĩ dẫn và lấy tin tức cho tụi em thôi. Bây giờ như thế này. Hai đứa em mang súng theo, đi ghe của anh vì có máy đuôi tôm. Tụi em chờ con nước ròng sẽ khởi hành vào ban đêm, vì tụi này chĩ làm ăn về đêm mà thôi. Khi các em tới phạm vi thương cảng là bị ca-nô cảnh Bát xét ngay, tụi nó biết ai hốỉ lộ, ai không hối lộ. Các em cứ để cho họ xét. Nga lái ghe, còn Tâm ngồi trên, khi ca-nô cảnh sát cặp lại, Tâm bắt dây cột ghe mình vào ghe nó. Thay vì đưa giấy tờ cho họ xét thì dí súng vào đầu nó, phải cướp ngay cái máy truyền tin và tắt đi liền. Xong đâu đó, lột nón tụi nó và lột áo mặc vào, cả Nga lẫn Tâm cùng biến thành cảnh sát, trói tụi nó lại ném lên ghe mình, lấy mền phủ lên. Bây giờ các em chạy dọc theo eác phao, hễ gặp ghe là xét, lấy hết hàng rồi đuổi tụi nó đi, hễ đứa nào cự nự đập cho một báng súng, ném lên ghe nó, thả trôi luôn, không đứa nào chết đâu Nhớ là khi nước ròng, các em đi xuôi theo chiều nước nên rất mau, bởi vậy phải hành động thật nhanh và khi lấy được nhi~u hàng rồi thì xuôi theo chiều nước đi luôn chứ không được đi ngược trở lại nữa. Đi tới Cần Giờ thì bỏ hai thằng cảnh sát lên ca-nô của nó, lấy hết pin trong máy liên lạc ra, xả hết xăng trong máy ca-nô rồi thả trôi luôn. Các em chèo ghe vào một con lạch nào gần đó, kiếm đường về đây, anh sẽ đưa cho em một cái bản đồ để nghiên eứu kỹ và Nga dùng ghe của anh đi quan sát đường di trước, phải thuộc lòng đườhg đi vì những con lạch ở Thủ Thiêm như mạng nhện, khó nhớ lắm, hơn nữa, còn những eon lạch cụt, đâm đầu vô là hết ngõ ra. Các em nghĩ sao?
Tâm hăm hở:
– Hết xảy, chị Nga lo đường đi nước bước trước đi, em bao dàn.
Nga cười gượng:
– Đường xá thì không lo, nhưng cái vụ xét ghe thì em chưa làm bao giờ.
Tâm nói ngay:
– Khỏi lo, chị lo lái ghe, em nói bao dàn mà. Song hỏi Nga:
– Anh biết em có thể chèo ghe, nhưng ca-nô cảnh sát lái được không?
Nga gật đầu:
– Em đã thử rồi, hồi đó ông xã em là lính quân vận nên tập cho em ba cái thứ đó rành lắm.