VN88 VN88

Những vĩnh biệt buồn tênh

Truyện ngắn những vĩnh biệt buồn tênh do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn những vĩnh biệt buồn tênh.

Nhung vinh biet buon tenh

Xem truyện ngắn: Những vĩnh biệt buồn tênh
Tác giả: Việt Hải

Tôi rời Sài Gòn cùng với gia đình chú tôi ngày tôi lên 18 tuổi như măng non, chưa biết nhiều về cuộc đời. Trên chuyến tàu vượt biên định mệnh mang tên KG09, tượng trưng cho con số hên 9 nút đó đã không đem lại một chuyến hải hành êm xuôi để cho chúng tôi nhiều may mắn, mà trái lại rất nhiều xui xẻo. Chúng tôi gặp giặc cướp bóc nhiều lần. Khi tàu bị bọn hải tặc đánh chìm, chỉ còn một nhóm nhỏ sống sót được cấp cứu đưa vào bờ.
Chú Lâm của tôi trong cặp mắt mất thần, dáng người ủ rũ như người điên dại, tôi thật tội nghiệp cho chú vì khi tàu bị đắm, chú đau xót nhìn thân nhân mình kêu gào mà chú không thể cứu được thiếm và hai đứa con nhỏ Vĩnh và Thụy. Tất cả 152 người bị chết chìm và còn lại 9 người sống sót. Mường tượng lại nỗi sợ kinh hoàng hãi hùng hàng trăm người la hét, khóc thét vẫn là sự ám ảnh muôn đời cho tôi. Từ tỉnh Kiên Giang phía nam Việt Nam, lòng tôi vừa lo sợ, vừa bùi ngùi theo bầy chim bỏ xứ ra đi, xuyên qua biển Cao Miên có hải cảng Kompong Som thật đẹp, trước khi vào lãnh hải Thái Lan tàu chúng tôi bị chận cướp 6 lần, đàn bà bị làm nhục và đàn ông kháng cự bị đánh đập và bị giết chết, xác bị ném xuống biển. Vào biển Thái Lan chúng tôi bị cướp thêm 2 lần nữa và rồi chúng tôi chẳng còn gì cho bọn cướp, chúng đục phá tàu chúng tôi trong nỗi vui sướng rất man dại.

Khi 9 người chúng tôi ôm ván hay các vật trôi nổi lềnh bềnh trên biển, chiếc tàu đánh cá Thái Lan thứ 9 lại nhân đạo ra tay cứu vớt chúng tôi. Viên thuyền trưởng người Thái Lan gốc Triều Châu, có nước da ngâm đen sạm, trong gương mặt hiền từ nói tiếng Tiều với chú Chương, bạn của chú Lâm là ông sẽ đưa chúng tôi vào gần bờ thuộc tỉnh Songkla, từ đó chúng tôi bơi vào bờ và hãy khai báo là thuyền bị đắm. Vì các tàu đánh cá Thái Lan không được phép đưa người tị nạn chui vào đất Thái. Trong nỗi xót xa cho thân phận dân tị nạn Việt mất mát quá nhiều, tôi hiểu nỗi khó khăn của ông thuyền trưởng người Tiều này.
Chúng tôi trình diện đồn cảnh sát gồm 7 người đàn ông và 2 người phụ nữ là Dung Nhi 20 tuổi và Quỳnh Chi 27 tuổi được đưa vào bệnh viện cấp cứu vì họ bị làm nhục nhiều lần. Tuy vậy, họ may mắn sống sót, những phụ nữ khác đã vùi thây vào lòng đại dương bao la, hay biển cả vô tri của sự sợ hãi.
Tôi xếp hàng đi lãnh thức ăn, đem về mấy lít gạo, dầu ăn, muối, cá mòi hộp do Cao Ủy Liên Hiệp Quốc nuôi người tị nan. Tôi lo việc nấu nướng, chú Lâm thường ở lại căn nhà tạm trú của chúng tôi, ông nghĩ ngợi, buồn rầu bâng quơ, rồi có khi chú khóc như trẻ thơ vì ông nhớ vợ, nhớ con. Tôi tội nghiệp chú, trong sự liên hệ gia đình chú là chú ruột áp út của tôi, khi chú đau lòng mất người thân thì đó cũng là nỗi đau đớn của chính tôi. Tôi nghĩ ông bà nội tôi, bố mẹ tôi sẽ buồn nhiều lắm khi nhận được tin xui xẻo, chẳng lành này về chuyến đi của chúng tôi. Ngày rời Sài Gòn, chúng tôi len lén ra đi về miền Tây mà không hề thông báo cho bà con hay bạn bè vì an ninh của chuyến đi chui. Tôi nhớ đêm ngủ trọ tại Rạch Giá, chú Chương sắp xếp cho nơi ăn chốn ở của chúng tôi, trước đó chú bảo chúng tôi lúc ở Sài Gòn ráng ngâm nắng cho da đổi màu nâu sạm như các ngư phủ đánh cá miền duyên hải thì mới đóng kịch “Vượt Biên” được. Vĩnh con trai lớn của chú Lâm 12 tuổi rất vui vẽ nói chuyện với em gái nó Thụy 9 tuổi, hai đứa bảo nhau mai này sang Mỹ thì bố mẹ chúng sẽ cho đi máy bay đó đây, chúng nhìn máy bay trên bầu trời mà thèm thuồng. Tôi cố nhóm lửa khói nhiều quá cay mắt tôi, hình như tôi khóc vì củi tươi còn chưa ráo nhựa hay tôi khóc vì nỗi xót xa xa nhà, xa quê hương, khóc cho cái giá tự do quá đắt, quá thê thảm, nhất là nhớ lại khi nhìn người thân kêu gào và từ từ chìm vào lòng biển cả bao la. Trời nóng oi bức của vùng nhiệt đới, chú Lâm quấn cái mền quanh cơ thể ngủ ngon sau nhiều đêm khó ngủ, ông trằn trọc như điên loạn.

Tôi đi ra ngoài vòi nước công cộng xách nước về, cạnh nhà chúng tôi là nhà chú Chương. Chú Chương cũng chẳng khá hơn chúng tôi, ông mất vợ và 4 đứa con, người con trai chú nhỏ hơn tôi một tuổi là Hoàng lại đóng vai trò đầu bếp như tôi, nấu nướng lo cho ba nó.
Những hôm sau đó hai người con gái Dung Nhi và Quỳnh Chi được giao về lại cho chú Chương vì ông là người đã đứng tên chủ “hộ” cho 2 cô này, chú đã ký nhận bảo lảnh hai cô gái này khi lên đất liền, Quỳnh Chi là cháu ruột của chú Chương và gia đình ba mẹ Dung Nhi vốn là bạn rất thân với chú thiếm Chương và họ đã tử nạn cùng chuyến tàu định mệnh KG09.
Mấy ngày sau đó bọn chúng tôi 4 đứa chị Quỳnh Chi, Dung Nhi, Hoàng và tôi thường sinh hoạt chung. Mấy người bạn bè chú Lâm và chú Chương từ các nước tự do gửi tiền cho, chúng tôi bắt đầu ăn “thịnh soạn” hơn, chúng tôi mua rau cải, đường, đậu, các thức ăn tươi cho các bữa ăn dinh dưỡng hơn trong ngày. Người Thái Lan địa phương có các hoạt động buôn bán cho người tị nạn, nhu cầu gặp nhau đôi bên đều có lợi. Một hôm tôi nhóm lửa cho Dung Nhi nấu chè đậu xanh vì chú Lâm mấy hôm không ăn uống gì cả, tôi mua đậu xanh và nhờ Dung Nhi sang nấu. Khi đợi cho chè chín, tôi và Dung Nhi tâm sự trao đổi nhiều mẫu chuyện tìm hiểu về nhau. Tôi biết chị rất đau buồn vì sự mất mát gia đình, nhưng nghị lực phấn đấu chị vẫn còn, chị là ngượi có bản lãnh và sự tự tin. Chị tìm hiểu từ bạn bè trên các nước gửi thơ cho chị, chị góp ý cho tôi nhiều kế hoạch cho tương lai. Chúng tôi cùng đi học Anh văn, chị chỉ dẫn tôi về bài vở. Tôi đề nghị chị sang đi bên gia đình tôi bằng cách “ghép form” với tôi. Tôi kể cho chú Lâm nghe vụ “ghép form” mà ông không phản đối gì cả.
Một hôm chị và tôi đi học Anh ngữ về, chúng tôi gặp chú Lâm và chú Chương đang chuyện trò gần phòng thông tin, chị ngỏ ý với hai chú là chị xin dọn sang nhà chúng tôi để hợp cho cung cách “ghép form”, vì hai đứa tôi cần đi chung và như vậy chị giúp tôi thêm, hai chú đồng ý vì gia đình tôi sẽ interview với phái đoàn Mỹ tuần sau và chú Lâm có thứ tự ưu tiên sẽ sang Mỹ trước. Chú Lâm khi xưa sang Mỹ du học và về xứ làm cho công ty xăng Esso, chú được phái đoàn Mỹ cho lên danh sách ưu tiên đi Mỹ. Phần chú Chương được người em gái tại Cali đứng ra bảo lãnh, nhưng hồ sơ chưa phỏng vấn vì giấy tờ chú kê khai bị trục trặc, không ăn khớp nên người em gái từ Mỹ sẽ gửi sang bổ túc xác nhận lý lịch thêm.

Như vậy trong “hộ”, tức gia đình chúng tôi gồm người chú, người cháu và cô fiancée Dung Nhi được đi Mỹ trong 2 tuần nữa. Trong cái thâm tình theo ngày tháng đã gần gủi nhau và để hợp lý cho vấn đề hôn nhân giả “ghép form”, Dung Nhi yêu cầu tôi gọi Dung Nhi bằng tên, thay vì bằng “chị”. Thế là cái đêm sau buổi sáng được vinh dự “đậu” đi Mỹ, Dung Nhi nấu nồi chè đậu đỏ khoản đãi bạn bè, chòm xóm. Tôi đóng vai chú rể trẻ 18 trăng tròn làm chồng tương lai Dung Nhi 20. Bạn bè chia vui chúng tôi và kèm theo tí ti chế nhạo chúng tôi. Nhưng hình như ít người biết sự liên hệ thật sự giữa hai chúng tôi, vì nhiều hôm Dung Nhi dạy tôi các bài tập Anh văn xong tôi tự nhiên ôm hôn cô giáo Dung Nhi, và nàng lại rất hấp dẫn trong tâm trí của tôi và khi tôi hôn thì Dung Nhi lại không tỏ vẽ phật ý gì cả. Dung Nhi kể là nàng có người em bằng tuổi tôi, nhưng đã qua đời vì bệnh sốt xuất huyết hồi nhỏ, nàng thương tôi như em vậy thôi. Hơn nữa, trong cái trại tị nạn xa lạ này tôi bảo vệ cho nàng. Khi Dung Nhi hay Quỳnh Chi đi các nhà restroom công cộng tôi theo hộ tống đứng ngoài canh gác vì các phường ba gai, du đãng hay phá quấy trong trại. Mỗi chiều tối nàng đi tắm thì cách tắm tại trại tị nạn này là thật là buồn cười vì sơ khai như các bộ lạc thuở xa xưa, nàng vấn cái sà rong rộng thùng thình vào ngang người, và tôi giúp nàng xối nước gội đầu, cái nhà tắm lộ thiên chơi vơi như vậy nằm ngay ngoài sân sau nhà, cũng tiện vì khỏi phải đi xa. Nàng rất sạch sẽ, hầu như mỗi ngày nàng đều phải tắm gội, và mỗi ngày tôi phải xách nước cho cô giáo này tắm, chính vì thế tôi thấy “con chuôt” ở hai bắp tay tôi càng ngày càng rắn rỏi hơn. Cái thẹn thùng và kỷ niệm cho tuổi đời chúng tôi khi nàng luồng tay vào sà rong kỳ cọ, tôi xoay mặt đi hướng khác, giả vờ như không biết để nàng tự nhiên làm công tác vệ sinh. Sự xa quê hương rồi chúng tôi đến với nhau thật tình cờ. Mấy hôm trời mưa ròng rã, tôi chạy ra ngoài mua đồ hay lảnh đồ cho gia đình, ban đêm tôi bị cảm sốt lạnh run, tôi nhớ bên ngoài hãy còn mưa rơi, hình như Dung Nhi say ngủ ở bên giường phía góc trái, tôi khẽ gọi nàng, nàng mau mắn thức dậy cạo gió và đánh dầu nóng cho tôi. Tại đây chúng tôi không có thuốc men trong đêm khuya mưa bão như thế này. Dung Nhi cho tôi hơi ấm từ bàn tay mềm mại và sự dịu dàng của nàng. Chúng tôi ngủ tiếp, lần này nàng sang ngủ giường tôi, chúng tôi ôm nhau ngủ khi bên ngoài vẫn còn mưa rơi và trời chưa sáng.

Ba người chúng tôi mang tâm trạng bỡ ngỡ như dân quê mùa lên thành thị, cái phi trường Los Angeles lần đầu tiên hiện ra trong ánh mắt tôi. Nó nguy nga vĩ đại, nó tôi tân, sang trọng như thiên đàng, chả bù với cái phi cảng Tân Sơn Nhất bé nhỏ hay ngay cả phi cảng Bangkok năm 1981, Bangkok hãy còn cái nét quê mùa lắm. Chú Quốc Dân là bạn học cũ với chú Lâm ra đón chúng tôi và tôi nghe mấy chú nói về chuyện vượt biên, về sự rùng rợn của chuyến đi, và nhiều mẫu đối thoại về đời sống và kỷ niệm khác. Trong khi đó đôi mắt tôi vẫn miên man dán vào cửa kính xem ngoại cảnh, để rồi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, ngẩn ngơ vì cái hiếu kỳ mới lạ của nước Mỹ. Chúng tôi dừng chân tại cái thành phố bé nhỏ, rất thanh bình, yên tĩnh được gọi là Simi Valley. Mấy người láng giềng của chú Dân và gia đình chú ấy ra nghênh đón chúng tôi với sự hiếu kỳ và thương hại. Có lẽ họ nghĩ chúng tôi vừa thoát nạn từ cuốn phim đẫm máu “The Killing Fields”, mà hình như gần đúng như vậy, chúng tôi có nước da sạm nắng cháy đen ngòm của vùng rừng núi của miền nhiệt đới như Thái Lan hay Cao Miên.
Mấy tháng sống tại Mỹ chúng tôi lần lần hội nhập vào đời sống mới. Chúng tôi thuê cái apartment 2 phòng, vẫn như thuở bên tị nạn trại Thái Lan, chú Lâm ngủ riêng, tôi và Dung Nhi ngủ chung phòng, đi học và đi làm tại đại học Moorpark College. Ba người chúng tôi đều lái xe. Chú Lâm đi làm lái xe hơn nữa giờ, ông cũng là mạnh thường quân nuôi chúng tôi hoc hành, vì chúng tôi chỉ có học bổng căn bản và hưởng lương Work Study bán thời gian với số lương khiêm nhường mà thôi. Theo hồ sơ di trú, chúng tôi vẫn là vợ chồng trên giấy tờ. Tôi và Dung Nhi hình như vẫn để nó yên lặng như vậy mà chưa có sự sửa đổi mới. Tôi biết tôi có thói quen hay ôm nàng khi chúng tôi ngủ. Ngày cuối tuần chúng tôi theo bạn bè đi chơi đó đây, chú tôi thường quanh quẩn xung quanh con phố nhỏ, hiền hoà này. Ông mệt mỏi vì đi làm lái xe đi làm xa, cuối tuần ông muốn nghỉ ngơi hay đi theo các bạn lớn tuổi của chú họp nhau tán gẫu. Phần khác vì lòng ông vẫn còn nhung nhớ, vương vấn đến sự mất mát vợ con. Dù mỗi lần đi chơi xa nhưng tôi thường nghĩ ngợi về chú. Tôi thật tội nghiệp chú, một người đàng ông chỉ 40 mà đã dở dang đường tình. Ông là người chồng, ngừơi cha nhân hậu, hiền từ. Với tôi, ông cũng là người chú tốt, ông đóng vàng cây cho tôi vượt biên và giúp tôi và Dung Nhi đi học.

Dung Nhi học ngành tâm lý học, còn tôi lại chọn ngành xã hội học. Chúng tôi học tiếp lên cao khi xin chuyển sang trường lớn, UCLA. Sau bậc cử nhân 4 năm, cả hai chúng tôi học tiếp lên cao học. Khi các trại tị nạn tại Đông Nam Á (ĐNA) càng xua đuổi, đẩy người tị nạn ra khơi hay đưa về nguyên quán, vì họ quá mệt mỏi chán nản người dân tị nạn chúng tôi, họ muốn giải quyết phức vấn nạn tị nạn Đông Dương. Tôi được mấy người bạn cũ trong trại tị nạn kêu gọi hãy trở lại ĐNA giúp đỡ người tị nạn. Chuyến trở lại ĐNA của tôi cả hai chú Lâm và Dung Nhi không ngăn cản và cũng không tỏ ý thích thú bàn luận gì cả. Với hai người này chốn cũ mà họ đã đi qua chỉ nhắc nhỡ những kỷ niệm quá đau buồn, họ không muốn khơi lại vết thương cũ nữa. Dung Nhi theo đuổi học tiếp ra tiến sĩ tâm lý học. Chú tôi mở cơ sở thương mại, ông bận rộn cả ngày. Ý ông hình như không muốn tôi ra đi như khi tôi thông báo ông là tôi sẽ về Á châu. Ông chỉ dặn dò tôi nên cẩn thận.
Nhóm bạn tôi tụ họp tại Hong Kong vì nơi này đồng bào đấu tranh dử dội. Chúng tôi gồm nhiều bạn trẻ từ Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Anh,… làm tình nguyện giúp đồng bào. Tôi muốn trở lại trại tị nạn cũ của tôi tại Thái Lan, nhưng chính quyền tại đây không muốn chúng tôi. Chỉ có hai nơi Phi Luật Tân và Hong Kong là dễ dãi cho chúng tôi hoạt động hơn các nơi khác. Và tai Hong Kong tôi quen một người bạn mới là Mai Lan. Mai Lan đã ghé qua trại tị nạn Hong Kong năm 1978 trên chuyến vượt biên được tàu thương thuyền Anh cứu vớt và mang vào tạm trú, tá túc tại đây. Nàng kể tôi nghe thời gian đó chính quyền và người Hong Kong đón dân tị nạn với tấm lòng mở rộng vị tha lắm. Gia đình nàng được thong thả ra phố kiếm việc làm. Nàng và người chồng cũ xích mích, gây gổ vì hai bên gia đình sui gia rất nghịch nhau, chàng bênh gia đình chàng, nàng bênh gia đình nàng. Họ tan vỡ và chia tay nhau trong cay đắng. Chàng bắt đứa con trai chung 3 tuổi, rồi cùng cha mẹ sang định cư tại Toronto, Canada. Nàng theo cha mẹ đi định cư tại Sydney, Australia. Tôi biết đất Hong Kong đông đúc dân chúng này cũng nhắc nhở nàng nhiều kỷ niệm nhiều vui buồn. Chúng tôi trao đổi nhiều kinh nghiệm làm việc tại trại cấm tại Hong Kong như trại cấm Chi Ma Wan, trại cấm White Head. Đây là trại giam giữ đông đảo dân tị nạn. Đỉnh cao của nó vào những năm đông nhất là 29.000 người. Kể từ năm 1989, Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện – Comprehensive Plan of Action (CPA) – ra đời, vấn đề thanh lọc gắt gao hơn, buộc đồng bào hồi hương.

Do đó việc làm chúng tôi càng khó khăn hơn, càng bề bộn, vất vã hơn. Vì di chuyển thường xuyên và quá bận tôi ít liên lạc với Dung Nhi và chú Lâm tại Mỹ. Cái thực tế mỗi ngày hoạt động ráo riết can thiệp cho nhiều hồ sơ đầy ắp tại Hong Kong, vô hình chung tôi gần gủi với Mai Lan hơn. Tôi thấy nàng có tấm lòng từ thiện và bác ái. Nàng thương người cô thế, nàng làm việc không mệt mỏi, làm quên thời gian để giúp đỡ đồng bào. Khi xưa nàng theo học tại Bác Ái Học Viện (Institut de Fraternité) trong Chợ Lớn. Buổi họp nhóm sáng nay nàng đưa ra những kế hoạch đối phó với hồ sơ thanh lọc cẩu thả của chính quyền Hong Kong. Nàng tốt nghiệp ngành luật khoa tại Canberra, nàng khôn khéo và lanh lợi, nàng có cái hấp lực vô biên khi tôi làm việc chung. Sự giúp đỡ đồng bào được đổ dồn về trại cấm White Head, nơi bị cảnh sát bố ráp, tấn công người tị nạn thô bạo và ép buộc họ phải lên đường hồi hương, đồng bào kháng cự mãnh liệt, nổi lửa phóng hỏa các barracks, ấu đả với cảnh sát, tuyệt thực, tự vận, rất thương tâm. Tôi còn nhớ Mai Lan cùng hai bà thiện nguyện viên Sally O’brien từ Mỹ và Meredith Miller từ Úc sang trong toán chúng tôi đã từng khóc ròng trong nỗi bất lực khi nhìn từng đứa bé ngây thơ hay từng phụ nữ yếu đuối bị khiêng đi như con vật rồi vất vào xe bít bùng tải ra phi trương đuổi về quê hương, họ kêu gào, van lạy, khóc lóc thảm thiết trong tuyệt vọng. Chúng tôi đứng chứng kiến trong nỗi đau xót, ngậm ngùi. Những người xui xẻo khi đi tị nạn cuối mùa, không như tôi hay Mai Lan, nhanh chân vượt biên sớm hơn họ.
Một hôm chiều trong nỗi buồn bã tuyệt vọng, Mai Lan rủ tôi đi ra phố ăn tối và nói chuyện đời. Trong buổi ăn hôm đó, tôi hiểu nàng nhiều hơn, tôi khám phá ra hai điều mà tôi chưa từng biết trước đây:
1- Hôm nay là ngày sinh nhật của nàng và
2- Nàng bảo là nàng yêu tôi.
Tôi vội níu tay nàng ghé ngay vào một cửa hiệu kim hoàn mua biếu nàng một cái đồng đeo tay, vì tôi thấy nàng bận rộn mà tay chẳng có đồng hồ. Phải nói là trong tâm hồn nàng, nàng chủ trương lối sống thật lòng, sống vui vẽ, sống thoải mái và sống giản dị. Tôi đeo đồng hồ mới vào tay nàng và chúc nàng sinh nhật thật hạnh phúc. Nàng mỉm cười và cho biết đi bên tôi là nàng đã có hạnh phúc rồi. Chúng tôi ra ngắm biển vào buổi chiều, Hong Kong là thành phộ ven biển. Mai Lan biết tôi có Dung Nhi trong tim thì nàng chỉ là người bạn trong chuyến công tác xa nhà này thôi.

VN88

Viết một bình luận