Con còn quá nhỏ để xuất gia. Vã lại, muốn xuất gia con phải được cha mẹ cho phép. Nhưng con có thể tu tại gia liền bây giờ, không cần phải vào chùa cạo đầu mới tu.
Ðoạn thầy Hải Thiện làm lễ quy y cho Xuân, ban pháp danh nàng là Thanh Hôi, chữ Thanh thuộc thế hệ thứ 41 giòng Lâm Tế, chi phái Liễu Quán, và chữ Hội, hàm ẩn sự việc bé Xuân sớm đã hội được nghĩa màu.
Sau khi quỳ trước Phật đài nguyện giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu?, bé Xuân cương quyết noi gương thầy trường chay để nuôi dưỡng hạt giống từ bi. Em ăn chay âm thầm, nên chỉ có thể dùng rau đậu nấu lẫn lộn với thịt, phương pháp mà em học được khi nghe hai thầy luận đàm về Lục tổ Huệ Năng. Em được hai thầy dạy dỗ tận tình, về Nho lẫn Phật, nên sở học của em ngày càng uyên bác. Thấy Xuân thiết tha với nguyện vọng xuất gia cầu đạo, thầy đồ và vú Năm, tuy không bằng lòng, nhưng cuối cùng vẫn chuyển thỉnh cầu của nàng đến Ông bà Viên ngoại. Ông bà chấp thuận dễ dàng, chớ không có gì rắc rối như thầy đồ dự tính. Có lẽ, đó là giải pháp tốt đẹp, vì ông bà sẽ không phải ân hận khi đối xử tệ bạc với cô gái út của mình.
Thế là Xuân bắt đầu tập sự làm điệu năm 14 tuổi, rồi được thầy cho thọ giới sa di ni. Gia đình viên ngoại sống phong lưu cạnh chùa, quên dần cô gái út, trừ vú Năm vẫn âm thầm qua lại chăm nom săn sóc nàng. Thấy Xuân vất vả đảm đương mọi việc trong chùa, gánh nước, bữa củi, trồng rau, quét dọn trong ngoài, và cơm nước phục vụ thầy?, vú thật đau lòng. Vú ước ao được kề cận tu chung với cô chủ để săn sóc cô. Tuy nhiên, vì vú Năm ở trong hoàn cảnh “ở đợ nát đời” ? anh Năm khi đưa vợ đến ở vú đã nhận một số nợ. Tiền lời của số nợ được trả bằng công chị Năm ở đợ. Chừng nào trả được tiền vay thì chuộc vợ về, bằng không thì chị Năm phải ở đợ không công suốt đời ? nên chị không có chút tự do để định đoạt số phận mình.
Chùa Thiên Thai theo truyền thống thiền tông, tuy vẫn chuyên cần công phu khuya và tốt, cùng trau dồi nội điển thâm sâu. Sau thời công phu, là thời toạ thiền, ngoài ra, sa di Xuân phải học oai nghi và giữ chánh niệm theo những phương pháp do thiền sư Ðộc Thể đề ra trong quyển Tì Ni Nhật Tụng Dụng Thiết Yếu. Ði đứng nằm ngồi hay làm bất cứ động tác gì, đệ tử phải luôn giữ chánh niệm bằng cách quán những câu kệ trong lành.
Như khi nghe chuông thì quán:
“Văn chung thinh
Phiền nào khinh
Trí huệ trưởng
Bồ đề sinh?”
Khi vào nhà vệ sinh thì quán:
“Ðại tiểu tiện thới
đương nguyện chúng sanh
khí tham sân si
quyên trừ tội pháp”
Thanh Hội thích hợp với phương pháp quán niệm nầy. Có lần, quét lá me sân chùa, gặp lúc me vừa có trái non, trẻ nít trong làng phá phách, quăng cành lá bừa bãi, làm cô sa di bực mình. Nhưng khi vừa cầm chổi quét đi một lược, thì câu quán niệm đã tự động hiện ra:
“Cần tảo già lam địa
Thời thới phước huệ sanh
Tuy vô tân khách chí
Diệc hữu Thánh nhơn hành.”
Thanh Hội giựt mình nhớ lại, giữ vững chánh niệm, mĩm cười thương yêu, không để giận hờn, bực bội xâm chiếm tâm mình. Từ đó, Thanh Hội hiểu ra là tu thiền chính là tu tâm. Ði, đứng, nằm, ngồi, trồng rau, gánh nước? mà xử dụng được để tu tâm là thiền, còn “toạ thiền cho mục đất” nhưng tâm không chuyển, thì cũng thật là vô ích.
Sau hai năm tận tình dạy dỗ đứa học trò cưng, thầy Hải Thiện gởi đệ tử đến ni viện Phổ Ðà, tức chùa Cây Mai, Gia Ðịnh thành; để nhờ sư bà Diệu Nghĩa hướng dẫn. Ni Viện Tịnh Ðộ Tông nên không có câu kệ giòng phái, các pháp danh của thầy lẫn trò đều bắt đầu bằng chữ Diệu, khó phân biệt tôn ti trật tự như thiền tông. Thật ra, tịnh độ tông quan niệm pháp danh cũng chỉ là giả tạm, nên các thứ giả khác: pháp tự, pháp hiệu, vai vế giòng phái? lưu tâm cũng được mà không lưu tâm cũng chả sao. Quan niệm đó cũng rất thâm thúy, đầy thiền vị. Ni viện ở nơi đô hội, tông tịnh độ lại hợp với căn cơ quần chúng thời mạt pháp, nên Phật tử thật đông đúc. Ni sư Diệu Nghĩa vừa đức độ, vừa có tài hướng dẫn và tổ chức nên đã gầy dựng được phong trào tịnh độ thuần thành tại vùng Cây Mai. Phật sự bề bộn, lễ nghi giao tiếp phiền phức? mà sư bà vẫn giữ được sắc thái an nhiên thanh tịnh, công phu cao dày thật hiếm có. Thanh Hội có dịp để học nơi vị thầy khả kính, từ nội điển, đến đức độ, cách đối xử “tuỳ duyên bất biến” của sư bà. Dĩ nhiên, cô cũng phải dành phần lớn thì giờ chia xẻ trách nhiệm với 10 sa di ni cùng trang lứa để hổ trợ thầy. Thanh Hội bắt đầu phụ trách bếp núc, rồi hương đăng. Sau đó, do tư cách chửng chạc, khoan hoà, lại tinh thông chữ nghĩa, kinh điển, sư bà chọn cô làm thị giả.
Cơ thể con gái khoảng tuổi 15 đến 17 phát triển thật nhanh. Thanh Hội không bao lâu đã trưởng thành, một cô gái xinh đẹp khác thường. Vẻ đẹp của cô có cái gì thùy mị, trang nghiêm của hoa sen tinh khiết. Từ thân thể nàng như toả ra được niềm hòa ái khiến ai cũng yêu mến trong đạo vị. Trong chùa, trừ hai cô sa di Diệu Kim và Diệu Ngọc thường xầm xì phê bình:
Thứ làm bộ làm tịch thấy ghét!
Mặt mày nó rồi sẽ lấy chồng chớ tu giống gì ?
Nó nịnh thầy, thầy cưng cho làm thị giả, chớ có biết gì đâu??
còn thì ai cũng thương mến nàng.
Tuân theo chỉ dạy của sư bà, Thanh Hội trì niệm lục tự Di Ðà cẩn mật. Sáu chữ “Nam Mô A Di Ðà Phật” lúc nào cũng nối liền không dứt trong tâm nàng, thành ra, dù nghe các sư tỷ dị nghị, tâm nàng cũng đâu có khe hở nào để xúc động như thường tình. Ðối với nàng, thì tịnh độ và thiền như nhau không khác.
Chùa lớn, không khí rộn rịp, không được yên tịnh như chùa làng, và dĩ nhiên, thỉnh thoảng cũng có đôi chuyện thị phi phiền não xảy ra, mà kẻ tu hành chỉ coi đó là nghịch duyên thử thách mình.
Thật ra, Phật tử cũng có hạng “cầu danh cầu lợi”, nhưng quá quắt như gia đình của viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, thì quả thật đặc biệt? Bà lãnh binh đền chùa là để tạo dịp “tác oai, tác phúc”, khoe của, khoe tiền, và đòi hỏi những ưu quyền đặc biệt hay áp lực chùa tổ chức theo thị hiếu của bà. Ðầu Xuân Canh Tí, quan bà yêu cầu ni sư phải đến tư gia hành lễ cầu siêu cho thân nhân, viện cớ Bạch phu nhân, vợ của viên Tổng Trấn tiền trảm hậu tấu Gia Ðịnh thành, có nhả ý tham dự lễ cúng dường, mà bà lớn “thân phận quốc gia” không đến chùa được. Thế là ni sư Diệu Nghĩa hướng dẫn phái đoàn ni cô đến hành lễ. Rủi ro cho Thanh Hội, ngày ấy, Bạch công tử, con trai cưng của Tổng Trấn và cũng là rễ quí của quan lãnh binh, lại ở nhà. Hắn vừa thấy ni cô là đã đảo điên tâm thần. Vốn là kẻ không tin Phật Pháp, mà công tử ta lại đòi quì hàng đầu, mắt đăm đăm nhìn Thanh Hội, chẳng chút nể nang. Cô vợ biết tính chồng, bực quá chỉ biết hờn lây nói mát Thanh Hội:
Mặt mày coi lịch sự (2) quá hén! Có tính tu thiệt không đó!
Từ đó, Bạch công tử ngày nào cũng lân la đến chùa để trêu ghẹo Thanh Hội. Hắn không úy kỵ gì chốn ni phòng, cứ xông đại lục tìm ni cô, rồi sàm sở: “Em hai! Em hai đẹp mà đi tu chi cho cực khổ ! Em hai theo qua mà an hưởng giàu sang!”. Thanh Hội chỉ biết nhẫn nhục yên lặng hay lẫn trốn vào phòng thầy để được yên thân.
Có lần, thấy công tử nói năng sổ sàng quá, ni cô nhỏ nhẹ thưa: “Tiểu ni nguyện suốt đời tu hành. Xin công tử đừng phá phách tiểu ni. Tội nghiệp”. Chỉ có thế mà Diệu Kim, Diệu Ngọc đã to nhỏ với nhau là Thanh Hội phạm dâm giới vì đã nói chuyện với trai, rồi cả hai đoan quyết là sớm hay muộn gì, nàng cũng sẽ hoàn tục.
Trước nay, Thanh Hội chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh phiền não lạ lùng như thế nầy. Trong buổi công phu sáng, tụng Lăng Nghiêm thần chú, ni cô chân thành mong cầu Ðức Phật từ bi gia hộ cho cô thoát khỏi nạn ma vương nầy. Ngờ đâu, tụng kinh xong, từ chánh điện xuống hậu liêu, bỗng dưng thấy viên lãnh binh Trương Ðại Nhơn, đằng đằng sát khí, mặt khinh người vác hất lên trời. Lãnh binh bà mặt mũi chầm dầm, chống nạnh đứng bên cạnh cô con gái, mặt hoa ủ dột. Không khí thật căng thẳng nặng nề, mà không ai biết được chuyện gì nghiêm trọng đã xảy ra. Mọi người chỉ lặng lẽ chấp tay xá chào tôn kính khách rồi chờ đợi.
Bất thình lình, quan bà gọi sư bà, theo lối gọi con cháu:
Nè ! Bà thầy, – rồi chỉ tay vào mặt Thanh Hội ? Tui đã nói với bà thầy là cái con nầy mà tu hành cái quái gì ? Chính cái con mặt trằng nầy dụ dỗ thằng rể của quan mấy ngày nay đi đâu mất biệt? Con kia ! mầy dấu công tử chốn nào ? ? Dừng lại lấy hơi, bà có vẻ thêm tức tối, đập bàn đùng đùng ? Hừ ! Cái đồ dâm đãng mà giả bộ tu hành. Chùa nầy chứa chấp thứ dâm đãng phá hoại gia cang người ta, thì bà thầy phải chịu trách nhiệm hết?
Quan Ông cũng trề môi gằn từng tiếng:
Chùa nầy lập được thì phá cũng được. Quan đã có công lập, quan muốn đuổi ai thì đuổi?
Hai vợ chồng thi nhau la hét, chửi bới đủ điều không dành cho ai chen vào một lời giải thích. Rồi chừng như “đã nư” rồi, thì cũng ầm ầm dẫn đám tuỳ tùng đi mất. Thật ra, quan bà hiểu rõ tính nết của cậu rể dâm đãng, bỏ nhà bỏ cửa vui chơi thỏa thích chốn thanh lâu là việc quá tầm thường. Nhưng khi được mật báo công tử đến chùa ghẹo người, sẵn ganh tị với nhan sắc Thanh Hội và ấm ức ni sư Diệu Nghĩa “ngoan cố” khó điều khiển, nên quan bà đến chùa chửi bới chơi cho bỏ ghét.
Sư bà lộ vẻ buồn trong một thoáng, rồi giữ lại vẻ bình thản thường nhựt, lặng lẽ vào phòng đóng kín cửa. Các đệ tử ai cũng áo não thẩn thờ. Thanh Hội để nước mắt chảy ràn rụa. Cô đã học để giữ tâm mình trong chánh niệm, không để ngoại cảnh chi phối, nhưng lần nầy, cô chới với, thụ động, để sầu đau chất ngất trong lòng. Ðau khổ quá, cô bỏ buổi thọ thực và buổi công phu chiều, mênh mang trong đầu ý nghĩ chết. Ôi! Tạo hoá trớ trêu sanh làm chi cái gương mặt thanh tú nầy để cho người yêu kẻ ghét! Ôi ! cái gương mặt nầy chẳng có ích lợi gì chỉ là nguyên nhân của phiền muộn, chướng ngại việc tu hành. Cô ước mong sao chl mình được xấu xí, để có thể tu hành một cách bình thường như mọi người. Thanh Hội chợt nhớ tới chất độc của mủ xương rồng, có thể làm da thịt lở lói như phong cùi, nên cố quyết tâm ra sau vường chùa, chặt xương rồng cào mặt, xức mủ vào để phá hủy gương mặt mình. Tay Thanh Hội vừa sắp đưa lên mặt, thì bị nắm lại rồi có tiếng của sư bà, thật thương yêu:
Họ⩠con! Con không phải tự hành hạ xác thân con như vậy? Thầy có biện pháp an toàn cho con.
Sáng hôm sau, sư bà Diệu Nghĩa may cho nàng một khăn đội đầu ? loại mủ che đầu đặc biệt của ni ? với đặc điểm là khăn che kín cả mặt, chỉ chừa hai lỗ nhỏ nơi tầm mắt. Ðoạn sư bà đích thân đưa Thanh Hội lên đến núi Châu Thới, Phổ Tịnh am, để xin Am chủ, ni sư Viên Ðức cho nàng nương náu. Tuân lời dạy của am chủ, Thanh Hội đội khăn che mặt thường trực, để tránh rắc rối lôi thôi bởi khách tham quan chùa.
Tổ chức theo thanh qui của Bách Trượng thiền sư ” Nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực”, các ni cô chia nhau làm lụng rất cực khổ để tự lập, chớ không dựa vào sự yểm trợ của Phật tử. Ðất núi rất hẹp, cằn cỗi, thiếu phân, thiếu nước? nên việc trồng rau, bắp, đu đủ? để có hoa lợi thật gian nan. Gặt hái xong, lại phải gánh xuống núi, giao cho các bạn hàng mua sỉ. Công phu thì thật nhiều, mà tiền thu vào thì chỉ đủ mua gạo, muối, tương? qua ngày. Tuy nhiên, ai cũng hiểu làm lụng là một phương pháp để tu, nên khổ thế nào cũng không sanh lòng chán nản. Những ngày đầu ở núi, đi chân không bước trên vùng sỏi đá bén nhọn, vai gánh nước nặng trĩu, Thanh Hội bị rách nát cả chân, phải kéo lê từng bước. Tuy nhiên, ở cỏi “ta bà kham nhẫn” nầy, cực khổ gì rồi cũng quen dần đi. Chỉ sau hai tháng “huấn nhục”, ni cô Thanh Hội đã cảmthấy Phổ Tịnh am, thật là nơi lý tưởng để thanh tu. Quí ni sư thông cảm hoàn cảnh nàng, hết lòng thương yêu chăm sóc, và dạy dỗ. Do đó, chỉ hai năm làm lụng hành thiền, Thanh Hội đã đạt những bước tiến rất dài về nội tâm.