VN88 VN88

Nhìn vết lăn

“Thôi mà mẹ, đừng giận con. Mẹ ngồi đi. Vậy con hỏi mẹ chứ nhà văn có gì xấu nào?”
“Không phải là xấu, nhưng thường thường thì họ đa tình, lãng mạn lắm.”
“Nhưng anh ấy thương con thật tình đó mẹ.”
“Thì đàn ông nào lại chẳng có vẻ thật tình khi đeo đuổi mình. Con có biết rằng khi yêu thì tình cảm che mất lý trí khiến mình thiếu khả năng phán đoán một cách đúng đắn không?”
“Con biết vậy nên mới cần thời gian tìm hiểu anh ấy. Con có nói là con lấy ảnh liền đâu. Ngay cả với Lực cũng vậy, phải có thời gian cho con tìm hiểu. Không lý ba mẹ nói được là con ưng thuận liền sao?”
“Với con mắt tinh đời, ba mẹ nói được là được, khỏi tốn thời gian tìm hiểu. Người ta tuổi trẻ tài cao, có bằng cấp sự nghiệp, con nhà danh giá, không chịu lại chạy theo một tên nhà văn già không có chi hết trơn.”
“Ảnh mới hai mươi chín tuổi thôi mẹ à.”
“Hơn mày chín tuổi lận?”
“Hồi sáng mẹ mới nói chồng lớn tuổi thì cưng chiều vợ mà!”
“Đó là trường hợp những ông già giàu xụ đi kiếm vợ trẻ kia!”
“Chung qui cũng là giàu, có tiền, có bạc.”
“Thì đã sao? Bây giờ mày muốn gì?”
“Con không muốn gì nữa hết. Con không lấy ai hết. Con lo đi học để ba mẹ vui lòng. Vậy thôi.”
Bà Lan nguýt con một cái rồi hậm hực bước ra. Hồng gục đầu xuống bàn, chán nản. “Mình lại làm mẹ buồn nữa rồi! Sao mình bất hiếu vậy kìa!”
Năm phút sau, cửa phòng bật tung ra, ông Lộc xông vào, xăn tay áo:
“Con kia, mới xin lỗi khi nãy mà giờ đã tái phạm rồi. Tao cảnh cáo mày: từ nay cấm tuyệt giao du với thằng nhà văn kia. Tao mà bắt gặp mày nói chuyện với nó là tao từ mày luôn. Còn thằng nào quấy rầy con gái tao, cản trở đường học của con tao, tao bắn bỏ. Tao sẵn sàng ở tù. Nhắc cho mày nhớ, mày liệu hồn.”

Liên tiếp hai ngày cuối tuần sau đó, khi Thiện, chàng nhà văn bạn của Hồng gọi tới, ông Lộc đều gầm gừ bảo Hồng phải gác ống nghe. Hồng làm theo nhưng cũng tức bực nói:
“Ba có cấm thì cũng để con nói cho người ta biết lý do vì sao con không thể tiếp chuyện với người ta chứ!”
“Không cần phải nói gì hết. Nó gọi tới là cúp. Cúp hoài là tự khắc nó biết không còn gì nữa.”
Bà Lan ngồi gần đó xen vào:
“Ông à, nó nói cũng phải. Làm như vậy mất lịch sự lắm. Để hai đứa nó nói chuyện với nhau lần chót chứ. Hồng, nó có gọi tới con nói con không có thì giờ, con phải lo học, nghe chưa?”
Hồng bặm môi vào phòng. Đau khổ của nàng vỡ ra, trào ra, ướt trên gối. Đối với luật pháp Mỹ, nàng có đủ quyền để tự vệ nhưng đối với cha mẹ, nàng luôn luôn là một đứa trẻ không có bất cứ lý lẽ nào để tự biện hộ cho mình. Cha mẹ Việt Nam luôn luôn có quyền làm cha mẹ nhưng con cái Việt Nam không bao giờ có quyền làm con. Nếu có, thì cái quyền duy nhất của đứa con là vâng lời mà thôi. Không nói được lời nào với Thiện trong mấy ngày cuối tuần, Hồng sốt ruột, sợ Thiện buồn, lo. Nàng nôn nóng đến ngày đi học lại để có thể gặp lại chàng, nói rõ sự tình.
Thiện ngồi trong xe của chàng, đợi nàng ở bãi đậu xe của trường.
“Có chuyện gì vậy em?” Thiện hỏi khi Hồng ngồi vào xe của mình.
“Đâu có gì. Anh khỏe không?”
“Bình thường. Em sao buồn vậy?”
“Nhà em có chuyện không vui. Anh có gọi tới hai ba lần phải không?”
“Ừ.”

Hồng bật ghế hơi ngửa ra sau, nhìn ra ngoài đường. Sau gọng kiếng mát của nàng, Thiện thấy đôi mắt nàng long lanh như chực khóc. Chàng không biết nói gì. Lâu nay chàng vẫn vậy: vụng về, lúng túng mỗi khi Hồng giận dỗi, buồn bực. Phải một lúc lâu chàng mới dám nắm lấy bàn tay Hồng, nắn nắn, rồi hôn nhẹ lên đó. Hồng quay lại:
“Anh Thiện, anh quan niệm thế nào về chữ hiếu, về sự hiếu thảo?”
Câu hỏi của Hồng thật bất ngờ làm Thiện hơi sửng một lúc, nhưng rồi chàng cũng nhận biết ngay đó là một đề tài liên quan đến Hồng và có thể là cả chàng nữa. Chàng im lặng suy nghĩ một lúc rồi nói:
“Theo anh, hiếu là tình cảm thiêng liêng của người con hướng về cha mẹ để tỏ lòng biết ơn. Tình cảm đó không phải là bổn phận mà là một cái gì rất tự nhiên, bắt nguồn từ niềm thương kính và tri ân. Vì vậy nó được biểu lộ và tồn tại mãi trong lòng người con cho đến khi chết dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời. Hiếu là tình cảm của người con chứ không phải là luật lệ hay điều kiện hay quyền hạn của cha mẹ đặt ra để kềm chế con cái. Tình yêu của cha mẹ khi chan rưới một cách vô điều kiện xuống con cái sẽ được đáp lại bằng tình thương kính—hay là sự hiếu thảo—của con cái. Không thể bắt buộc con cái hiếu thảo nếu cha mẹ không thương yêu con cái một cách tuyệt đối và chân thật.”
“Đâu có cha mẹ nào không thương con tuyệt đối và chân thật, anh.”
“Có chứ. Người đời thường ca tụng cái cao cả, thiêng liêng của người mẹ, người cha mà quên khuấy đi rằng trong những đứa con cũng có những cái cao đẹp vô cùng. Khi một tệ trạng hay một sự việc không may xảy ra trong gia đình, người ta qui trách cái lỗi nơi những đứa con. Còn cha mẹ, hầu như có cái quyền tuyệt đối là không lầm lỗi trong mọi vấn đề liên hệ đến gia đình. Thực ra, cha mẹ nào cũng đã từng trải qua thời kỳ làm con, nghĩa là cũng có thể đã từng lầm lỗi hoặc hư hỏng từ ấu thời; trong khi đó, đứa con nào cũng mang cái mầm cha mẹ trong người, nghĩa là chúng cũng có khả năng để trở thành những người cha người mẹ cao cả, thiêng liêng như tất cả những cha mẹ được xưng tụng trên đời. Ở xóm anh hồi đó có bà mẹ bóp mũi đứa con ngoại hôn sơ sinh khi chồng mình ngoài tiền tuyến sắp về. Em nghĩ là bà mẹ đó vì thương đứa con mà giết nó sao?

Một người mẹ thương con tuyệt đối và chân thật thì dù có bị ô danh với thiên hạ vì lý do gì cũng chấp nhận, miễn là nuôi được con và đem lại hạnh phúc cho đứa con đó. Và khi nhận được tình cảm hy sinh vô bến bờ đó từ mẹ, đứa con chẳng có lý do nào mà lại làm việc bất hiếu. Tình thương vô điều kiện sẽ được đáp lại bằng tình thương vô điều kiện. Đó là sự giao cảm tự nhiên chứ không phải là bổn phận hay luật lệ.”
“Vậy khi đứa con chống lại một sự ép buộc nào đó của cha mẹ thì nó có bất hiếu không?”
“Điều đó không đủ để kết luận là hiếu hay không hiếu mà cần tìm hiểu nhau trong tình thương yêu. Đứa con phải tìm hiểu vì sao cha mẹ ép buộc nó làm việc này và ngược lại, cha mẹ cũng phải tìm hiểu tại sao đứa con chống lại sự ép buộc đó. Cả hai phía đều có trách nhiệm và quyền hạn để nói lên quan điểm của mình hầu tìm ra một giải pháp chung cho vấn đề. Không thể nói cha mẹ có quyền sắp đặt và con cái chỉ có bổn phận lắng nghe. Khi cha mẹ đòi hỏi cái quyền làm cha mẹ cho mình hoặc yêu cầu cái bổn phận làm con từ đứa con thì tình thương của cha mẹ đã có điều kiện rồi. Và cái gì có điều kiện, cái đó mất đi tính chất thiêng liêng cao cả. Tình thương cao cả của cha mẹ là cái tình thương có thể trao được một cách bình đẳng cho cả đứa con ngoan đẹp lẫn đứa con hư xấu. Tình thương thiêng liêng của cha mẹ là tình thương có thể trao đi một cách trọn vẹn cho con mà không đòi hỏi về mình một phần thưởng nào, ngay cả sự đền đáp mà người ta coi như là sự báo hiếu. Trên thực tế, sự ép buộc của cha mẹ có khi bắt nguồn từ lòng thương yêu, nhưng cũng có khi phát xuất từ những ước muốn vị kỷ.”

VN88

Viết một bình luận