VN88 VN88

Nhìn vết lăn

Khi Hồng đi học về, không khí trong nhà có vẻ lạnh lẽo bởi sự im lặng của ông Lộc và bà Lan. Nàng hối hận đã nói ra những điều không nên nói. Cuộc hôn nhân của ba mẹ nàng nếu không thực sự hạnh phúc như mẹ nàng nói thì thật là điều cay đắng cho bà và cho cả ông Lộc nữa. Cha mẹ nàng đều là những nạn nhân. Những nạn nhân của một hoàn cảnh hay một sự kiện nào đó không bao giờ là những kẻ đáng trách.
Nàng thay đồ, ngồi vào bàn ăn mà bỗng dưng nước mắt muốn trào ra. Hiếu thảo. Vâng, đã từ lâu, từ lúc còn bé thơ đến bây giờ, hai chữ ấy đã ăn sâu vào tâm khảm nàng. Hai chữ ấy có ma lực thiêng liêng trấn áp tất cả những lý lẽ nghịch chiều với nó. Nàng chưa bao giờ có ý nghĩ cưỡng chống lại nó và nếu có lầm lỡ đụng chạm đến nó, nàng sẽ cảm thấy xốn xang, bứt rứt không sao yên được. Hồng bị ám ảnh bởi hiếu và bất hiếu cũng như những lời nàng nói cho ông Lộc nghe về cuộc hôn nhân gượng gạo của ông và mẹ. Ông không bao giờ ngờ đến chuyện đó. Hẳn là ông đau khổ lắm. Suốt từ lúc đến trường cho đến khi về đến nhà, nàng thấy đau thốn trong tim. Nhìn nét mặt buồn bã của cha mẹ, Hồng cầm lòng không được, nàng nói mà nước mắt chảy ròng:
“Khi sáng con quá lời với ba mẹ, con không nên như vậy. Ba mẹ tha lỗi cho con.”
Ông Lộc, bà Lan cũng xúc động, ngừng ăn. Bà Lan nói:
“Con biết lỗi là quý rồi. Thôi, ăn đi.”
Ăn xong, Hồng về phòng riêng. Bà Lan đi theo:
“Hồng à, con nói mẹ nghe đi, có phải con có bạn trai rồi phải không?”
“Dạ, phải.”
“Bạn con làm nghề gì? Chắc không phải là bác sĩ?”
“Dạ, không.”
“Vậy chứ nghề gì?”
“Ơ… không có nghề gì hết.”
“Không nghề nghiệp? Con nói giỡn sao chớ? Người mà không có nghề thì là người gì?”
“Có chớ, ảnh có nghề nhưng cũng không hẳn là nghề.”
“Là sao? Con điên rồi à?”
“Dạ, ảnh viết văn làm thơ. Mẹ có nghĩ đó là nghề không?”
“Nhà văn? Ừ, có thể gọi là nghề đi, nhưng cái nghề này đâu có làm ra tiền, con. Chỉ có tiếng thôi.”
“Tiếng tăm hay tiền bạc, con nghĩ đó là điều phụ thuộc. Cái quan trọng là anh ấy có yêu con thực tình không và có mang lại hạnh phúc cho đời con không.”

“Đúng. Nhưng con phải thực tế một chút chớ. Nếu lấy nhau mà đói dài dài thì hạnh phúc cái nỗi gì! Thời đại này đừng nghĩ đến hình ảnh một túp lều tranh, hai quả tim vàng nữa con ạ!”
“Ảnh và con cùng đi làm thì làm sao mà đói được!”
“Không đói thì cũng chật vật. Làm sao sung túc bằng lấy chồng bác sĩ. Con mà lấy chồng bác sĩ thì chẳng phải lo lắng gì đời sống kinh tế nữa mà cả nhà mình cũng được tiếng thơm.”
“Cái đó đâu phải là thước đo hạnh phúc, mẹ.”
“Nó không phải là thước đo nhưng ít nhất cũng là nền tảng bảo đảm hạnh phúc.”
“Cũng tùy thôi mẹ ạ. Hai vợ chồng bác sĩ Hòe suốt ngày chẳng thấy mặt nhau, bỏ bê con cái muốn làm gì thì làm, tiền của chất đống nhưng tình cảm gia đình lạt như nước lã. Con không thấy chút gì khích lệ khi nhìn vào gia đình họ cả, huống chi chính con lại đâm đầu vào đó.”
“Vậy con quyết định đi theo anh nhà văn kia?”
“Không, con chưa quyết định gì hết. Chúng con đang tìm hiểu nhau. Con chỉ trình bày cho mẹ biết quan niệm của con mà thôi.”
“Ừ, chưa quyết định là tốt, nhưng đây là ý ba mẹ: thằng Lực đã mở phòng mạch. Nếu con lấy nó con chỉ ở không mà lo học thôi. Năm ngoái, ba má nó có ý hỏi cưới con về cho nó nhưng ba mẹ hoãn lại, nói chờ con học thêm. Bây giờ nếu con muốn lấy chồng thì ba mẹ cũng đồng ý cho con lấy nó, khỏi phải đợi đến khi thành tài. Con nghĩ sao?”
“Sao ba mẹ đổi ý nhanh vậy? Mới hồi sáng…”
“Hồi sáng khác, bây giờ khác. Ba mẹ đã thảo luận với nhau kỹ rồi.”
“Không cần phải chờ đến lúc con thành tài?”
“Không cần.”
“Vậy cái ý không muốn cho con có bạn trai, không cho con lấy chồng sớm trước đây của ba mẹ là vì ba mẹ chưa muốn chứ không phải là do con chưa thành tài?”
“Ừ.”
“Và bây giờ thì ba mẹ muốn, cho phép?”
“Ừ.”
“Con có thể tự chọn người con ưng ý?”

“Hứ, sao con khờ quá vậy! Mẹ nói vậy mà con cũng không hiểu nữa. Ý ba mẹ là cho phép con lấy thằng Lực ngay trong năm nay hay hoãn lại vài năm cũng là tùy con thôi.”
Hồng thả người xuống ghế. Bà Lan tiếp:
“Vậy chứ ý con là muốn lấy thằng nhà văn kia?”
“Con đâu có gấp gáp như vậy. Con đâu có ham lấy chồng! Con đã nói là chúng con đang tìm hiểu nhau mà.”
“Thì sớm hay muộn gì mày cũng một ý đó thôi chớ gì! Mày nói tao nghe đi, vậy chứ thằng nhà văn kia có cái gì hay?”
“Học rộng, hiểu nhiều, hiền lành, biết thương người, lịch sự…”
“Bác sĩ nào cũng có thừa những cái đó.”
“Sách ảnh viết, mẹ đọc mẹ khóc, mẹ khen hay đó.”
“Hay thì được cái gì, có đẻ ra tiền không?”
“Nếu viết văn không kiếm ra tiền thì ảnh có thể kiếm tiền ở một công việc khác. Nhưng thực ra, tiền bạc chẳng là cái gì cả, mẹ ạ.”
“Trời đất, nói nghe được chưa! Thôi, tao không nhiều lời với mày. Nói ngon ngọt không nghe thì tao để ba mày xử.”
“Mẹ à, mẹ ngồi lại đi, sao mẹ không chịu tìm hiểu gì về bạn con hết vậy?”
“Tìm hiểu? Nó có cái gì mà tìm hiểu? Nó chỉ là một thằng nhà văn quèn, thế thôi.”
“Người thợ cũng có giá trị của họ, huống chi là một nhà văn. Mẹ không thấy rằng mỗi năm các trường đại học trên thế giới có thể đào tạo ra mười ngàn bác sĩ, nhưng để đào tạo ra một nghệ sĩ tài hoa thì chỉ có trời mới làm nổi hay sao?”
“Mày không thấy một bác sĩ đẻ ra hàng chục ngàn đô la mỗi tháng, còn nhà văn thì đẻ ra cái gì? Chữ nghĩa ư? Ôm chữ nghĩa mà chết đói sao?”
“Tóm lại là mẹ vẫn xoay quanh vấn đề tiền bạc chứ có phải vì hạnh phúc cho con đâu!”
“Ừ, cãi đi, cãi nữa đi! Con cái gì mà ưa cãi lời cha mẹ. Mày muốn cãi hả, để tao kêu ba mày vô đây cho mày cãi.”

VN88

Viết một bình luận