VN88 VN88

Người vợ cũ

Nghe lần đầu còn cho qua, lần thứ hai là đã ngứa ngáy, lần thứ ba thì không thể chịu được nữa, tôi bèn húc đầu vào bụng thằng Xước Rỗ làm nó ngã ngửa ra đè lên đống phân trâu. Thế là chúng túm lấy tôi đấm túi bụi vào đầu vào mặt rồi ù té chạy. Tôi uất quá vừa thất thểu về nhà vừa khóc. Đến sân, vừa nhìn thấy ông bố, tôi quẳng cặp sách đến bịch một cái xuống đất rồi càu nhàu:
– Từ mai tôi đếch thèm đi học nữa…
Ông cụ trợn mắt quát:
– Lại đánh nhau với đứa nào hả?
– Ai bảo bố bắt lấy vợ, đến trường chúng nó xúm vào trêu, nhục lắm.
– A, thằng này láo! Mày định cãi lại tao đấy à?
– Người lớn gì mà xui trẻ con lấy vợ để cả làng chửi.
Ông bố tức lắm, những thớ thịt trên khóe miệng giật giật, đôi môi run run không nói được thành lời. Ông ấy đảo mắt nhìn lên mái nhà, có lẽ là tìm cây roi mây… Chỉ có chị Xuyến là bình tĩnh hơn cả. Trước tiên, chị ấy nhặt cặp sách, sau đó kéo tôi ra giếng múc nước rửa chân tay, xong việc gọi tôi vào buồng hỏi:
– Hôm nay những đứa nào trêu nhà?
– Bọn thằng Xước, thằng Quai làng Thị.
– Được rồi, để tôi nói với thầy mai đến gặp ông đốc trường. – Chị Xuyến an ủi – Chúng nó nói kệ nó, nói mãi mỏi mồm cũng chán. Nhà còn bé không đánh lại được bọn làng Thị đâu.
– Thế chị bảo phải làm thế nào? – Tôi vẫn còn ấm ức vì trận đòn, chỉ muốn học vài miếng võ để trị bọn kia cho hả giận.
– Nhà hãy nghe tôi – Chị Xuyến lại bảo – Chỉ hơn tháng nữa là đỗ xéc phi ca, nhà sẽ lên học trường tỉnh. ở đấy cách biệt hẳn với lũ học trò trường huyện chẳng ai biết chuyện cả. Hằng tháng tôi sẽ mang gạo và tiền lên, không phải về thường xuyên nữa.

Tôi nghe chị. Mọi việc rồi cũng ổn. Tốt nghiệp tiểu học xong, lấy cớ là phải ôn thi vào trung học đệ nhất cấp, tôi bắt bố mẹ phải cho lên tỉnh trọ ở nhà một ông ký nhà băng trước đây có quen biết với gia đình. Cả nhà biết thừa tôi giở quẻ chê vợ nhưng lúc ấy ông cụ, bà cụ đều nghĩ, việc học là trọng, còn vợ chồng đã cưới xin hẳn hoi rồi cứ để khuyên giải, bảo ban dần dần thế nào tôi cũng nghe ra, vì thế, đành phải cho tôi đi sớm hơn dự định.
Trước khi ra tỉnh tôi hỏi chị Xuyến:
– Chị biết anh Đọc đi đâu không?
– Nghe nói anh ấy vào Việt Minh.
– Nếu chị biết chỗ tôi sẽ viết cho anh ấy mấy chữ.
– Nhà đừng viết – Chị Xuyến xua tay nhếch nụ cười buồn – Anh ấy là dân lực điền có học bao giờ đâu mà đọc được thư.
– ừ nhỉ – Tôi ngẩn người ra một lúc rồi dặn – Lúc nào anh Đọc về chị cho biết để tôi nói với anh ấy một lời…
– Đừng. Thầy u mà biết thì lôi thôi.
– Tôi chả sợ – Khi ấy tôi đã coi chị Xuyến thân thiết như các chị gái mình nên rất ái ngại cho hoàn cảnh của chị – Vì tôi thương chị. Tôi hận thầy tôi, hận cả ông Hương Đậu nữa…
Chị Xuyến lẳng lặng nhìn tôi rất lâu, mắt rưng rưng như là sắp khóc. Từ đấy, cứ đều đặn tháng một lần chị Xuyến mang tiền gạo lên tiếp tế cho tôi. Chị cho mọi thứ vào quang thúng, đi bộ, mùa đông chẳng giày dép gì, gót chân bị nứt ra, rỉ máu, trông tội lắm. Lần nào ra tỉnh chị cũng mua quà. Bà ký nhìn thấy chị chăm sóc tôi chu đáo như thế cứ nghĩ là chị ruột.
Hôm ấy vào dịp tháng chín ta, tôi về nhà lấy chứng thực của lý trưởng vào bản sao giấy khai sinh, chị Xuyến bố trí cho tôi gặp anh Đọc ở Cồn Dâu. Tôi hỏi:
– Anh tức tôi mà đi Việt Minh à?
Anh Đọc cười nhạt bảo:
– Cậu đã học đến trung học đệ nhất cấp mà ăn nói hồ đồ. Đánh giặc cứu nước là trách nhiệm của kẻ làm trai, đâu phải vì chuyện thất tình mà đem sinh mệnh ra làm trò đùa với hòn tên mũi đạn.

Thấy tôi có vẽ lúng túng anh hỏi:
– Cô Xuyến bảo cậu có chuyện muốn gặp tôi?
– Chị Xuyến là người tốt, đáng tuổi chị cả tôi, chỉ tại hai gia đình ép gả khiến chị ấy phải khổ, mà tôi cũng bị bạn bè chửi. Tôi nói thật lòng, nếu có thể được, anh đưa chị ấy trốn sang bên kia sông mà sống với nhau. Bên ấy là vùng Việt Minh thầy tôi không làm gì được đâu.
– Cảm ơn! – Anh Đọc thở mạnh như người vừa trút được gánh nặng trên vai. – Tôi chỉ muốn biết rõ ý của cậu thôi, còn bây giờ Xuyến chưa thể đi được.
Tối hôm ấy tôi lấy cớ là nóng nằm ở tấm phản gian giữa. Bà mẹ vốn sốt ruột vì chưa có cháu bồng lôi vào buồng, giọng khẽ rít lên:
– Này, đừng có giở chứng, bố mày mà nóng lên thì đừng trách.
Khi cửa buồng đã bị khóa, tiếng chân bà cụ xa dần chị Xuyến mới thì thầm:
– Nhà lên giường nằm để tôi rải chiếu xuống dưới này.
– Không, chị ở trên ấy. Tôi nằm đất cho mát.
Nhưng chị không chịu, tôi đành phải nhượng bộ. Và mình có biết không, suốt từ ngày “cưới” đến những dịp nghỉ hè, năm nào cũng như năm nào, tôi và chị ấy đều thực hiện cái chiến thuật xem ra có vẻ hạ sách ấy mà cả bố lẫn mẹ đều không phát hiện được.
– Còn mùa đông? Chẳng hạn những ngày nghỉ Tết Nguyên đán hai người xử sự thế nào? Hay là lúc ấy… nằm chung?
– Nếu vậy thì đã chẳng có chuyện tôi kể cho mình nghe hôm nay – Tôi chép miệng bảo – Khổ nỗi chỉ có một cái chăn mà trời lại mưa dầm gió bấc. Hai chị em ngồi thu lu mỗi người một góc giường, răng đánh vào nhau lập cập. Thấy tôi buồn ngủ díp mắt, chị Xuyến dỗ:
– Nhà nằm xuống đắp chăn vào. Tôi quấn mấy cái chiếu ngủ tạm cũng được. Tôi thương chị ấy lắm nhưng chẳng biết làm thế nào liền nói dỗi:
– Ngủ dưới đất không có chăn ngày mai chị ốm mất. Chị không thương tôi à?
– Tôi thương, nhưng bảo nhà phải nghe vì nhà còn phải giữ gìn sức khỏe để đi học.
– Có lẽ bọn tôi nói hơi to nên bà cụ ở gian buồng ngoài nghe được. Bà cựa mình giọng ngái ngủ:
– Khuya rồi. Vợ chồng ngủ đi, có chuyện gì để mai.
Đêm ấy rét lắm. Nằm chăn bông mà còn run cầm cập huống hồ chỉ có hai tấm chiếu. Gần sáng, tôi bật lửa

châm vào ngọn đèn nhỏ dưới gầm hòm rồi lấy chiếc áo khoác mỏng rón rén lại gần đắp cho chị ấy.
– Tôi dám chắc lúc ấy chị Xuyến chưa ngủ.
– Tôi cũng nghĩ như thế. – Tôi thở dài bảo vợ. – Thật tội nghiệp cho những người phụ nữ nông thôn rơi vào hoàn cảnh như chị Xuyến.
Bà Ngần ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi:
– Rồi sau thế nào? ý tôi muốn nói là, sau đó anh Đọc có về đón chị Xuyến không?
– Chuyện không đơn giản như mình nghĩ đâu. Anh Đọc bấy giờ được điều sang quân chủ lực phải đi chiến đấu xa, ít có dịp về làng. Còn chị Xuyến vẫn không muốn bỏ nhà trốn đi. Chị ấy là người có hiếu với bố mẹ, làm thế thì vợ chồng ông Hương Đậu còn mặt mũi nào nhìn thấy ông cụ bà cụ nhà ta cũng như hàng xóm láng giềng. Lệ làng là một chuyện nhưng cái ơn cứu mạng mới chính là lý do làm chị Xuyến không thể bỏ nhà chồng theo anh Đọc. Chị ấy cứ sống âm thầm, cô đơn và tủi hận như thế cho đến ngày ký Hiệp định Đình chiến tháng bảy năm năm tư. Hòa bình lập lại, chính quyền mới bãi bỏ toàn bộ những đồi phong bại tục cũng như chính sách bất công của chế độ thực dân phong kiến. Trường trung học tạm thời đóng cửa. Tôi về nhà tuyên bố trước toàn thể gia đình:
– Từ ngày mai bố mẹ để chị Xuyến về bên nhà. Ông cụ tức điên lên, quen thói gia trưởng, rút ngay chiếc roi mây trên mái nhà xuống hằm hằm quát:
– Mày có câm đi không! Tao lấy vợ cho mày có cưới cheo hẳn hoi, thế mà mày lại…
– Thầy đánh thì con chịu nhưng con xin nói thật, nhà ta cưới chị Xuyến về làm người ở không công chứ đâu phải con dâu. Từ lâu rồi con coi chị Xuyến như chị gái và đã hứa giải phóng cho chị ấy ngay lúc mới đặt chân đến nhà ta cơ.

Bố chắc là uất lắm, mặt nặng như chì, quát đến lạc cả giọng:
– Cho mày ăn học tốn bao nhiêu tiền của giờ về cãi tao phải không? Đồ bất mục.
Tôi không nhịn được nữa đành phải nói thẳng:
– Đất nước độc lập rồi, mọi việc không còn như thời phong kiến đế quốc nữa. Giữa con và chị Xuyến từ bao năm nay chưa bao giờ là vợ chồng. Thày u cứ cố tình ngăn cản là con sẽ đề nghị với chính quyền xã…
– Mày…mày dám…
Ông cụ nghiến răng trèo trẹo vung roi quất túi bụi vào vai, vào lưng, đau lắm nhưng tôi chẳng thèm tránh đòn. Giữa lúc ấy, chị Xuyến đi làm về, vội chạy đến chắp tay:
– Con xin thầy…
– Cút mẹ chúng mày đi! Đừng bao giờ bén mảng đến nhà tao nữa.
– Vậy là ông cụ chịu chứ? – Vợ tôi hỏi.
– Chưa đâu. Phải lằng nhằng đến mấy tháng chị Xuyến mới chính thức được về hẳn bên nhà. Ông cụ ỷ thế họ to gây khó dễ nhưng khi anh Đọc ở đơn vị về thì mọi việc cũng xuôi. Cuối năm năm tư, chị Xuyến lấy anh Đọc.

Hai người cưới nhau có đăng ký đàng hoàng. Phải nói chị Xuyến vừa đẹp người vừa có lòng nhân hậu và sự chịu đựng đến mức thánh thiện. Riêng cái đức bao dung của chị ấy làm tôi vô cùng cảm phục…
– Mình xử sự thế là phải lắm – Vợ tôi lẳng lặng gật đầu – Thế còn bác Đọc sau khi tổ chức đám cưới thì phục viên hay vẫn tại ngũ?
– Vẫn ở quân đội, chỉ thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Nhưng mà số chị Xuyến cũng vẫn khổ. Anh Đọc đi B năm sáu mươi nhăm, chẳng có tin tức gì, đến năm bảy hai thì hy sinh ở mặt trận Quảng Trị, lúc ấy mới bốn mươi ba, là chính trị viên tiểu đoàn. Chị Xuyến không đi bước nữa, ở vậy nuôi hai con, vất vả lắm, nhưng sau này đứa nào cũng thành đạt. Thằng lớn hiện là tiến sĩ vật lý đang giảng dạy ở Đại học Bách khoa. Con em thì đâu như làm phóng viên của báo “Tia sáng”.
– Chuyện hệ trọng thế mà mấy chục năm qua ông không nói với tôi một lời. – Vợ tôi lại trách.
– Không phải thế đâu – Tôi ngỏ ý xin lỗi bà Ngần – Quả thật trước đây có những lúc tôi chưa thật hiểu mình, nhắc đến chuyện cũ sợ không thông cảm…
– Mình coi thường tôi quá. – Vợ tôi tỏ vẻ giận, kéo chăn đến cổ nằm nhích hẳn vào phía trong, ngẫm nghĩ thế nào một lúc lại quay ra bảo. – “Trái tim phụ nữ vốn rất nhạy cảm nên mới chứa được cả nỗi đau nhân thế”. Mình biết câu nói ấy của ai không? Đố biết đấy! Thôi, cố chợp mắt một lúc để sáng mai ta về quê cho kịp dự tang lễ.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận