VN88 VN88

Ngày xem sách

Truyện ngắn ngày xem sách do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn ngày xem sách.

Ngay xem sach

Xem truyện ngắn: Ngày xem sách

Tác giả: Võ Phiến

Chàng nhổm dậy, hạ lưng ghế xuống thêm một bực nữa. Rồi xoay người lại, nằm thử. Bấy giờ thì thật là hoàn toàn thoải mái. Chiếc ghế vải này vừa vặn lắm.
Ở hè nhà, phía ngoài đường lớn, có tiếng rắc rắc đều đều của chiếc tông-đơ hớt tóc đang hoạt động. Người thợ đặt một bàn làm việc nhỏ ngoài hè. Còn phía bên này thì có con hẻm lát gạch tử tế, hẻm vượt quá nhà chàng là tịt: một ngôi nhà chận bít nó lại. Ngay trước nhà ấy có chum nước, lâu lâu nghe có tiếng người ra chum múc nước rửa ráy. Tất cả những tiếng động ấy, những hoạt động ấy, đều ở bên ngoài. Tất cả chỉ củng cố thêm cảm tưởng an toàn của chàng. Chàng hoàn toàn được an toàn lúc này, không còn nghi ngờ gì nữa.
Bên ngoài trời lại vừa đổ mưa nặng hột nữa. Càng tốt. Như thế càng tăng thêm cảm tưởng an toàn. Không nghe tiếng mưa rơi, nhưng khi mưa đã đủ nhiều thì nước từ máng xối đổ xuống lách tách. Chàng đánh diêm châm thuốc. Hút cho ấm, ngả người trên ghế vải, trong một gian phòng đóng cửa thật kín, gian phòng của chàng, bên cạnh kệ sách, chiếc giường, và những áo xống của chàng mắc trên vách…
Trong tấm gương ở mặt tủ, chàng chợt thấy phản chiếu đầu chàng, ngậm píp. Trong gian phòng lờ mờ cái đầu thiếu chi tiết trông quả là giống bức họa của Liêu Hà vừa trông thấy ngoài hè phố. Họa sĩ Liêu Hà là bạn chàng từ ba mươi năm. Hắn ta đã theo dõi khuôn mặt và đầu chàng từ lâu. Trong ba mươi năm, tùy theo các phong trào nghệ thuật kế tiếp nhau — ấn tượng, siêu thực, lập thể, vô hình dung, trừu tượng v.v… — hắn đã vẽ nhiều đầu và mặt chàng, khi theo lối này khi theo lối khác.

Còn chàng, đâu phải vừa. Thoạt tiên, khi mới có thơ đăng báo lai rai, chàng lừa cơ hội đưa ra tấm hình đẹp trai nhất của mình. Cái hình trong đó chàng ăn mặc chỉnh tề nhất và mỉm cười. Về sau, chàng thích được chụp hình với mấy cuốn sách trên bàn. Trên ba mươi tuổi, hồi đó chàng đã vững chỗ ngồi trên thi đàn, tâm hồn đã chín chắn hơn, chàng ăn mặc tự nhiên có chút cẩu thả: thường thường chỉ có sơ-mi, không cà-vạt; gương mặt có nét suy nghĩ thường xuyên. Đến lúc chàng bắt đầu mang kính trắng và hút píp thì Liêu Hà kiểu thức hóa cái đầu chàng một cách tài tình bằng ít nét đơn sơ. Trông qua, nhận ngay ra chàng. Điều quý báu hơn nữa là còn nhận được kẻ có khuôn mặt ấy phải là một nghệ sĩ đang có nhiều băn khoăn trước cuộc đời. Hai con mắt với cặp kính tròn xoe thao láo nhìn vào một nỗi hoang mang đáng hãi. Đó là chàng, mà đó cũng là một nghệ sĩ nói chung của thời đại, là một biểu hiệu đẹp đẽ dùng chung cho cả giới. Chắc chắn vì thế mà hình vẽ của Liêu Hà được phổ biến rộng rãi nhanh chóng, lắm khi được dùng như một hình trang trí ở mục thi ca các tạp chí. Dần dần, đối với đa số độc giả nó không còn là khuôn mặt chàng, khuôn mặt của một ai nữa; đó là khuôn mặt của nghệ sĩ. Chẳng bao lâu, đó sẽ là khuôn mặt của nghệ thuật.
Ban chiều, lúc dừng chân bên một hàng sách lộ thiên ở đường Lê Lợi, chàng trông thấy cái đầu kiểu thức hóa của mình trên bìa một tờ báo. Đây có vẻ một tờ nội san, ruột in ronéo, nhưng bìa in màu tử tế. Trời mưa lắc rắc, chủ hàng phủ lên sách một tấm ny-lông. Qua tấm ny-lông cũ lấm tấm nước, chàng đứng nhìn khuôn mặt mờ nhòe của mình một lúc.

Không ai biết, người chủ hàng sách, những người qua lại, những người mua sách loanh quanh bên cạnh chàng, không ai biết, không ai nhận ra liên hệ giữa chàng và cái hình vẽ trên bìa báo nọ, tuy hình vẫn giống chàng. Rất giống, nhưng giữa một bức chân dung đẹp với một thi sĩ trên năm mươi tuổi già, dựng chiếc xe gắn máy bên lề đường, dạo xem sách lộ thiên, mưa rơi trên mái tóc bạc… Một bên đi vào thế giới những trừu tượng không suy suyển của nghệ thuật, một bên đang chịu những khốn đốn của một thể xác nặng nề đến thời hủy hoại.
Nhìn khuôn mặt mờ nhòe của chính mình qua tấm ny-lông che mưa, chàng đã nghĩ đến điều ấy. Chàng cũng nghĩ đến tất cả những lòng vòng dài dằng dặc của con đường gian nan đi tới vinh quang, những lo lắng, mưu mẹo, những xung đột, va chạm, những thất bại dọc đường. Dĩ nhiên không quyền lực nào có thể bắt được chàng đi lại con đường đó, không ai đi lại con đường đời mình hai lần, tuy vậy nghĩ đến chàng vẫn ngại. Dĩ vãng như một công trình cố gắng quá lớn lao, chàng không đủ sức chịu nổi một ý nghĩ về nó nữa.
May thay, chàng đã nằm trong phòng, gian phòng của chàng. Chàng hút thuốc. Và khói thuốc bay lên trong phòng chàng, thong thả, điềm tĩnh, yên ổn hơn bất cứ bay ở đâu. Chàng đã ở bên cạnh những cuốn sách xếp trên kệ, vứt trên bàn: đó là những thứ hết sức hiền lành. Bốn mươi năm gần gụi đã cho chàng biết chắc chúng không thể làm được điều gì bất ngờ. Bên cạnh chúng, chàng tha hồ yên tâm.
Chàng chỉ yên tâm được bên lũ sách của mình. Không thể yên ngay cả ở những tiệm nước ba tàu, nơi mọi người vẫn tự do đến tiêu phí thì giờ thừa thãi, tự do ngồi dựa vách lơ mơ hàng giờ, khạc nhổ v.v…
Chàng vào một tiệm như thế. Bàn bên cạnh gọi hai ly cà-phê sữa. Chàng vẫy bồi bàn lại: một chú nhỏ béo bự, con mắt bên trái mang một cái bướu sưng vù bằng quả cam. Mắt bên ấy bị híp mất, có lẽ từ nhỏ. Hắn đến, nghiêng người xuống (chàng có tính gọi món ăn món uống giữa chỗ đông người bao giờ cũng kín đáo, nhỏ tiếng). Chàng dặn: một tách sữa nước sôi, cho vào chút cà-phê, ngần này. Chàng dùng hai ngón tay ra dấu cho hắn thấy rõ: chỉ một xíu. Dứt lời rồi, chàng lại thêm: “Một tí ti, cho sữa khỏi tanh thôi. Tôi không chịu được cà-phê nhiều: nhức đầu.” Chàng vỗ nhẹ vào trán, nơi chàng thấy nhức đầu, rồi cười với chú bồi bàn…
Nghe xong, hắn ngửng mặt lên, la lớn:
— Hai cà-phê sữa! Một sữa cà-phê!

Chàng nhìn lên: nét mặt hắn ta tỉnh khô. Hắn đã quay sang phía khác. Tất cả sự căn dặn tỉ mỉ của chàng bị đơn giản hóa một cách thô lỗ. Chàng cảm thấy bị phản bội. Sự cố gắng dài dòng thân mật của chàng bị hất gạt ra bất ngờ, hóa thành lố bịch, lẩm cẩm. Không khí sinh hoạt trong tiệm đột nhiên lạnh lùng, tàn nhẫn. Chàng thấy sự trống trải quanh mình, và không muốn ngồi lâu.
Trí chàng mãi không rời khỏi sự việc nhỏ nhặt vừa xảy ra. “Phải, chàng đã chờn vờn tới gây thân thiện. Chàng cần gì phải cắt nghĩa như thế về chuyện nhức đầu nhức óc. Đó chỉ là do sự tử tế của chàng. Quá đáng đối với một chú bồi bàn. Thế mà hắn ta…”
Cái lưng đầy mỡ của hắn, suông đuột từ trên xuống dưới, không eo. Con mắt, thoạt người ta chỉ chú ý tới chỗ tàn tật lớn ở phía trái choán đầy khuôn mặt, không ai ngờ đến cái láu lỉnh nơi con mắt còn lại… May thay, cuối cùng chàng lại trở về nằm trong gian phòng, của mình, không một phiền hà. Tất cả mọi rầy rà đều được trút bỏ ngoài cửa phòng, như người ta chùi đế giày trên tấm thảm để gạt lại những bùn đất trước khi bước vào nhà. Ở đây chắc chắn không có một ai khác ngoài chàng. Một sự cô đơn ấm áp.

Giã từ cái dạ con của mẹ để ra ngoài đời, con người vẫn luôn luôn mơ hồ nhớ về chỗ quê hương nguyên thủy của mình, nơi mình đã trải qua một thời cô đơn trong ấp ủ ấm áp. Một nghệ sĩ già, thỉnh thoảng ngắm nghía mấy chùm tóc bạc óng ánh như cước của mình, cần được ngắm nghía trong khung cảnh an toàn như thế. Một nghệ sĩ già không vợ, không con, không còn cha mẹ, không còn một liên hệ nào với làng quê của mình nữa. Một nghệ sĩ già, sau ba mươi năm vất vả với những cảm nghĩ của chính mình, những đòi hỏi của kỹ thuật thể hiện, những khen chê của đời… Gian phòng, hãy tối lại một chút cho gần với cái âm u trong lòng mẹ thuở nào.
Hai lần bút chiến, trong đó có một lần bị thất lý, thua đậm.

VN88

Viết một bình luận