Tấn mỉm cười, nói:
– Tôi còn muốn họ làm mau hơn nữa. Nhưng vì khi xây còn phải tính cả thời gian cho hồ khô mới tiếp tục dựng mái, lợp ngói, trát vách nên mơi tới một tháng. Nếu không chỉ chừng tuần lễ là rồi.
Đào quay qua thầy Bẩy Ly hỏi: . .
– Thầy chờ cho xây xong chiếc am mới trở về Thất Sơn phải không? .
Thầy Bẩy Ly lắc đầu.
– Không, thầy về trước. ớ nhà còn nhiều đệ tử lu bu lắm.
– Vậy bao giờ thầy đi?
Chắc cũng vài bữa nữa thôi.
Đào nhân cơ hội nói ngay.
– Nếu vậy bữa nay, thầy trò mình lên chợ Sài gòn chơi một ngày đi. Coi như con tiễn thầy về núi.
Thầy Bẩy Ly quay qua rở Tấn.
– Anh Tấn có muốn đi chung với tụi tôi cho vui không?
Tấn lắc đầu.
– Dạ, con cũng muốn đi lấm, nhưng phải coi chừng thợ Thầy đi chơi với cô Đào cho vui đi.
Đào làm bộ lấy mộtcái cớ nói cho thầy Bẩy Ly đỡ ngại.
– Để con dắt thầy lên chợ Sài gòn cho biết chỗ mấy người thợ khắc tượng Phật bằng nanh heo. Mai mốt thầy khỏi phải nhờ vả ai nữa.
Thầy Bẩy Ly khoái trí, cười hềnh hệch.
– Đúng rồi, đúng rồi, thầy đã muốn biết chỗ này từ lâu rồi, hôm nay tiện thể lên Sài gòn phải tới đó mới được. Để thầy lấy chút tiền đem theo đã nhe.
Đào níu lấy tay thầy Bẩy Ly nói:
– Khỏi, khỏi thầy ơi. Giờ cũng đã trễ rồi, chúng mình đi ngay cho kịp, không có tới nơi người ta về hết rồi lại uổng công. Tiền bạc đâu có bao nhiêu đâu chứ, con có đây. Không để cho thầy Bẩy Ly trả lời, Đào quay qua Tấn nói ngay:
– Vậy thầy trò tụi tôi đi nhé anh Tấn. Khi nào anh lo xong vụ thầy thợ, chúng mình đi chơi một chuyến nhe. Tấn mỉm cười, nhìn Đào kéo thầy Bẩy Ly ra cửa. Lúc ấy cũng có một chiếc xe taxi vừa chạy tới. Đào đưa tay ngoắc và cả hai người lên xe. Chỉ cho xe chạy tới chợ Bến Thành, đậu lại ngay bếnxe buýt, Đào dắtthầy Bẩy Ly băng ngang qua đường nơi hàng quán san sát dọc theo hai lề đường. ở đây có mấy ông thợ trải cái chiếu nho nhỏ ngồi khắc tượng Phật bằng nanh heo rừng cho khách hàng.
Thầy Bẩy Ly mừng rỡ được thấy tận mắt những người thợ khắc tượng phật. Từ hồi nào tới giờ, ông chỉ nghe nói và nhờ vả đệ tử lên Sài gòn mua dùm. Nay đã biết chỗ, ông vội vàng ngồi xà xuống bên cạnh một ông thợ, hỏi:
– Bác làm ở đây lâu chưa?
– Dạ, cũng hơn mười năm rồi ông.
– Tôi muốn mua mộtmớ chừng vài chục ông phật bằng nanh heo để cho đệ tử, ông làm chừng bao lâu?
Bác thợ dừng tay, kéo chiếc kính trắng xuống, nhìn người khách như dò xét.
– Thầy từ đâu lên Sàigon vậy?
– A, tôi ở Thất Sơn.
Bác thợ lấy cái túi vải để bên cạnh, trải tờ báo ra trước mặt, dốc ngược chiếc túi nhỏ. Cả trămtượngphậtnhỏ nhắn, đủ kiểu tràn ra mặt báo.
– Thầy ở xa à. Vậy thì tôi còn một mớ đây, thầy có thể lấy liền được. Từ từ tôi làm cái khác cho người ta cũng không sao.
Thầy Bẩy Ly mừng rỡ, lấy từng chiếc tượng phật, dơ lên ngắm nghía
– Bác thợ khắc khéo thực. Coi này, đẹp ghê vậy đó.
– Nanh heo đâu mà bác có nhiều quá vậy nè.
Người thợ khấc tượng mỉm cười.
– Làm gì có nanh heo mà khắc cả ký lô như thế này được Tại thầy không biết. Tất cả các tượng Phật nói là khắc bằng nanh heo rừng, thực ra là răng con cá Cúi thôi. Vì nanh heo rất khô, dù có thứ thật chăng nữa mình khắc . cũng rất chậm và dễ bị bể lắm.
Thầy Bẩy Ly cầm một chiếc tượng Phật, ngơ ngác hỏi:
– Thì ra nó không phải là nanh heo rừng à. Tôi thấy có khác gì nanh heo rừng đâu.
Vừa nói, thầy Bẩy Ly vừa lôi ra một tượng Phật nho nhỏ trong mình để cạnh cái tượng của bác thợ khắc đề so sánh. Bác thợ khắc tượng liếc qua bức tượng của thầy Bẩy Ly, cười hì hì.
Tượng phật của thầy cũng bằng răng con cá Cúi chứ nanh heo rừng cái gì~ làm sao mà không giống nhau được. Đào cũng thấy lạ, nàng ngồi xuống cạnh thầy Bẩy Ly rồi hỏi bác thợ.
– Thế ra không có bức tuợng nào bằng nanh heo rừng thực sao bác?
Bác thợ thực thà, nói:
– Có chứ, nhưng mà để tôi cho thầy và cô đây coi.
Nối xong ông móc trong một chiếc túi vải khác ra mấy
rượng Phật nhỗ hơn thứ thầy Bẩy Ly đang cầm, nói:
– Đâylà tượng Phật khắc bằng nanh heorừng thứ thiệt.
Thầy và cô coi đâu có đẹp bằng răng con cấ Cúi. Hơn nữa, nó có sọc và có sớ rất dễ mẻ nữa. Dù cho thầy bà có thích thì cũng không dám sên phép vô loại này, vì khi đệ tửmình đeo tượng Phật mà dưng không bị mé một miếng thì nguy to. Thầy Bẩy Ly cầm chiếc tượng Phật bằng nanh heo rừng, tần ngần nói:
-Hèn gì, hồi trước tới giờ tôi thấy thứnày cũng không dám sên phép vì cho là nanh heo rừng non. Còn cái thứ tượng Phật bằng răng con cá Cúi này lại ngỡ là nanh heo rừng già, nên mình mới sài. Ai ngờ bây giờ mới biết.
Bác thợ khắc mỉm cười nói:
– Phép là phép. Dù thầy có sên vô răng cá Cúi hay nanh heo rừng cũng giống nhau thôi. Ăn thua là phép của thầy có linh nghiệm hay không mà thôi. .
Thầy Bẩy Ly có vẻ đắc ý.
– Bác thợ nói đúng, hồi nào tới giờ, tôi đâu biết mình sài răng cá Cúi, những đệ tử tôi mang tượng Phật có sên phép của tôi vẫn linh ứng như thường.