Truyện ngắn hãy nói vĩnh biệt tuổi mười tám do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn hãy nói vĩnh biệt tuổi mười tám.
Xem truyện ngắn: Hãy nói vĩnh biệt tuổi mười tám
Tác giả: Nguyễn Đỗ
“Sinh nhật, anh xuống đây với em nhé! Mẹ em nói anh có thể ở lại nhà em!” Thành chẳng chút lưỡng lự nhận lời liền, dù không biết đó là lời mời tính cách xã giao hay thật tình, dù sao thì Thành cũng phải xuống để gặp nàng thơ của chàng, có thể là họ đã có duyên từ kiếp trước, có thể là từ mười năm, một năm nay, không biết tự bao giờ nhưng lúc nào hồn chàng cũng rung động khi được tin nhắn hay nghe tiếng nói của nàng qua điện thoại di động, dù chỉ là một câu ngắn ngủi, “Diễm đây, anh khoẻ không?”.
Chàng tìm mua vé máy bay trên mạng và gọi cả chuyên viên bán vé, nhưng vì đó là dịp lễ Giáng Sinh nên tất cả mọi vé đã bán hết cả tháng rồi. Chỉ còn một cách khác nữa thôi là bay tới phi trường O Hare, Chicago, tiểu bang Illinois, dưới Ngũ Đại Hồ, rồi mướn xe vượt hàng ngàn dặm Anh để kịp đến mừng sinh nhật thứ hăm lăm của Diễm, người thương trong mộng của chàng, sinh nhằm đêm Noel, đêm Con Chúa ra đời, món quà trời ban cho gia đình họ Hoàng, cho Thành ngày Giáng Sinh.
Chàng phải đi, có phải lội bộ hàng trăm ngàn cây số, có phải vượt dãy Trường Sơn chàng cũng đi, huống hồ lái xe từ đỉnh đầu Tây Bắc Hoa Kỳ, từ tiểu bang đất rộng người thưa Alaska, nổi danh từ xưa nhờ dầu khí, và gần đây nhờ nữ thống đốc Palin được ứng cử viên cộng hòa John McCain chọn là ứng cử viên phó tổng thống cùng liên danh với ông để tranh cử với ứng cử viên trẻ tuổi trúng thời Obama tới cuối đuôi Đông Nam nước Mỹ, tiểu bang Florida, nhiều cây trái và hoa, mía cung cấp cho toàn quốc và cả thế giới nữa.
Chàng vội vàng xin nghỉ phép cho những ngày sắp tới để đi thăm Diễm, cả mấy năm rồi chàng không đi phép nên việc xin đi cũng dễ dàng. Chàng có dự định ghé thăm từng bạn bè xưa cũ của chàng dọc trên những xa lộ 55 dọc từ Chicago xuống Missouri cùng các tiểu bang khác. Dẫu gì cả bao nhiêu năm mới có dịp đi thì thôi đi thăm hết bà con bạn bè không bỏ sót một ai, không biết ai còn ai mất nữa.
Hai mươi năm trời tha hương, hai mươi năm trời làm lại cuộc đời, đã bao nhiêu đổi thay, mất mát, chàng mừng vì chàng vẫn còn là chàng, vẫn bình an, vẫn dạt dào tin yêu đời yêu người, dù rằng đời con người mà phạm phải một trong năm thứ nhà này cũng thất điên bát đảo, tá hỏa tam tinh rồi, đó là nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, nhà nghèo.
Chàng coi như là cái nghiệp của người bao nhiêu năm mài ghế nhà trường, không hay ho cũng húng hắng lấy một vài bài trên các tập thơ, bút ký, báo chí, nên ngoài cái nghiệp nhà giáo tự nhiên chàng còn có thêm những mấy cái nhà khác nữa. Ngũ nghiệp căn cơ, ma sơ cũng sợ, huống hồ chi người thiên hạ mắc vạ vấn vương thơ thẩn ngẩn ngơ trước câu thơ cái chữ tình tự với chính cả hồn mình, không dấu diếm điều chi.
Chàng bật cười nhớ lại thời mới đặt chân lên trại tỵ nạn Laemsing nơi bán đảo Laemsing, một làng chài lưới nhỏ thuộc tỉnh lỵ Chonburi ở Thái Lan. Ôi cái thời ăn không ngồi chờ đợi ngày phỏng vấn trong lo âu hồi hộp không biết tương lai mình dạt về đâu. Năm ấy chàng vừa tuổi đôi mươi, nhưng giả có khai xuống vị thành niên cũng được, nhưng chàng không nỡ hạ mình xuống cỡ đó, theo kiểu “nam nhi đại trượng phu”. Trời sinh sao, để vậy, tuổi trời cho là tuổi trò chơi, nỡ nào lại khai lên thụt xuống cho rắc rối cuộc đời.
“Anh lên phòng em coi còn bỏ sót gì không?”
Thành biết chắc chắn chàng đã xếp đầy đủ những gì của chàng vào hành lý và đưa ra xe rồi, nhưng chàng vẫn bước lên cầu thang đi lên phòng nàng Chàng vào phòng, khép cửa lại, bước tới bàn học, lấy khung hình lúc Diễm ra trường với áo choàng đen khuôn mặt trái xoan phúng phính một chút như đang làm duyên với ống ảnh ôm vào ngực, quỳ cạnh giường, cúi mặt vào gối hít hương trầm còn phảng phất trên gối trên chăn. Chàng thì thầm, “Anh biết anh không còn để sót lại điều gì cả ngoài trái tim anh còn bịn rịn chẳng muốn rời nơi đây. Anh để lại hồn anh ở đây để canh giữ cho em luôn được bình an trong yêu thương. Hồn ta ơi, hãy ở lại nơi đây, bảo vệ cho nàng công chúa dịu dàng nhỏ bé để nàng luôn luôn vui vẻ hạnh phúc như thời mười bảy, mười tám. Mười tám vĩnh viễn, mười tám muôn đời luôn luôn tươi xinh hồn nhiên và hy vọng…”
Chàng quỳ một hồi lâu không biết kéo dài bao lâu cho đến khi giật mình choàng tỉnh khi một bàn tay lay vai chàng, ” Em gõ cửa, không thấy anh trả lời, em vào xem anh có việc gì không?” Chàng đứng lên, trong đôi mắt dường như long lanh nước mắt, Diễm ngước mặt lên, kiễng chân lên, chàng cúi lẹ xuống, hôn phớt lên môi nàng, thì thào, “Anh yêu em lắm Diễm ơi! Anh yêu em trọn đời!” Diễm nhanh như con thỏ vội vàng lẻn ra ngoài phòng, dặn dò, “Anh về trên ấy, nhớ chờ em. Em sẽ đến tìm anh bất cứ khi nào, anh nhớ đừng để ai yêu anh đó nha! Em sẽ khóc đến mù đôi mắt! Cám ơn anh đã đến mừng sinh nhật em!”
Sinh nhật hai mươi lăm năm hay sinh nhật mười tám? Chẳng quan hệ chi, với chàng, nàng là tất cả, mười tám, ba mươi chín hay tám mươi lăm cũng thế thôi, chàng vĩnh viễn thuộc về nàng. Trái tim chàng nhận biết điều đó, trái tim chàng đập loạn cuồng, chàng nhìn lại chiếc giường, nơi chàng đã ngủ đêm qua, dẫu không có nàng, nhưng cũng như có nàng bên cạnh, dưới ánh mắt thật hiền của ngày nàng ra trường, trong mùi hương thanh khiết của người con gái như lúc chàng thoa kem vào vai vào cổ nàng trên bãi biển. Vâng, chàng sẽ nhớ. Chàng nhớ lại thịt da nàng mát rượi mịn màng khi chàng xoa kem lên vai nàng, nhớ đêm khiêu vũ mừng sinh nhật, nhớ vòng eo thon nhỏ tròn chắc khi hai người nhảy trên sàn vũ cùng với bao nhiêu người khác, với người ta, chuyện đó là thường, với chàng, rất đặc biệt, có bao giờ chàng mục tử dám mơ ước được khiêu vũ với công chúa, có bao giờ cóc tía hoá hoàng tử sau nụ hôn đâu! Chuyện đó chỉ xảy ra trong huyền thoại, bây giờ chính chàng là nhân vật trong huyền thoại đó cũng ly kỳ không kém các huyền thoại xưa kia như Lưu Thần Nguyễn Triệu lạc vào thiên thai, như Lạc Long Quân lấy được nàng tiên ở Động Đình Hồ, như Chữ Đồng Tử với công chúa Tiên Dung. Chàng suy nghĩ tìm hình ảnh viết những ấn tượng lại những phút giây bên nàng để ghi nhớ kỷ niệm những ý nghĩ mình đang có về người yêu của mình. Chàng lấy tờ giấy trắng viết bài thơ Một Thóang đặt dưới khung hinh của Diễm: