VN88 VN88

Đi xuất cảnh

Truyện ngắn đi xuất cảnh do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn đi xuất cảnh.

Di xuat canh

Xem truyện ngắn: Đi xuất cảnh

Tác giả: Thảo Trường

Con gái lớn của tôi từ bên Mỹ về thăm, tôi mừng quá, nó mở ra cho tôi một lối thoát. Thấy tôi thất vọng đủ điều, nó nói: “Mẹ sang Mỹ ở với con. Con nay đã là công dân Mỹ rồi, có quyền bảo lãnh cho mẹ sang bên đó. Mẹ đi Mỹ một cách đàng hoàng, công khai, chính thức, không phải trốn chui trốn lủi như ngày mẹ đưa con đi trước kia, và mẹ muốn ở bao lâu cũng được, ở luôn cũng được.”
Con nhỏ còn cười với mẹ:
“Sang đó mẹ muốn lấy một ông Mỹ già làm chồng nữa cũng được cợ”
Rồi con Mỹ con còn phun ra một câu tiếng Mỹ:
“Makes you think!”
Nó dịch sang tiếng ta và giảng giải cho tôi hiểu. Tôi nói:
“Má cần gì phải lấy ông Mỹ già. Má sẽ tìm người bạn trai của má, ông ấy là sĩ quan Cộng hòa xuất cảnh sang bên đó năm ngoái.”

Con nhỏ rũ ra cười:
“Tưởng gì chứ các ông sĩ quan HO thì đông lắm, ngày nào các bác ấy cũng họp nhau ở các quán cà phê ngoài hiên hút thuốc bàn chuyện thế sự, như ngay xưa ở Saigon, các bác ấy thường hay họp “chợ HO” ở vườn bông trước sở ngọai kiều đường
Thống Nhất, hay ở quán cà phê Thiên Nga lề đường Trần Qúi Cáp mỗi buổi sáng. À mà Má quen bác nào vậy”
Tôi chợt bẽn lẽn với con gái:
“Bạn của má ngon lành lắm.”
Nó lại cười:
“Được rồi. Để coi. Makes you think!”
Con gái tôi thu xếp mọi việc xong mới trở về Mỹ giao cho văn phòng dịch vụ làm hồ sơ bảo lãnh mẹ qua đoàn tụ với con gái.
Tôi làm thủ tục ly dị với chồng nhưng ngôi nhà thì tôi không để lại cho ông ấy. Tôi mất hết của cải rồi nên tôi phải bán cái tài sản còn lại ấy đi để có tiền ăn xài. Tôi tìm đến căn nhà ở làng phế binh cũ gặp vợ chồng thợ tẩm quất mù. Tôi nghe nói vợ chồng anh kiếm được nhiều tiền để ra, muốn mua một căn nhà lớn hơn căn nhà tôn mục nát. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp vợ chồng anh, nay thấy họ, tôi ngạc nhiên vì cả hai vợ chồng đều sáng sủa đẹp đẽ ra. Cả vợ lẫn chồng đều mặc đồ đẹp. Anh phế binh mù đói rách ngày nào nay trông như một việt kiều về thăm quê hương. Anh ta cởi trần phơi ra bộ ngực và bờ vai nẩy nở khoẻ mạnh như cầu thủ bóng chuyền, anh mặc một chiếc quần sóc đẹp có nhãn hiệu Mỹ ở bên cạp, chân đi dép da cũng là đồ ngọai chứ không phải “dép lốp đi vào vũ trụ” như ngày xưa. Chị vợ cũng xinh đẹp nhưng bụng chị đã nhô ra, chị mặc áo kiểu V. mỏng, quần sóc trắng, đi giầy nikẹ Tôi chỉ vào bụng chị, chị cười:
“Sáu tháng rồi, chỉ ráng đi làm 2 tháng nữa là phải nghỉ đẻ.”
Chị hỏi thăm vợ chồng tôi và mời tôi ngồi, thấy anh mù đứng dựa tường, tôi cầm tay anh tính dìu anh tới ghế ngồi thì chị vợ bước ngay tới gỡ tay anh ra khỏi tay tôi, nói:
“Cứ để nhà tôi tự đi đứng một mình được mà chị, anh ấy thuộc lòng tất cả rồi, chị khỏi cần dẫn dắt.”

Tôi hiểu ngay tâm địa người đàn bà đối diện cũng như tôi hiểu rõ hơn ai hết tâm địa tôi. Tôi nghĩ tới bàn tay của anh “chiến sĩ lái” thuở chúng tôi còn hợp tác làm ăn ở bên chiến trường Cam bốt, những lần tôi ngồi bên anh trên xe tải chuyển hàng lậu, bàn tay ấy đã xục xạo khắp người tôi, trong khi tay kia anh vẫn điều khiển bánh lái, miệng anh vẫn truyện trò. Bàn tay anh tung hoành khắp chốn đến nỗi tôi nghĩ rằng có khi chính ông chồng tôi, có chỗ, cũng chưa có dịp sờ tới. Phải hiểu rằng đi buôn lậu, nhất là khi chuyển hàng lậu là sợ lắm, anh ta đã làm cho tôi quên đi sự sợ hãi! Rồi thời gian sau, lăn lộn trên miền đất viễn chinh, anh ta đã học được ngón nghề xoa bóp tẩm quất và tôi cũng đã có nhiều lần nằm cho anh ta ra nghề. Tôi nhìn nhận rằng anh ta giỏi nghề và rất dễ thương trong cung cách làm việc và ứng xử. Vợ chồng anh làm ăn phát đạt bằng nghề đấm bóp dạo là đúng thôi. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Nhưng nay, bàn tay kia, tôi không còn đụng tới được nữa và cái bàn tay ấy cũng không còn cơ hội mò mẫm xục xạo vào những chốn xưa kia.
Chị vợ vào việc ngay, chúng tôi, hai người đàn bà, không có đàn ông trong việc này, bàn chuyện đổi nhà, tôi bán cho chị ngôi nhà của tôi và chị sang lại cho tôi căn nhà của chị. Sang lại là vì căn nhà chiến lợi phẩm này vợ chồng tôi được cấp phát theo chính sách “hóa giá” sau đó bán cho vợ chồng chị tá túc. Nay lại đến lúc chị có tiền mua ngôi nhà lớn hơn cần bán đi căn nhà nhỏ này thì chúng tôi lại thoa? hiệp. Vợ chồng chị, sắp có con, sẽ dọn sang ở nhà tôi, còn tôi sẽ dọn sang ở căn nhà của vợ chồng chị. Chồng tôi sẽ ở đó. Còn tôi đi Mỹ. Vấn đề phải thương thảo trả gía là số tiền chênh lệch chị sẽ trao cho tôi sau khi trừ đi số tiền trị gía của căn nhà bẹp. Chúng tôi, cũng vẫn là hai người đàn bà, không có đàn ông, còn thỏa thuận với nhau về khoản tiền phải “bồi dưỡng” cho các chức việc trong các cơ quan nhà nước có công chuẩn thuận việc mua bán này.
Công cuộc thương thảo trải qua mấy lần gặp gỡ mới xong, khi thì tôi sang nhà chị, khi thì chị sang nhà tôi. Hôm cuối cùng làm giấy trao tiền, chị còn hỏi tôi nhường cho chị con ở trong nhà, chị cũng sắp cần tới một đứa ở. Tôi nói:
“Nó đi lấy chồng rồi còn đâu.”
“Trời, còn nhỏ thế sao đã lấy chồng.”
“Nhỏ gì, mười bảy, mười tám tuổi rồi. Hồi nó mới đến ở còn nhỏ xíu, nuôi ăn mấy năm lớn tồng ngồng, nẩy nở, dậy thì ra. Bố mẹ nó bán cho thương gia Đài Loan đem về nước làm vợ, được đâu hai ngàn đô la làm nhà mới rồi.”

“Sang bên đó làm nô lệ “sếch” chứ vợ chồng gì!”
“Tức là làm đĩ ấy hả”
“Làm vợ cho cả nhà, báo đăng thế, họ nuôi ăn đồ tầu béo bở, ở một căn phòng trên gác, đàn ông trong nhà ai cần tới thì tiếp. Có cô phải phục vụ tới 9 người, bố gìa hen xuyễn ho khù khụ thì lo đấm bóp rửa ráy lau chùi cho ông cụ, đàn con trai cường tráng thì nó ào tới xong rồi xách quần đi, lại thêm thằng cháu mới đến tuổi thành niên, cô ấy tiếp mệt nghỉ không hết việc! Mỗi tháng họ trả lương gửi tiền về cho bố mẹ cũng giống như chính sách “xuất khẩu lao động” của nhà nước ta hợp tác với nước ngoài ấy mà!”
“Thế lỡ có con thì sao, biết của ai”
“Họ không để cho có bầu, nếu lỡ có là phải phá, có bầu đẻ đái mất năng xuất lao động!”
“Tội nghiệp con bé không rõ sa vào tay nhà nào ở bên đó. Bố nó sau cách mạng, biên chế trong Mặt Trận Tổ Quốc, chỉ làm tay sai, không có đặc quyền đặc lợi gì, nhà nghèo quá phải cho con đi ở, lớn lên lại đem con đi bán. Ông ấy than với tôi người ta “đi tây đi tầu đi Nga đi Mỹ đi Hung đi Tiệp” xuất cảnh tứ tung, gửi tiền về cho gia đình mua nhà mua xe, còn ông chẳng được đi đâu, nên thấy có đường giây đưa người đi Đài Loan bèn tới nhà xin cho con gái về, để lo cho nó xuất cảnh cho bằng thiên hạ.”
Giấy tờ xong, tiền bạc xong, hai bên dọn nhà qua lại. Vợ chồng anh tẩm quất chơi toàn đồ “xịn”, phần nhiều là đồ dùng của khách việt kiều quăng cho khi họ về Mỹ. Nhà tôi dọn sang bên ấy toàn là “đồ cổ”, nhất là mấy khoản của ông chồng tôi săn nhặt. Suốt những năm vào giải phóng Miền Nam, ông thượng úy chỉ lo thu vén nhặt nhạnh những thứ của “đế quốc” tháo chạy bỏ lại. Từ miếng tôn, tấm vỉ sắt lót đường, cái bàn nhôm, cái ghế bành da, đến chiếc nón sắt gĩa cua, đôi giầy bốt đờ sô, cái chăn cái màn, cái muỗng cái nĩa, cái cuốc cái xẻng thậm chí còn có cả một cái vỏ trái bom napal bằng nhôm, rỗng, cưa ra dùng làm xuồng “hầm bà là hằng” dọn sang chất đầy căn nhà trệt chiến lợi phẩm chiếm được tại làng Thương Phế Binh Cộng Hòa ở Thủ Đức.

Xung quanh vách ông treo đầy rẫy những bằng khen, những huân chương kháng chiến hạng nhất hạng nhì hạng ba, huân chương chống Mỹ cứu nước. Riêng cái ghế bành da không biết ông chôm được từ đâu mang về, nhưng cứ nghe ông kể thì cái ghế bành da này là của một tướng Mỹ 2 sao, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không Kỵ, ngồi điều động những đoàn “ngựa sắt bay” trong cuộc chiến Việt Nam. Tôi thấy hồi mới chiếm Miền Nam loại bàn ghế này bị đám người hôi của rinh từ các căn cứ Mỹ đem ra ngoài xa lộ bán rẻ như bèo, không có sức mà hốt. Tuy nhiên ông chồng tôi thì khoái cái ghế này lắm, trải qua năm tháng bị lôi đi bầm dập khắp chốn, khi nó về tay ông, tôi đã thấy có mấy miếng vá bằng băng keo. Ông đặt cái ghế bành da ngay chính giữa gian nhà, có lần ông đè tôi lên ghế, bấm nút cho thân ghế ngả ra, vừa làm tôi ông vừa nói “thế này mới sướng”. Tôi nằm dưới nhìn qua vai ông thấy quả bom treo trên xà nhà ngay trên đầu mình. Mai này khi thế chiến bùng nổ, nhân loại sẽ chìm trong hỏa ngục, ngày tận thế sẽ đến, nước ngập lên tới đỉnh núi. Ông sẽ bám vào chiếc xuồng vỏ bom này mà qua cơn đại hồng thủy, thoát hiểm, tồn tại, sống sót, để lưu lại cho hậu thế một bí thư đảng ủy đầu tiên cho nhân loại mới. Ghế Mỹ, bom Mỹ, nhà Ngụy, cái gia tài ấy xin để lại cho ông, những kỷ vật của một thời chinh chiến, như một vòng hoa cho người cách mạng! Còn tôi, tôi xin lạy cả nhà nhà nước, lạy cả nhà đảng, tôi đi!
Bán nhà tôi ôm được một khoản tiền lớn đủ tiêu dùng trong những ngày chờ xuất cảnh. Một hôm ông chồng tôi nói:
“Tiền bán nhà em chia cho tôi chút đỉnh tiêu xài chứ, ẵm cả coi kỳ quá, chẳng còn chút lưu tình gì.”
Tôi nghe nói có lý bèn chia cho ông một khoản nhỏ, ông cầm tỉnh bơ, mở ra đếm cẩn thận rồi mới nhét vào túi. Ông nói:
“Sang Mỹ thỉnh thoảng em cũng phải gửi về cho tôi vài ba trăm đô cứu trợ nhé!”
Tôi nói:
“Cái đó chưa biết, đô la kiếm ở đâu ra mà có để gửi về, sang bên đó biết làm gì, một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết.”
“Cái thằng tình nhân của em nó phải bao em chứ, sĩ quan Cộng hòa sang bên ấy lãnh lương Mỹ thiếu gì tiền!”
“Ông là một thằng điếm cho vợ đi làm tiền à”
“Xin lỗi ạ! Ly dị rồi mà. Tôi biết là em sang bên đó sẽ chóng phất, em vốn thông minh, hồi xưa ở ngoài Hà nội, em học tiếng Nga dễ ợt, em nói làu làu không ai bằng, năng khiếu ấy sang Mỹ em cũng sẽ nhanh chóng thành bà Mỹ. Lại buôn lậu.”

VN88

Viết một bình luận