VN88 VN88

Đi xăm mình

Người con gái nhìn chăm chú bức tranh một lúc rồi không hiểu vì sao, ánh mắt nàng chợt sáng lên, đôi môi run rẩy. Kỳ dị thay, gương mặt nàng dần dần bỗng giống y khuôn mặt bà phi. Nàng như đã tìm ra được cái tôi của mình cất dấu nơi đây.
” – Bức tranh này phản ánh cái Tâm của cô em đấy ! ”
Seikichi nói xong, cười khoái trá, nhìn xoi mói vào mắt cô gái. Người con gái đưa tay lên ôm vầng trán tái xanh:
” – Tại sao thầy lại đem cái đồ dễ sợ này cho em xem ? ”
” – Người đàn bà trong tranh này là cô em đó. Nhất định là máu của nàng ta đang hòa trong máu của cô em ”
Y trải bức họa thứ hai: bức họa này nhan đề là “Phân bón”. Chính giữa bức tranh là một cô gái trẻ đang dựa mình vào một thân cây anh đào, mắt dán vào vô số thây đàn ông nằm lớp lớp dưới chân nàng. Bầy chim lượn chung quanh nành như đang ríu rít khúc ca chiến thắng và đôi mắt ướt át của nàng không dấu nổi vẻ tự hào. Không biết đó là cảnh một bãi chiến trường hay cảnh của một hoa viên vào mùa xuân. Nàng con gái trong tranh mang tâm trạng như đang tìm kiếm một cái gì tiềm ẩn trong hồn nàng.
” – Đây là bức tranh minh họa tương lai của cô em đấy. Những xác nằm la liệt là hình ảnh của mấy anh si tình bỏ mạng vì cô đó ! ” Y vừa nói, tay chỉ vào cô gái trong tranh mà nét mặt không khác chi người đang ngồi đối diện y.
” – Xin lỗi thầy, thầy làm ơn cất bức tranh này đi. ” Người con gái như muốn đẩy lui sức cám dỗ, quay lưng không nhìn bức họa rồi phủ phục trên mặt chiếu, mãi lúc sau mới run run nói:
” – Thầy ơi, em xin thưa thiệt: đúng như thầy nhìn không sai, tính tình em chẳng khác cô gái trong tranh đâu. Nhưng thôi, thầy tha cho em, dẹp giùm bức tranh đó đi.”
” – Đừng giở cái giọng thỏ đế như vậy, nhìn cho thật kỹ nó đi, sợ là sợ bây giờ đó thôi ! ”
Y nói mà trên mặt vẫn giữ một nụ cười châm chọc khó chịu. Tuy thế, cô gái vẫn không chịu ngẩng đầu lên, nàng cứ nằm im tay lấy vạt áo che kín mặt.
” – Thôi cho em về đi thầy. Ở gần bên thầy sao mà sợ quá ” Nàng con gái cứ van lơn mãi.
” – Đợi ở đây đi. Rồi ta sẽ làm cho cô em thành mỹ nhân tuyệt trần cho coi. ” Vừa nói, Seikichi đường hoàng ngồi sát lại cô gái. Trong bọc đồ nghề của y đã trữ sẵn một bình thuốc mê nài lại từ mấy thầy thuốc Hòa Lan.

Mặt trời lay láy trên giòng sông, rọi vào căn phòng tám chiếu như muốn đốt cháy. Những tia nắng hắt từ nước rún rẩy vẽ những đường nét uốn éo lên lớp giấy dán cửa, lên gương mặt thiêm thiếp của cô gái. Cửa phòng đóng chặt, Seikichi tay cầm bộ đồ xâm, ngồi thừ như mất hồn một lúc lâu. Đây là lần đầu tiên y được nhìn tường tận một vẻ đẹp kỳ dị và y nghĩ cho dầu ngồi mười năm, trăm năm trong căn phòng mà ngắm khuôn mặt kia, y cũng sẽ không bao giờ biết chán. Như dân Memphis ngày xưa đã trang điểm cõi trời đất cao rộng của xứ Ai Cập bằng những kim tự tháp và tượng Sphinx, y đem cả tấm tình yêu của mình bắt đầu chạm trổ lên trên da thịt mượt mà của một con người.
Thế rồi tay trái y kẹp giữa ngón trỏ, ngón giữa và ngón út nhúng mũi bút họa, tỳ lên trên lưng người con gái, tay phải cầm mũi kim bắt đầu xâm. Tâm hồn của người thợ xâm trẻ tuổi hòa trong mỗi giọt mực, ngấm vào da. Mỗi giọt son Lưu Cầu tan trong rượu mạnh đi vào thân thể cô gái là những giọt máu của y. Seikichi thấy qua bức họa mầu sắc của tâm hồn mình. Không biết trời quá ngọ vào lúc nào, rồi ngày xuân êm đềm cũng ngả chiều, tay của Seikichi vẫn chưa dừng một khắc mà người con gái cũng chưa tỉnh giấc. Độ chừng sợ nàng về chậm, một gã vác đàn được gửi tới nhưng cũng bị đuổi khéo:
” – Ai chớ cái cô nhỏ đó thì đã về từ lâu ! ”

Rồi trăng bắt đầu treo ngang trên những phố xá ở bãi cát bên kia sông, chiếu ánh sáng mờ ảo vào khắp mọi nhà dọc bên bờ; Seikichi vẫn chưa xâm xong được một nửa, quyết ý khêu tim bạch lạp làm việc tiếp.
Xâm mỗi giọt mực lên trên làn da, đối với y thành ra một chuyện không đơn giản chút nào. Mỗi lần châm một mũi, rút một mũi, người nghệ sĩ không nén được tiếng thở dài như cảm thấy đang khắc lên trái tim mình. Đường kim dần dần làm hiện lên trên làn da hình một con nhện cái thật lớn, và khi trời bắt đầu rựng sáng thì con vật tám chân yêu ma này đã bắt đầu bò lên khắp chiếc lưng.
Đêm mùa xuân rạng cùng với tiếng mái chèo ngược xuôi khuấy nước. Khi đợt sương trên đỉnh những chiếc buồm trắng no gió sớm bắt đầu tan dần để những mái nhà ở Chyushyu, Nakozaki, Yoshikishijima lấp lánh ánh nắng, người thợ xâm mới tạm ngừng đường kim, ngắm hình thù con vật mà y đã trổ lên lưng thiếu nữ. Chính hình xâm này là cả mạng sống của y. Nhìn việc làm hoàn tất, người nghệ sĩ cảm thấy một nỗi trống không to lớn.
Hai bóng người cứ thế không mảy may động đậy. Thế rồi giọng khàn khàn, trầm trầm của Seikichi dội vào bốn bên bức vách :
” – Ta vì muốn cho cô em thành một người con gái đẹp nên đã dồn hết tâm lực vào trong bức hình xâm. Từ nay, khắp nước Nhật này không còn ai đẹp hơn cô em nữa đâu. Em sẽ hết còn nhút nhát, trăm thứ đàn ông rồi trở thành nạn nhân của em cả.”
Như hiểu được lời của người thợ xâm, nàng con gái bắt đầu cất tiếng rên khe khẽ. Dần dần tỉnh lại, mỗi lần nàng thở ra hít vào thì con nhện trên lưng cũng cựa quậy như con vật sống.
” – Chắc đau lắm phải không ? Tại con nhện đương ôm siết thân hình cô em mà.”
Nghe nói, người con gái mở mắt ngơ ngác nhìn, đôi đồng tử in những tia sáng của trăng tàn, sáng hẳn ra, nhìn vào mắt Seikichi :
” – Xin thầy làm ơn cho em xem con nhện trên lưng em. Nếu như thầy đã dồn hết tinh thần vào thì chắc em phải đẹp chứ hở ? ” Tiếng nói của nàng như đang trong giấc mộng. Nhưng không hiểu ở đâu đó đã toát ra một sức bén nhọn.
” – Ờ thôi, bây giờ thì tắm nước nóng đi cho màu nó ăn. Rán chịu một chút, đau lắm đó. ” Seikichi ghé sát vào tai nàng nhỏ nhẹ như an ủi.
Cô gái cố nén cái đau đang lan khắp châu thân, gượng cười :
” – Nếu mà được đẹp ra thì dầu có đau đớn cách mấy em cũng rán chịu đựng cho thầy coi ”

” – Ối trời ơi, có nước nóng thấm vào rát quá… Xin lỗi, thầy làm ơn lên trên gác đợi em, em không muốn đàn ông thấy sự đau đớn của em đâu ! ”
Nàng không đủ sức lau nổi cái thân thể của mình vừa lấy ra từ nước nóng, gạt bàn tay đưa ra che chở của Seikichi , đau đớn reo mình xuống tấm ván cọ, vất vả rên siết như giữa cơn ác mộng. Mái tóc điên loạn xổ tung xuống gò má; sau lưng nàng có treo một tấm kính lớn, sống lưng của hai búp chân chiếu lên mặt kính.
Thái độ của cô gái đã thay đổi hoàn toàn so với chiều hôm qua. Người thợ xâm khôn xiết kinh ngạc nhưng vẫn nghe lời leo lên gác ngồi đợi một mình. Khoảng nửa giờ sau, nàng đã để mái tóc vừa gội chảy xuống đôi vai, sửa soạn áo xống bước lên. Bây giờ nàng hoàn toàn không còn vẻ đau đớn gì cả, tựa lan can tỉnh táo ngước mi nhìn khung trời trắng đục.

” – Ta cho không cô em hai bức tranh này lẫn bức xâm đó. Thôi sửa soạn về đi thì vừa “.
Seikichi vừa nói, vừa đặt hai bức họa trước mặt cô gái. Nhưng nàng ta , đôi mắt long lanh ánh kiếm, tiếng nói vang như khúc ca chiến thắng :
” – Thầy ơi, bây giờ em đã hết mắc cỡ rồi. Chính thầy sẽ là nạn nhân đầu tiên của em đó.”
” – Trước khi về, cho ta xem lại bức xâm lần nữa thử coi ” Seikichi bảo. Người con gái lặng im, gật đầu, từ từ cởi áo. Những phiến nắng chiếu lên bức xâm, làm con nhện trên lưng như hực lửa.
J. TANIZAKI (1910)
Chú thích
(1) Tanizaki Jun ichiro (1886-1964) là người kể chuyện có duyên nhất trong số những nhà văn Nhật Bản tiền chiến. Ông có một lối hành văn diễm lệ, nội dung các tác phẩm phần nhiều khai thác cảnh sống đồi trụy của xã hội cũ đang suy tàn và địa ngục của đời sống nội tâm. Sở trường về tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết phong tục. Tuy nhiên vì trốn tránh thực tại và thiếu tinh thần phê phán xã hội, văn chương của ông chỉ là một thứ đồ chơi giữa khi chủ nghĩa phát xít đang hồi toàn thịnh. Tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
(2) Ukiyoe : tranh Nhật Bản vẽ về những chủ đề xã hội dưới thời Edo (1603 – 1866).
(3) Edo : tên cũ của ToKio dưới thời Mạc Phủ Tokugawa ( thế kỷ 17 đến thế kỷ 19), nơi phát xuất nhiều vũ sĩ (samurai) can đảm và thiện chiến.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận