VN88 VN88

Đi về hưu

Với ông Út, quê hương bao giờ cũng là ký ức tuổi thơ khó quên. Nơi đó còn có những nấm mồ cha ông và những tấm gương anh hùng quên mình vì đất nước. Nhắc đến quê hương ông Út thường nói trong niềm tự hào. Tuổi càng cao, ông Út càng thấy mình như có một sự ràng buộc với quê hương, trong nỗi cô đơn trống vắng. Lần này về quê, ông muốn tìm lại sự hiền hòa ấm áp trong tâm hồn bình dị của người dân quê mình.

Đêm xuống, hai người đàn ông nằm xoay lưng vào nhau, trên chiếc giường tre. Thỉnh thoảng, ông Hai nghe được tiếng thở dài của em trai. Ông Hai thấy xót xa. Cho nên, ông muốn ai ủi em nhưng không biết bằng cách nào. Tay đánh khẽ vào lưng ông Út, giọng ông Hai khàn khàn:

– Chú chưa ngủ à?

Ông Út nhúc nhích, cựa mình.

– Đêm nay anh mở quạt mạnh quá! Tôi lạnh cóng cả người.

Ông Hai cười khúc khích:

– Quạt đâu? Gió ngoài sông thổi vào đấy.

Ông Út lặng thinh. Gió ngoài sông vẫn lùa vào nhà từng cơn. Ông Út dỏng tai nghe. Tiếng rơi lào xào của những chiếc lá khô rụng ngoài vườn, một âm thanh khá quen thuộc. Vậy mà, ông đã xa vắng nó đến mấy mươi năm. Khổ nỗi, đêm ông Út không ngủ, ông Hai cũng thế. Ông Út thức đến đâu thì ông Hai thức đến đó. Biết cậu em út mình cứ trằn trọc mãi, ông Hai lo lắng:

– Chú ngủ đi, cứ mông lung mộng mị gì vậy?

Ông Út gác tay lên trán, đầu nghiêng sang ông Hai, miệng lầm bầm:

– Sao anh không chịu lấy vợ? Ở mãi thế này anh không chán à?

Ông Hai vùng vằng, chắt chắt lưỡi:

– Chú quên tôi già rồi sao? Gần bảy mươi tuổi, ai dám lấy?

Nằm lặng thinh một lúc, ông Út lại thắc mắc. Ông gợi lại trong lòng ông Hai đủ thứ chuyện toàn những chuyện không đâu vào đâu. Mỗi khi ông Út nằm im im một lúc, ông Hai thấy mừng mừng. Ông định chợp mắt chút xíu. Thế nhưng, ông Hai vừa đề-ba vào giấc ngủ thì ông Út quay sang. Tay lắc lia lắc lịa vai ông Hai:

– Cô Lý dạo này sống chết ra sao?

Ông Hai lại chắt chắt lưỡi. Ông nhõm người dậy, nằm lùi vào trong. Miệng nói dứt khoát:

– Ngủ đi! Sáng mai tôi chỉ đường chú tìm đến nhà thăm cô ta.

Sau những câu đối thoại vớ vẩn như vậy, cả hai người đàn ông đều chìm đắm vào giấc ngủ miên man. Mùa này ở nông thôn, khí hậu ấm áp và mát mẻ. Cho nên, ông Út thấy dễ chịu. Nghiệt ngã một điều, sống ở đây, ông Út hay hồi tưởng những chuyện xưa cũ. Những chuyện gần như đã lên mốc lên meo trong ký ức. Những chuyện có gì đâu đối với ông Hai. Vậy mà, ông Út cứ nhắc hoài. Chuyện là hơn ba mươi năm trước, ông Út từng trộm nhìn một cô gái. Cô gái ấy thường cắt cỏ ven sông, tên Lý. Theo ông Hai, cô Lý cũng đẹp, một phần do mái tóc dày và làn da trắng. Thế mà, ông Út khoái con gái người ta đến mê mệt. Ông thường ra bờ sông giả vờ đi tìm bầy vịt lạc, để có dịp nhìn cô ta. Khổ nỗi, khi đối diện cô Lý, ông Út chẳng dám hỏi han câu nào. Ngày này sang tháng khác, ông cứ diễn mãi một vai cho đến lúc ông lên đường theo cách mạng.

Những lần về phép sau đó, ông Út vẫn nhìn thấy cô Lý cắt ở ven sông. Nhưng do những ngày tháng trong chiến tranh, ông Út theo đơn vị từ trận địa này đến trận địa khác nên không có dịp về thăm nhà. Về sau, cuộc sống thành thị đã làm ông Út quên hẳn cô gái cắt cỏ ven sông năm xưa.

Mờ mờ sáng, bà Lý đang lom khom đóng cửa chuẩn bị ra chợ. Ông Hai và ông Út xuất hiện. Bà nheo nheo mắt nhìn hai vị khách:

– Ai như là anh Hai phải không?

Bà Lý mời hai người đàn ông vào nhà. Mặc dù, ông Hai và bà Lý không gặp gỡ thường xuyên. Nhưng do hai người cùng buông tuổi đời trên một xứ sở, nên họ dễ dàng nhận ra nhau. Ông Út ngồi nhìn chăm chăm vào nét mặt già nua, làn da nhăn nheo của bà Lý. Ông cứ trầm ngâm, nghĩ ngợi. Bà Lý đặt bình trà xuống bàn. Bà nhìn ông Út một lúc, miệng cười bỏm bẻm:

– Chú này là thế nào với anh Hai vậy?

Ông Hai quay sang ông Út, ngạc nhiên:

– Em Út tôi cô không nhớ sao?

Bà Lý lặng thinh, nét mặt đăm chiêu một lúc. Bà nhìn ông Hai lắc đầu. Ông Hai kể tận tường:

– Chú ấy sống ở Sài Gòn, vừa nghỉ hưu nên về đây sinh sống cùng tôi. Hôm nay, chúng tôi rảnh rỗi nên đưa nhau đi thăm láng giềng.

Bà Lý tươi cười ngồi xuống ghế. Miệng lách chách:

– Sống ở thành thị có khác hả anh Hai? Anh Út về hưu rồi mà vẫn trẻ trung.

Bà Lý dứt lời. Ông Út ngẩng đầu nhìn mái tóc bạc phơ, đôi má nhăn nhúm nhăn nhíu của bà Lý, ngường ngượng:

– Các cháu đi đâu vắng? Cô sống ở nhà một mình như thế này sao?

Bà Lý ngồi thở dài:

– Do tương lai sự nghiệp gì đó, chúng nó cứ mãi biệt tăm ở tận thành phố. Nhà này, tôi ở một mình quanh năm quen rồi anh à!

Ông Út ngồi chăm chú vào bức ảnh trên bàn thờ. Khuôn mặt nhân từ của người đàn ông độ tuổi ba mươi, ông Út nghĩ ngợi. Ông đoán chắc chắn người đàn ông đó chính là chồng bà Lý. Càng nhìn bức ảnh, ông càng thấy người đàn ông đó thân quen với mình. Ông cứ ngờ ngợ người trong ảnh mình đã gặp ở đâu rồi. Thế là, ông Út cố tìm trong tâm trí mình xem người đó là ai nhưng vẫn không sao nhớ nổi.

Bầu không khí ở nhà bà Lý nhạt nhẽo dần, do vắng lặng. Ba người ngồi đối diện nhau trên chiếc bàn tròn, không còn ai biết hỏi nhau câu gì. Mỗi mình ông Hai thỉnh thoảng mới buông vài câu bâng quơ, chuyện mưa, chuyện nắng. Những câu chuyện của trời đất nghe mãi cũng thấy chán. Cho nên, ông Út kết thúc cuộc trò chuyện.

Bước ra khỏi nhà bà Lý, ông Hai đi trước, ông Út lẽo đẽo theo sau. Mặt mày thơ thẩn nhìn mọi thứ xung quanh. Ông Út từng sinh ra và lớn lên ở chính vùng đất này. Vậy mà, dây bầu, dây bí, dây dưa, ông Út không phân biệt được. Ông Út xa lạ cái gì, gần như ông Hai phải giải thích cái đó.

Sau lần thăm bà Lý về, ông Út ngấm ngầm nỗi đau đớn, bởi sự cô độc cứ đeo bám một số người đang ở độ tuổi xế chiều. Ông nghĩ cuộc đời sao trớ trêu quá. Thời trẻ thì bôn ba vì con vì cái. Khi tuổi đã cao, con cái lại bôn ba cũng vì sự sống, chúng lại bỏ mình. Ông Út thấy mình và bà Lý mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Thế nhưng, cả ông và bà cùng có nỗi buồn chung là đơn độc.

Thấy em mình buồn, ông Hai đâm lo. Ông Hai nghi ngờ ông Út xốn xang chuyện không đâu. Cho nên, ông Hai hay tìm cách chuyện trò với em cho khuây khỏa. Bây giờ thì ngược lại, trong ngôi nhà hai người đàn ông đứng tuổi sinh sống, ông Hai trở thành nói nhiều gấp đôi gấp ba ông Út. Nói thế nào, ông Út cũng chỉ biết lầm lũi với mảnh vườn tạp. Ông Hai tức tối, quát nạt:

– Chú sao vậy? Già rồi còn mộng mị được nữa à?

Ông Út chỉ thở dài:

– Anh sống cô quạnh đã đành. Sao tôi cũng giống anh chứ? Cô Lý cũng như vậy luôn?

Ông Hai vẫn bình thản:

– Sao chú hay thắc mắc quá! Tôi thấy có gì đâu? Cả xóm này gần như nhà nào cũng vậy?

Ông Út lặng thinh. Kể từ hôm đó, ông sinh ra ngán ngẩm lối sống ở thôn quê. Ông sợ bùn lầy. Ông sợ tiếng chim kêu giữa đêm khuya. Ông sợ cả những kỷ niệm ngày xưa. Ông cứ ngỡ lối sống tất bật của thành thị mới cuốn hút thế hệ trẻ. Thì ra là vậy, ông Út thấy ở đâu cũng như nhau. Ở đâu cũng có những người không còn sức lao động phải chịu cảnh sống đơn độc. Ngay cả vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, vì chén cơm manh áo, con cháu phải ra đi tứ tán, bỏ mặc ông bà, cha mẹ sống cảnh cô quạnh với tuổi già.

Về sau, ông Hai hiểu tâm trạng em mình. Cho nên, ngày hôm nay nói một câu, ngày mai nói một câu, ông Hai luôn thuyết phục em mình quay về thành phố. Dù sao nơi đó ông Út cũng từng gắn bó mấy mươi năm, một nơi ông đã từng dụng võ, làm quan, nơi ông đã gầy dựng tổ ấm gia đình. Ông Út cứ nghe mãi những lời này của anh trai. Ông Út thấy cái lý của anh mình đưa ra cũng hợp lý hợp lẽ. Sau bao đêm đắn đo, ông Út quyết định quay về thành phố với gia đình.

Trời đêm thành phố đông đúc, ông Út thấy mình như lạc lõng giữa chốn đô thị. Bởi với ông Út, quang cảnh đường phố đã xa lạ. Nhưng khi nghĩ đến vợ con, ông Út lại thấy cuộc sống này gần gũi. Nói xích lô dừng lại ở đầu hẻm, ông Út tự đi bộ vào nhà.

Dừng bước, ông Út đã nhìn rõ những con số quen thuộc. Nó chính là số nhà của ông. Ngôi nhà mà chính ông đã tạo dựng cách đây mấy mươi năm. Một nơi từng che mưa, chống nắng cho vợ chồng ông trong những tháng năm cứ “thân sơ thất sở” với cuộc sống. Một nơi từng sưởi ấm cho thằng con trai ông, khi nó vừa cất tiếng khóc chào đời. Chính vì vậy, ông Út cứ đứng dáo dác mãi. Bởi vì, cổng nhà ông đã chuyển sang màu khác. Ngôi nhà xập xệ trước đây của ông đã biến mất. Trong khi đó, ông Út quay sang nhìn những căn nhà bên cạnh, tất cả vẫn không thay đổi.

Đứng trước cổng ngôi nhà xa lạ, mắt lại trông ngóng vào, ông Út hoang mang. Ông lo lắng không biết điều gì đã xảy ra với gia đình mình. Bỗng dưng, ông Út thấy rất rõ dáng vợ và thằng con trai đang thấp thoáng bên trong. Thế là, ông Út đã hiểu mọi chuyện. Cứ đứng đắn đo mãi, cuối cùng, ông Út mang ba lô quày quả bước đi. Vì nơi đây, căn nhà này, không phải là nơi ông tá túc, cũng không phải là của ông.

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận