An lặng người. Nhưvậy thì người thiếu phụ này là người yêu của chàng hồi đó chứ còn ai nữa. Nào có ai ngờ được, từ thời kháng chiến, rồi hồi cư, tới kỳ di cư vô Nam năm 54, và cho tới năm 75 tị nạn ở Mỹ. Bây giờ thêm hai mươi năm nữa, gần năm mươi năm hai đứa mới gặp lại nhau. Trong hoàn cảnh hai oan hồn vất vưởng. An thì thầm trên vai nàng.
– Không lý lời thề trên núi Ba Vì đã ứng nghiệm như vậy sao?
Bạch Liên gật đầu, khóc thút thít:
– Nhất định là nhtt vậy rồi. Anh còn nhớ không, ngày ấy chúng mình thề nguyền không phải chỉ có mấy cây nhan, mà em đã lén đem theo ống Nứa pháp thuật của ông nội em thờ trên bàn Tổ để làm chứng cho chúng mình. Hôm ấy về nhà bị một trận đòn nên thân. Bởi vậy em mới nhớ tới ngày nay. Nhưag tại sao bây giờ anh lại đổi tên là An.
An mỉm cười.
– Hồi ở Việt Nam thì tên mình viết là Lê An Bình.
Qua Mỹ tụi nó đổi lại là Lê, Bình An. Người Việt mình thấy chữ An để sau cùng cứ thế mà gọi, chứ không để ý viết theo cách của Mỹ thì chữ sau cùng là tiếng đệm thôi.
Riết quen đi, thành ra mọi người gọi anh bằng tên An luôn. Bạch Liên đưa cả hai tay lên bợ lấy khuôn mặt An, nói:
– Dù cho là Bình hay An thì anh cũng vẫn là người yêu của em. Chúng mình đã giữ lời thề; kiếp này không lấy được nhau quyết không đi đầu thai phải không anh. An sung sướng gật đầu nhè nhẹ. Chàng cúi hẳn xuống và bờ môi ngọt lịm của người tình xưa tràn đầy khóe miệng. Bạch Liên ép sát người vô mình chàng. Bộ ngực tròn lẳng, ngỏng cao như sừng trâu của cô gái miền đồi núi Thái Nguyên chắc nịch, ép cứng vô mình An.
– Anh tưởng đây như một giấc mơ.
Bạch Liên ngả người, nằm gối đầu lên đùi An. Vít đầu chàng xuống thì thào:
– Dù mộng hay thực thì chúng mình cũng phải hưởng thụ hết thú yêu đương đêm nay nhe anh.
An từ từ cởi hàng nút áo trước ngực Bạch Liên ra. Chiếc áo lót cũng bị chàng tháo ra ném xuống sàn nhà, chàng cúi xuống thực thấp, thì thào trên da thịt nàng:
– Không phải là chỉ có đêm nay thôi đâu. Mà phải là cho hết kiếp này nữa.
– Một kiếp người là bao nhiêu năm hả anh?
– Anh nghe ông bà nói, tuổi trời cho là tròn sáu mươi mốt. Ai sống hơn sáu mươi mốt tuổi được cho là thọ. Chúng mình mới sống có hơn năm mươi. Nhưvậy ít nhất cũng còn phải sống được gần mười năm nữa mới hết tuổi trời cho.
Bạch Liên hóm hỉnh.
– Em chết trước anh hơn mười năm. Như vậy em còn sống được hơn hai chục năm nữa mới phải.
An nghì sát Bạch Liên vô lòng, nói:
– Em đừng có tham lam quá chứ. Ngày xưa hai đứa bằng tuổi nhau. Bây giờ em đã trẻ hơn anh mười tuổi rồi, đòi hỏi gì nữa. Coi này…
Vừa nói, An vừa nâng bộ ngực căng tròn của Liên lên trước mặt làm nàng mắc cỡ quá, dụi đầu vô ngực An cười khúc khích.
– Anh chơi kỳ quá hà…
Bỗng có tiếng dép lẹp xẹp từ trên lầu đi xuống. Bạch Liên vội khép hai vạt áo lại. An cười.
– Không có ai nhln thấy em đâu mà sợ.
Liên cũng cười theo.
Anh có blết hơn mười năm nay, chưa có ai cởi chiếc áo này ra không. Bây giờ nằm đây với anh như thế này, thằng chồng em lạt đang đi xuống. Thử hỏi làm sao em không giật mình.
Lúc ấy một người đàn ông từ trên lầu đi xuống. Anh ta không bât đèn mà mò mẫm đi trong đêm ra ngoài nhà đậu xe. Bạch Liên nói:
-Hắn là Bình, chồng em đó. Giờ này y ra nhà đậu xe làm chi vậy không biết.
An nói:
– Thì tụi mình cứ theo hắn xem y đang dở cái trò gì nay.
Bạch Liên cười hi hí.
– Y làm gì như mộng du ấy.
– Không phải mộng du đâu. Y lấy đồ nghề ra sửa xe kìa.
– Tại sao lại sửa xe vào giờ này chứ. Bộ y điên rồi hay sao?
Bỗng An la lên:
– Trời ơi, không phải y sửa, mà là phá xe.
Bạch Liên lại thực gần, nhìn Bình đang lui khui vặn những con ốc thắng xe cho lỏng ra. Nàng sợ hãi nói:
– Nếu ngày mai ai lái chiếc xe này sẽ gây ra tai nạn ngay. Em nghĩ hắn lại dở trò gì nữa đây.
An lắc đầu.
Không, anh thấy tình trạng này, xe phải chạy ít nhất vài chục cây sốbộ thắng mới súc ra. Lúc ấy mới có tai nạn. Thằng này nham hiểm thực, nó làm như thế này khó có ai điều tra ra lắm. Nhưng mà ngày mai, ai sẽ lái chiếc xe này đi xa đây.
– Em sợ lại là con vợ hắn.
– Em muốn nói y lại tính hát cái tuồng bảo hiểm cũ hay sao?
– Em nghi như vậy.
– Nếu vậy chúng mình ở lại đây coi màn hát này kết thúc ra sao mới được.