Hồng Tú Toàn (洪 秀 全) :
Nguyên tác viết là “Xích khấu chi loạn 赤 寇 之 亂”, vì vào thời điểm tác giả viết truyện này, Hồng Tú Toàn còn bị coi là giặc, và khi khởi nghĩa dùng mầu cờ đỏ, nên tác giả dùng chữ “xích khấu” để ám chỉ Hồng Tú Toàn giặc, chứ chưa được tôn xưng là một nhà cách mạng như ngày nay ở lục địa.
Hồng Tú Toàn sinh năm 1814 mất năm 1864.
Ông là người Hoa Huyện tỉnh Quảng Đông , nguyên danh là Hỏa Tú, rồi lại đổi là Nhân Khôn, và mãi đến khi lớn mới tự lấy tên là Tú Toàn.
Ngay từ hồi còn bé, Toàn là đứa trẻ hiếu học, nên rất được thân phụ thương yêu.Khoảng năm Tuyên Thống nhà Thanh, Toàn ra nhập “Bái Thượng Đế Hội”, nhận Chu Cửu Đào làm sư phụ. Khi Cửu Đào mất, Toàn được đồ chúng đưa lên làm giáo chủ. Để thu hút và mê hoặc quần chúng, Toàn phao ngôn mình là con thứ hai của thượng đế, em của Chúa Giê Su.
Năm 1851, với sự phò tá của Dương Tú Thanh và Thạch Đạt Khai, Toàn khởi nghĩa ở thôn Kim Điền, tỉnh Quảng Tây, rồi đem quân đánh chiếm châu Vĩnh An, kiến lập Thái Bình Thiên Quốc và đem quân Bắc phạt, liên tiếp chiếm được nhiều tỉnh,
Năm 1853, Toàn công hạ Kim Lăng (tức Nam Kinh ), tự xưng là Thiên Vương và đóng đô ở đấy.Toàn ra lệnh đổi Dương Lịch, cải y phục, đề xướng tân học, phế bỏ tục bó chân của phụ nữ, phế bỏ xướng kỹ, cấm nha phiến. Quân triều đình nhiều phen bị Toàn đánh bại.
Nhưng về sau vì nội bộ lãnh đạo mâu thuẫn, các tướng đố kỵ giết hại nhau, khiến lòng dân ly tán.Thái Bình Thiên Quốc bị Tăng Quốc Phiên và Tả Tôn Đường, những trọng thần của Thanh triều, đánh bại.
Năm 1964, Thiên Kinh bị phá vỡ, Hồng Tú Toàn uống độc dược tự tử.Thái Bình Thiên Quốc bị diệt vong.
Tầm Dương (潯 陽) :
Tầm Dương là tên một quận đời Đường, nay thuộc thị trấn Cửu Giang tỉnh Giang Tây. Thời Tùy đặt tên là Bồn Thành, sang đến nhà Đường mới cải là Tầm Dương. Nhà thơ Bạch Cư Di bị biếm làm Tư Mã Giang Châu, từng để lại dấu chân của mình ở địa danh này, qua bài thơ nổi tiếng ” Tỳ Bà Hành 琵 琶 行 “, mở đầu bằng câu : ” Tầm Dương giang đầu dạ tống khách “. Sau này, khi Tống Giang , thủ lãnh của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, bị đầy đến Giang Châu, ngồi trên lầu uống rượu, ngắnm mưa rơi trên sông Tầm Dương, say rồi phẫn kích, đề phản thi mà bị bắt.
Nam Đường Hậu Chủ (南 唐 後 主):
Nam Đường(937-975) là một triều đại trong thời Ngũ Đại Thập Quốc (907 -975) do Lý Thăng kiến lập.Hậu Chủ của vương triều tên là Lý Dục, thường gọi là Lý Hậu Chủ, tự là Trùng Quang, hiệu là Liên Phong Cư Sĩ, sinh năm 937 CN, mất năm 978 CN
Năm 961CN Lý Dục được phong làm Thái Tử, lên nối ngôi cha.
Là một ông vua tài hoa phong nhã, giỏi thơ văn, hội họa, âm luật và đặc biệt về từ khúc.Trong suốt thời gian tại vị, Hậu Chủ không lo nhiều đến chính sự mà chỉ chuyên chú vào những yến tiệc, ca vũ, vui đùa cùng bầy cung tần mỹ nữ.
Những câu truyện diễm tình của Hậu Chủ với những giai nhân tri kỷ cũng như những bài từ của ông được người đời đua nhau tường thuật truyền tụng.Đặc biệt là ông từng sủng ái nàng cung phi Kiều thị.Kiều thị là người rất thông minh, viết chữ rất đẹp, lại tôn thờ đạo Phật, Hậu Chủ tự tay viết “Kim Tự Tâm Kinh ” để tặng nàng
Năm 975, Nam Đường bị Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn diệt, Kim Lăng bị phá vỡ, Hậu Chủ bị bắt làm tù binh.Trước cảnh quốc phá gia tan, Hậu Chủ tuy đau đớn như đứt tùng khúc ruột, nhưng vẫn không bỏ được “tật” phong lưu, vung bút viết một bài từ để đời, tả cảnh vong quốc, lời lẽ rất là thê lương, đau đớn, đó là bài “Lâm Giang Tiên.”
Hậu chủ bị đưa về Biện Kinh, hai năm sau thì bị Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa sai em là Triệu Đình Mỹ đánh thuốc độc chết.
Sau khi Hậu Chủ mất, Kiều thị đã viết lại “Kim Tự Tâm Kinh” , chữ viết rất đẹp, đem dâng vào chùa Tướng Quốc để cầu phúc cho Hậu Chủ.
Lạc khoản (落 款)
Ký tên trên những thư tín, lễ phẩm, thư, họa thì gọi là lạc khoản
Ngũ Đại Thập Quốc (五 代 十 國) :
Năm 907 CN, Chu Ôn diệt nhà Đường xưng đế, lấy quốc hiệu là Lương, sử gọi là Hậu Lương, chiếm một phần lớn phía Bắc nước Tầu, kế tục sau đó xuất hiện các nước như Hậu Đường, Hậu Hán, Hậu Chu, Hậu Tấn. Sử gia gọi năm nước này là thời kỳ Ngũ Đại.
Đồng thời với năm nước này, ở phía nam nước Tầu cũng xuất hiện trước sau 10 nước là Ngô, Nam Đường,
Ngô Việt, Sở, Mân, Nam Hán, Tiền Thục, Hậu Thục, Kinh Nam, Bắc Hán.Năm 979 CN, các nước này bị Triệu Khuông Dẫn tiêu diệt, kết thúc cục diện thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc.
Đậu khấu (荳 蔻):
Đậu khấu là một loại hương thảo, hoa nở vào mùa hè, mọc ở xứ nóng, rất đẹp, dùng làm thuốc được.Trong các văn thơ cổ điển, người dùng từ ngữ đậu khấu để tương trưng người con gái còn trong trắng chưa lấy chồng.
Lương Vũ Đế (梁 武 帝):
Sinh năm 464 CN mất năm 549 CN.
Lương Vũ Đế tên thật là Tiêu Diễn, người sáng lập nhà Lương thời Nam Triều, tự là Thúc Đạt, vốn là người đồng tộc của vua nhà Tiêu Tề, em họ Tiêu Đạo Thành, người Nam Lan Lăng (nay thuộc tỉnh Giang Châu, phía tây bắc Thường Châu).Tiêu Diễn từng làm quan nhà Tề, giữ chức Thứ Sử Ung Châu, trấn thủ Tương Dương. Nhân vua Tề vô đạo, giết người anh của Tiêu Diễn, Diễn khởi binh vây hãm Kiến Khang, l ập Tiêu Bảo Dung làm Hòa Đế.
Diễn nắm chức Đại Tư Mã, và được phong Lương Vương.
Năm 502 CN, Diễn được nhường ngôi, lấy quốc hiệu là Lương, trọng dụng sĩ tộc, sửa sang văn giáo, nhờ vậy quốc thế được chấn hưng. Sau lại dốc lòng tín thờ Phật giáo, xây cất Đồng Thái Tự, ba lần vào đó tu.
Năm 547 CN, Tiêu Diễn tiếp thụ đầu hàng của Hầu Cảnh.Hai năm sau thì bị Hầu Cảnh dẫn binh vượt sông nam hạ, công phá thủ đô, Tiêu Diễn bị đói và bệnh mà chết.
Tiêu Diễn là người giỏi về văn học, âm luật, thư pháp.
Văn phòng tứ bảo (文 房 四 寶):
Văn phòng tức thư phòng.Cổ nhân ngày xưa ở trong thư phòng thường dùng và thường bầy biện bốn vật dụng được quý trọng như bảo vật là bút, giấy, nghiên, mực.Vì thế nên gọi là văn phòng tứ bảo.
(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)