VN88 VN88

Chuyện yểu nương tái thế

Chàng thấy khách mình khoác áo da điêu, đầu đội mũ da chồn, phục sức hết sức hoa lệ, sang trọng. Biết không phải người thường. Bèn mời ngồi cùng nhau đàm đạo. Khách tỏ ra người học rộng hiểu nhiều, khi bàn luận văn thơ thì dẫn cổ trưng kim, phân tích ngọn nguồn, càng khiến Sinh thêm bội phục sự uyên bác của khách.
Hai người truyện vãn mãi cho đến lúc đuốc tàn, trời gần sáng, khách mới từ giã ra về.
Ngày hôm sau, bỗng gió to mưa lớn, thuyền bè đều phải đậu lại, không đi được, Sinh bèn sang thuyền của khách để đáp lễ. Khách thấy Sinh đến, tỏ ra rất mừng, nói:
-Mưa to gió lớn như thế này, được huynh quá bộ đến chơi, thật cũng đỡ tịch mịch !
Rồi sai bầy tiệc khoản đãi. Sinh thấy đồ ăn thức nhắm đều là những thứ sơn trân hải vị, lạ lùng, hiếm quý. Trong lúc ăn, khách bỗng nhắc đến những sự hưng vong của các triều trước, miệng giảng tay khua, như đích thân mục kích sự trị loạn từ thời Ngũ Đại.
Rượu được vài tuần, khách truyền gọi bọn ca nữ ra hát làm vui trợ hứng, và bảo với Sinh rằng :
-Rượu mà cứ uống tì tì thì không thú, không phải cách đãi bạn quý !
Khách nói xong, Sinh đã thấy một bọn ba bốn ca nữ đi ra. Cô nào cũng mắt xanh, răng trắng, đều thuộc loại hương sắc xinh đẹp.Riêng cô đi cuối cùng, ôm đàn tì bà, thì diễm lệ hơn cả. Họ cùng nhau cất tiếng đồng ca. Thanh âm cao vút như hành vân lưu thủy. Lại có lúc ròn rã như tiếng xé lụa. Sau đó, thì chuyển sang độc tấu tì bà. Tiếng đàn du dương lên xuống, lúc trầm lúc bổng, bi ai quyến luyến, khiến người nghe cũng hi hu không cầm được lệ.
Khách bảo với Sinh :
-Đây là khúc “Niệm gia sơn phá”, nhắc lại truyện cũ mà nát ruột đau lòng !
Sinh hỏi :
-Đệ nghe nói khúc hát này do Nam Đường Hậu Chủ sáng tác, các ca nữ của huynh vì sao lại học được ?
Khách đáp :
-Đệ nói ra, e làm huynh sợ ! Đệ đây chính là Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục. Tuy chết đã cả ngàn năm, mà hồn phách chưa tan, nên vẫn thường xuống rong chơi trần thế, cho tiêu hết mối hờn uất trong tim.
Rồi lấy tay chỉ vào người cơ thiếp ngồi cuối, giải thích :
-Cô này là cung nữ Lưu Châu, thiên tính rất thông minh, được đệ yêu quý lắm !
Rồi lại chỉ người cơ thiếp mặc áo tím, nói:
-Còn đây là Bảo Nghĩa Hoàng A Yêu, cùng bị bắt đưa về miền Bắc chung với đệ, rồi chết ở Đại Lương, đến nay nghĩ lại, lòng còn thương tiếc.
Sinh tử tế nhìn kỹ, thấy nàng có sắc đẹp kinh hồn. Cử chỉ lại phong lưu tao nhã. Dung mạo diễm lệ. Đôi mắt long lanh như hàm tiếu, đúng là một tuyệt thế giai nhân.

Sau đó, khách lại giới thiệu đến hai người cơ thiếp khác, ngồi ở mé ngoài :
-Còn đây là Thu Thủy và Khánh Nô.
Lúc đó, Sinh nghe có tiếng ca nữ thổi bài “Thủy Long Ngâm”. Âm thanh bay bổng lên không trung, nghe thánh thót, du dương, tựa hồ như làm cho trăng mờ mây đọng.
Khách nói :
-Đó chính là những giọt châu của nhà họ Kiều đấy !
Sinh hỏi :
-Nghe đồn Lý huynh còn có người mỹ nữ sủng ái tên là Yểu Nương, nay ở đâu ?
Đáp :
-Nàng nay đã xuống cõi trần, làm vợ huynh để trả cái nghiệt duyên phong lưu năm trăm năm trước, nên dẫu là người yêu dấu cũ của đệ, cũng không tiện gọi nàng ra đây, e nẩy sinh đố kỵ.
Sinh nghe lời khách nói thế, lòng cảm thấy ngượng nghịu, bất an. Nhưng khách đã cười, bảo :
-Giang sơn còn chẳng giữ nổi, huống hồ là những cơ thiếp ? Bất quá, Yểu Nương nay thuộc về huynh cũng chỉ là tạm thời, chứ không phải việc trường cửu. Xin huynh hãy yêu thương nàng, đừng để cho thời gian đẹp đẽ trôi đi mất.
Nói xong, sai Lưu Châu rót rượu cho Sinh, rồi tiếp :
-Mời huynh cạn hết chén này, xin mừng huynh đã được “thiên cổ mỹ nhân”, người đẹp ngàn năm cũ
Sinh nâng chén uống một hơi cạn.
Lần lượt sau đó, từ Bảo Nghĩa trở xuống, các nàng cơ thiếp của Hậu Chủ, luân lưu rót rượu mời Sinh. Chàng đều không từ chối.
Sinh hỏi khách :
-Nghe đồn Bảo Nghĩa có tài thư pháp, đạt đến chỗ tuyệt diệu của họ Chung, họ Vương, chuyên lo việc văn phòng tứ bảo, chẳng hay đệ có thể thưởng thức cái tài đó của nàng chăng ?

Rồi lấy ra một tấm lụa mộc để Bảo Nghĩa viết chữ. Khách sai thị nữ mang nghiên mực, bút lông ra. Bảo Nghĩa ngồi đối diện với Sinh, vung tay múa bút, khoảnh khắc chữ viết đầy trên bức lụa, sau đó dùng ấn ngọc in lên một nét son hổng tươi rói.
Sinh ngồi uống một mạch từ giờ ngọ đến giờ dậu, chừng cũng đã có vẻ hơi túy lúy, nhân sợ thất lễ, khước từ không uống thêm nữa.
Khách bèn bảo Lưu Châu ca tiễn hành. Tiếng ca êm ái dịu dàng, lời lời uyển chuyển, dư âm quấn quýt xoay vần bất tuyệt.
Khách giải thích cho Sinh :
-Hai khúc hát này do Chiêu Huệ Hoàng Hậu sáng tác, tên gọi là “Yêu Túy Vũ ” và “Hận Lai Trì “, may nhờ có Lưu Châu thuộc lòng, bằng không chỉ có trên thiên đình, đâu còn được lưu truyền chốn nhân gian nữa.
Nói xong, khách nắm tay Sinh để từ biệt, nói:
-Từ đây u minh hai nẻo, không biết bao giờ mới lại gặp lại nhau, xin huynh chớ đem chuyện này mà viết thành truyện, e làm người nghe kinh hãi.
Rồi sai người tiễn Sinh xuống thuyền, gửi theo hai cái rương để tặng Yểu Nương, lại dặn dò :
-Nhớ nói với Yểu Nương hãy phục thị huynh cho tử tế, đừng hoài niệm gì đến đệ nữa. Tặng vật trong hai rương này tuy nhỏ bé, nhưng đủ để sống suốt đời không hết.

VN88

Viết một bình luận