VN88 VN88

Cây văn nghệ trốn đâu rồi

Truyện ngắn cây văn nghệ trốn đâu rồi do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn cây văn nghệ trốn đâu rồi.

Cay van nghe tron dau roi

Xem truyện ngắn: Cây văn nghệ trốn đâu rồi
Tác giả: Linh Bảo

Chiều 27 Tết, nhà Lan trống không. Ai cũng mứt bánh hoa quả ăn Tết. Lan trốn Tết. Đồ đạc, nàng đã bán, cho và gói hết. Áo quần, nàng thu gọn trong mấy chiếc va-li, đợi mai lên đường.
Lan trải chiếu nằm dưới sàn nhà, hai con nằm hai bên. Gian phòng trống rỗng có vẻ dễ thương lạ. Lan thấy tâm hồn nhẹ nhàng thư thái. À, bây giờ nàng mới hiểu rõ cái bực mình của nàng. Thì ra một phần vì đồ đạc nhiều quá. Những món đồ gỗ nặng nề ám ảnh, đè nặng tâm hồn nàng. Lan thấy bứt rứt băn khoăn: trong gian phòng nhỏ, đầy những món đồ gỗ bao vây nàng một cách chặt chẽ và càng ngày càng nhiều thêm lên.
Mỹ ôm đầu nàng quay sang trái, hỏi:
– Me ơi, tại sao mình không ăn Tết?
Lan chưa kịp trả lời thì Ly đã ôm đầu nàng quay sang phải, hỏi dồn:
– Sao me không cho con ăn Tết? Tụi nó ăn Tết hết cả rồi me ơi!
– Me bắt con nằm dưới đất.
– Mình ăn Tết ở đâu hả me?

Hai con nằm hai bên, mỗi đứa một câu, làm nàng trả lời không kịp. Khi một đứa hỏi, nó vặn đầu nàng quay về phía nó.
– Về Hongkong ăn Tết.
– Sao lại phải về Hongkong? Ở đây không được sao?
– Ở đây cũng được, nhưng buồn lắm.
– Hongkong vui lắm hả me?
– Không, buồn hơn.
– Thế sao me lại đi? Thôi, con đi nhảy hu-la-húp đây. Me không cho con ăn Tết!
Hai con bé rủ nhau xuống sân nhảy vòng. Lan được yên tỉnh nghĩ ngợi.
Có những đêm Lan thao thức. Nàng trăn trở mãi trên giường, cố tìm một
dáng nằm êm ái, thích hợp, để dễ tìm giấc ngủ. Nhưng trăn trở mãi vẫn không tìm được. Trong cuộc sống, nàng cũng đã có cái cảm giác như thế: sống ở quê nhà, ở hải ngoại, sống chung, sống riêng, chả có một cuộc sống nào làm cho nàng dễ chịu.
Lan thay đổi, xê dịch, cố tìm một lối sống, như một lối nằm thích hợp trong đêm không ngủ, nhưng tìm mãi vẫn không thấy.
Lúc xa quê hương, nàng tưởng như nắng quê hương ấm áp, đủ sưởi ấm lòng, và những người bạn của quê hương làm cho nàng hết cô độc. Nhưng sự thực trái lại: nắng làm cho nàng đổ mồ hôi một cách mệt nhọc, và những người bạn, lúc họ quan tâm đến nàng, chỉ làm cho nàng khổ, và lúc họ không quan tâm đến, càng làm cho nàng khổ hơn.

Những người bạn trong làng văn, thỉnh thoảng đến bảo nàng viết, nhưng
họ chỉ đăng khi nàng ký cái tên văn nghệ của nàng. Và một cô bạn gái độc nhất của Lan cũng quan tâm đến nàng, nhắc nhủ:
– Này, đừng có viết nhiều ở ngoài mà hóa ra nhảm nhí đấy. Gắng viết những bài thực là “ văn nghệ”, kẻo hỏng mất cả tên tuổi.
“Văn nghệ”, “ tên tuổi”! Toàn là những cái áo kim tuyến lấp lánh, rực rỡ
dưới ánh đèn. Ai chả muốn mặc thứ ấy, nhưng còn phải có điều kiện mới mặc được chứ. Nghĩa là, ít nhất phải đủ năng lực sắm nổi cái áo rực rỡ.
Lan nghĩ đến cái nồi “ văn nghệ” của mình, bên trong chỉ toàn nước lã chứ không phải cơm. Một tháng viết một truyện ngắn, đăng xong, vài ba tháng sau mới lãnh được mấy trăm bạc. Ô, thì ra văn nghệ là một thằng chồng nghèo mà ghen tuông vào hạng nặng. Hắn ta không nuôi nổi vợ, nhưng cũng nhất định không cho vợ đi làm để nuôi thân. Và nếu lỡ hắng có chết ngủm, chết dịch làm sao, thì vợ hắn phải “ thủ tiết” với hắn cho trọn đạo văn chương.
Tên tuổi! Hai mươi năm sau nữa, những cái tên và cái mà người đời nay gọi là “ tác phẩm” sẽ thành lạc hậu, không hợp thời, thế mà người ta vẫn tưởng chừng như một nghìn năm sau, đời vẫn còn ca tụng mình. Hừ, thực ra có ai biết thị mẹt nào là cái thị mẹt nào!
Mỗi ngày, u già vẫn dậy từ sáu giờ sáng, nhắc nhở:
– Cô cho tiền chợ, tiền gạo, tiền than.
– Đây là giấy đòi tiền nhà, tiền điện nước, tiền học em, tiền thuốc . . .
Văn nghệ ơi là văn nghệ mi chạy đi đâu mất rồi! Lan băn khoăn thắc mắc, sắp
viết cái đề tài nàng suy nghĩ, xếp đặt từ mấy hôm, chỉ một câu nó của u già quét sạch ráo cả nguồn văn.
Để thanh toán những con số, Lan phải dạy học, đi làm và viết những bài không văn nghệ tí nào. Các bạn làng báo thấy nàng gần hơn một chút. Các bạn làng văn xa nàng hơn một chút, vì nàng đã bỏ làng văn, đi lang thang kiếm ăn ngoài làng báo.

Tết sắp đến, các bạn bảo:
– Viết một bài nhé! Văn nghệ cơ đấy!
Ô kìa, văn nghệ là cái quái gì? Văn nghệ có ở cái căn phòng bé nhỏ này đâu!
Trong lúc tâm hồn nàng trống rỗng, không có một chút hơi văn nghệ nào, mà chỉ đầy rẫy những băn khoăn, thắc mắc, thì họ lại muốn nàng viết những bài văn nghệ. Sao họ yêu cầu cao quá vậy?
Ai bảo người văn nghệ ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, cũng có thể “ thai nghén” những đứa con tinh thần lành mạnh? Sự thực, văn nghệ chỉ cao khi nào không cần tiền, không cần cơm gạo. Văn nghệ đã cần đến tiền nó sẽ thấy ngay những con số. Số chữ, số trang, số cột. Nó sẽ thấy chê bai, dìm, và cả năn nỉ hạ giá vì báo ế, báo nghèo v.v… Rồi lúc người văn nghệ giơ tay ra lấy tiền thì thực là cả một trời văn nghệ đổ sụp xuống chân. Có khi con người văn nghệ còn phải đi lại rã cẳng mấy bận, mà vẫn không thấy được cảnh “ văn nghệ đổ sụp xuống chân” mới sầâu chứ!
Trong một lúc “ thủy triều” xuống rất thấp, Lan đã tìm thấy “ chân lý” ấy. Nàng bán đồ đạc, từ giả các bạn để lên đường. Các bạn nàng ngạc nhiên hỏi:
– Đi đâu làm gì, ở lại đây làm văn nghệ với anh em có vui hơn không?
Lan lắc đầu cười:
– Ấy, chính là muốn làm văn nghệ, nên mới phải đi! Đi để trở lại làm văn
nghệ. Cái duyên hay cái nợ văn nghệ? Ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Bạn hoài nghi, nhưng Lan cố tin tưởng: Khi trong đầu nàng hết cái chuyện gạo củi mắm muối, nàng sẽ có thể viết được.

Lan chợt thấy lòng êm dịu hẳn lại, lúc nhớ đến Hương, một người bạn thân.. Vô lý đến thế là cùng. Thì ra chính Hương cũng có dự một phần trong tất cả mọi hành động của nàng. Hương tử tế thân mật, nàng làm việc với một tâm tình khác. Hương lạnh nhạt, nàng làm việc một cách khác. Trong lúc “ thủy triều” trong lòng nàng xuống thấp nhất, nàng lại chợt tìm ra cái “ chân lý” văn nghệ tai hại kia. Giá có Hương bên cạnh, chắc Hương sẽ bảo nàng đi nghỉ mát một nơi nào đó vài ngày, đợi lúc “ thủy triều” lên, Lan lại làm việc say sưa. Nhưng chẳng may Hương đi xa suốt mấy tháng trời và tính Lan khi quyết định việc gì là làm ngay, vì nàng biết nếu để chậm lại, nàng sẽ không làm nữa.
28 Tết, mọi người náo nức rộn ràng, lo đón Xuân, ăn Tết. Lan cô đơn dắt hai con lên phi trường. Các bạn thân của Lan đã có lòng tốt tìm nhiều cách cố giúp để Lan ở lại, đều không được. Tất cả đã tốt với Lan nhưng, – như một nhà đại văn hào ngoại quốc đã nói:” Địa ngục lát toàn bằng hảo ý” – Lan gặp nhiều “ hảo ý”, và phải chăng chính những “ hảo ý” ấy đã làm cho Lan run sợ.
Lan bước lên phi cơ với ý nghĩ có lẽ mình đang từ giã một cái “ thành hảo ý” này để đến một cái “ thành hảo ý” khác, và biết đâu lại chả phải trở lại cái “ thành hảo ý” này!
Và Lan vẫn còn phải băn khoăn tìm một cách sống thích hợp, như tìm một dáng nằm êm ái, để được ngủ yên trong một đêm trằn trọc.
Mệt mỏi với cuộc sống cũng như cảnh đêm dài thao thức, Lan thấy trò chơi hú tim văn nghệ cũng vui vui!

(Truyện ngắn cực hay tại Truyendammy.vip)

VN88

Viết một bình luận