VN88 VN88

Chuyện viên hồng ngọc

Truyện ngắn chuyện viên hồng ngọc do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn chuyện viên hồng ngọc.

Chuyen vien hong ngoc

Xem truyện ngắn: Chuyện viên hồng ngọc
Tác giả: xCarrado Alvaro

C. Alvaro (1895-1955) sinh ở Calabrianhưng sống, viết văn, làm báo, và biên tập ở Roma, từng tham gia Thế chiến 1. Ông là lớp người miền nam sinh sống ở bắc Ý và đem được phong vị phương nam vào văn chương Ý. Ông chú ý tới tâm lí nhân vật hơn là cốt truyện. Những tác phẩm lớn của ông là Gente in Aspromonte (Những người Aspromonte), Vent anni (Hai mươi tuổi) và Quasi una vita (Gần một đời người). Sự nghiệp của ông chưa được giới thiệu tại Việt Nam.
…Những món một người đi xa thường thu nhặt chỉ có giá trị kỉ niệm, gợi nhớ hương vị phương xa. Đó là cảm giác của ông khi giữ cái cục màu đỏ ấy, rờ vào thấy mát tay, trông trong suốt như một viên kẹo đường…
Các nhật báo đăng một tin khiến cả thành phố xôn xao suốt một ngày rồi lan tràn khắp nơi. Một viên hồng ngọc to bằng quả phỉ, một món trang sức nổi tiếng, của một nhân vật nổi tiếng, được coi như cực kì giá trị, đã bị biến mất. Một ông hoàng Ấn Độ, trong lần du lịch đến một thành phố Bắc Mỹ, đã mang theo viên ngọc này.

Ông ta đột nhiên nhận ra nó đã biến mất sau chuyến taxi đưa ông ta đến một khách sạn ngoại ô. Ông ta đã ăn mặc bình dân để đi chơi đây đó vì không thích quanh mình lúc nào cũng kè kè bọn vệ sĩ và cảnh sát địa phương. Đội đặc nhiệm được huy động, cả thành phố thức giấc hôm sau và biết được ngay cái tin này. Cho đến trưa là đã có hàng trăm người nuôi hi vọng sẽ tìm được viên ngọc đó ở khu phố nhà mình. Một làn sóng lạc quan và sôi nổi trùm lên thành phố; đó là cảm giác bạn thường gặp khi sự giàu có của một người có thể khiến vô số người dậy lên niềm hi vọng. Ông hoàng không rõ ràng lắm khi khai báo với cảnh sát, nhưng người ta suy ra rằng không thể có chuyện người phụ nữ đi chơi cùng với ông ta bữa đó có dính dáng tới vụ này. Nên họ đã không tìm kiếm cô ta làm chi.
Người tài xế taxi bữa đó cũng tới trình diện và khai rằng ông ta có chở một người khách Ấn Độ cùng một quí cô tới khách sạn đó. Quí cô kia là người Âu, đeo một viên kim cương to bằng hạt đậu trên mũi theo kiểu người Ấn. Chi tiết này làm người ta tạm quên đi viên hồng ngọc một lúc, nhưng lại khiến họ tò mò hơn. Người tài xế, sau khi lục kĩ trong xe, còn nhớ rõ đêm đó ông ta đã chở thêm một người ngoại quốc đến cảng để lên tàu về châu Âu và một khách phụ nữ nữa. Người ngoại quốc ấy là dân Ý, ăn mặc theo kiểu các di dân Ý tới Mỹ, hành lí chỉ gồm một vali trông khá nặng và một cái thùng sắt. Ông khách đã lên tàu ngay tối đó. Người ta chẳng nghi ngờ gì ông này vì theo mô tả khi ngồi trên xe, ông ta cứ như người đi taxi lần đầu tiên trong đời: ông ta không biết đóng cửa xe cho tử tế, ngồi xe thì cứ dán mũi vào cửa kính cứ như sắp rời thành phố này mãi mãi. Thế là người ta chẳng có chút manh mối nào. Tuy nhiên, vì viên ngọc ấy nổi tiếng toàn thế giới và rất dễ nhận ra nên người ta vẫn hi vọng một ngày nào đó nó sẽ xuất hiện lại.

Trong khi đó, kẻ di dân người Ý ấy đang trên đường trở về quê nhà ở miền nam Ý sau bao năm xa cách và không biết gì về mẩu tin gây xôn xao đó. Ông ta mang theo mình cả một bộ sưu tập những món lẩm cẩm. Trong cái vali bằng vải giả da mà ông ta cứ nghĩ là da thật, ngoài mấy bộ quần áo còn có một tá bút máy mà ông ta hi vọng sẽ bán được cho dân trong thị trấn quê nhà nhưng ông ta đã quên rằng phần lớn dân thị trấn đó là mục đồng và chưa có tới năm bảy người ở đó biết đặt cây bút xuống mặt giấy cho đúng cách. Ngoài ra, còn có vài món văn phòng phẩm, một cây nhíp nhổ tóc, một món bằng kim loại mà ông cũng chưa biết công dụng – trông nó giống khẩu súng lục nhưng bắn không được – mươi chiếc khăn tay và vài thứ lạ mắt làm quà cho vợ con. Hành lí nặng nhất là cái thùng sắt cũ xì có khóa số tử tế. Về tiền mặt ông có chừng ngàn đô, trong đó có ba trăm mượn của bạn và sẽ gửi trả sau. Trong túi áo khoác, ông có một cục gì màu đỏ, có nhiều mặt cắt và lớn cỡ hạt hồ đào. Ông tình cờ nhặt được nó trong chiếc taxi chở ông xuống cảng nhưng ông chẳng biết đó là cái gì. Ông rờ thấy nó trên nệm ghế, và giữ nó như một bùa cầu may, có thể ông sẽ làm cho nó cái dây đeo, chỉ có điều phiền là cái cục ấy chẳng có cái lỗ nào để xỏ dây cả. Do đó, ông nghĩ, nó không phải là thứ các bà sang trọng thường đeo thành xâu chuỗi đâu.
Những món một người đi xa thường thu nhặt chỉ có giá trị kỉ niệm, gợi nhớ hương vị phương xa. Đó là cảm giác của ông khi giữ cái cục màu đỏ ấy, rờ vào thấy mát tay, trông trong suốt như một viên kẹo đường.
Về quê nhà, ông mở một tiệm tạp hóa và bán những món đồ nho nhỏ. Cái thùng sắt được gắn chìm vào tường để giữ tiền bạc và giấy tờ quan trọng. Tất cả những món lẩm cẩm ông tom góp trong bao năm ở nước ngoài cũng chỉ để bán lại cho những người dân trong cái thị trấn hẻo lánh này vốn thấy cái gì của nước ngoài cũng lạ, tuy những món ấy ở nước người ta thì cũng chỉ là đồ tạp nhạp.

VN88

Viết một bình luận