VN88 VN88

Vị tha cho ai

Truyện ngắn vị tha cho ai do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn vị tha cho ai.

Vi tha cho ai

Xem truyện ngắn: Vị tha cho ai
Tác giả: Đỗ Xuân Thu

1. – Ối giời ơi là giời ơi! Tôi bị mất hết rồi, làng nước ơi!
Khu tập thể giáo viên đang yên tĩnh thì có tiếng kêu la. Mọi người nhớn nhác chạy cả ra cửa phòng. Họ hướng về phía tiếng kêu khóc. Ai thế nhỉ? Ai mà vừa mới sáng ra đã kêu gào mất mát thế không biết?
Tiếng gào khóc càng ngày càng to hơn. Cô giáo Minh ở phòng liền kề vội chạy ra cửa: “Gì thế chị Lê ơi? Mất trộm à?”. Rồi cô í ới gọi các phòng xung quanh: “Mọi người ơi, chị Lê bị kẻ trộm vào lấy hết các thứ rồi!”.
Không ai bảo ai, các thầy giáo cô giáo khu tập thể đều chạy đến phòng của Lê. Cô giáo Lê đầu tóc rũ rượi, giọng ơ hờ mếu máo: “Em bị mất cắp các anh, các chị ơi! Khổ thân em quá!”. Sao? Mất cái gì? Mất nhiều không? Mọi người nhao nhao hỏi.
Lê kể lể trong nước mắt: “Em kiểm quà sinh nhật chợt nhớ ra cái nhẫn hai chỉ hôm qua em tháo ra để ở chỗ này này, thế mà sáng nay tìm mãi vẫn không thấy”. “Hai chỉ cơ à? Thử tìm kỹ lại lần nữa xem sao?”. Tiếng ai đó an ủi.
“Em tìm kỹ rồi. Suốt từ sáng đến giờ bới móc đủ chỗ mà có thấy đâu. Mất thật rồi các chị ơi! Khổ cho em quá! Hai chỉ của em chứ ít gì? Mẹ em cho em làm kỷ niệm khi đi công tác bây giờ mất tăm thế này thì em chết mất”. Nói xong Lê oà lên nức nở. Mọi người nhìn Lê vẻ ái ngại.
“Cô nhớ chính xác xem hôm qua có đúng để chỗ ấy không?”. Tiếng ai đó căn vặn. Lê gạt nước mắt ràn rụa: “Đúng mà. Em nhớ chứ. Lúc giặt quần áo xong em tháo nó ra, để trong cái cốc đặt trên nắp hòm ở đầu giường này này”.
“Thế tối qua ai ngồi ở chỗ đó hỏi xem họ có cầm lẫn không?”. “Đông người thế biết ai mà nhớ!”. “Với lại, ai lại nhận cái hũ mắm ấy cơ chứ”. “Mất là cái chắc”. Mỗi người mỗi câu bàn tán, phỏng đoán.
Chợt Lê ngẩng phắt đầu lên, đôi mắt long sòng sọc một cách dễ sợ. Cô nhìn khắp lượt mọi người rồi dừng lại ở cô giáo Minh: “Phải rồi! Tôi nhớ không nhầm thì tối qua cô Minh với cậu Sơn ngồi ở chỗ đó. Đúng rồi! Chỉ có hai người ấy thôi”.

Minh tái mặt. Đúng là tối qua cô cùng Sơn, người yêu, đến mừng sinh nhật của Lê có ngồi ở chỗ đó thật nhưng mà cô có biết vàng với vọt thế nào đâu? Mà có biết đi chăng nữa cô cũng có bao giờ làm thế! Mọi người đổ dồn các cặp mắt vào Minh. Thoáng chút nghi ngờ. Có người xì xầm ái ngại. “Cô Lê cẩn thận kẻo tội mất không bằng tội ngờ đâu”. “Khéo oan cho cái Minh mà khổ”.
Phòng Minh và phòng Lê liền vách nhau. Minh về công tác tại trường này sau Lê hai năm nhưng cô đã chứng tỏ được năng lực chuyên môn của mình. Cô sống hoà đồng, khiêm tốn, hết lòng vì học sinh và đồng nghiệp, được mọi người yêu mến, quý trọng. Tuy là một giáo viên trẻ nhưng Minh luôn cầu thị, học hỏi, không hề giấu dốt. Cô đã trở thành giáo viên dạy giỏi và được kết nạp vào đảng. Tương lai đang hứa hẹn và đầy triển vọng trước mắt Minh. Chẳng lẽ cô giáo Minh lại làm điều ô nhục ấy ư?
“Chính mày! Chính mày chứ không phải ai khác đã lấy cái nhẫn của tao”. Lê “mày, tao” vùng dậy chỉ thẳng mặt Minh. Minh ngơ ngác: “Chị… Chị xem lại xem chứ em… em…”. “Không xem xét gì cả. Chẳng mày thì ai vào đây nữa! Không tin cứ khám phòng mày sẽ rõ”. Lê dứt khoát. Đến nước này, Minh cũng nói cứng: “Chị cứ đi mà khám. Không lấy, em không sợ”. “Thì cứ khám thử xem. “Cây ngay không sợ chết đứng” cô Minh ạ”. Tiếng ai đó ủng hộ.
Mọi người bị cuốn vào cuộc không ai kịp phản ứng gì. Lê đùng đùng chạy sang phòng Minh. Chị ta đến ngay đầu giường của Minh lật cái chiếu lên và chỉ tay vào gói giấy trên cái giát giường. Gói giấy lập tức được mở. “Chả nhẫn thì cái gì đây? Mày còn chối à?”. Lê cầm cái nhẫn lên giơ trước mặt mọi người.
Minh há hốc mồm kinh ngạc không nói được câu nào. Cô khuỵu chân xuống mếu máo: “Không phải em. Oan cho em quá các chị ơi!”. “Còn oan à? Cái tính gian của mày tao đã để ý từ lâu rồi nhá! Nay bắt tận tay, day tận trán còn chối nữa không?”. Số giáo viên chứng kiến cảnh đó cũng ngỡ ngàng.

Thấy ồn ã, lũ học sinh kéo đến vòng trong vòng ngoài. Được thể, Lê giơ cao chiếc nhẫn: “Mọi người nhìn cho tỏ nhé! Cái nhẫn hai chỉ vàng của tôi tự nhiên lại nằm ở giường cô giáo Minh đây này! Nhục nhã chưa? Đúng là đồ ăn cắp”.
Minh gần như ngất xỉu. Mấy cô giáo nhiều tuổi chạy lại đỡ Minh và can Lê. Người xua số học sinh về lớp. Không thể để các em chứng kiến cảnh này được. Đám đông giải tán. Mỗi người mỗi ý bình luận, bàn tán xung quanh vụ việc này.
Người ta dìu Minh về phòng. Mãi sau cô mới tỉnh. Đôi mắt cô trân trân nhìn căn phòng và mọi người. Minh ẩn ức kêu oan: “Em không được làm thế. Không phải em các chị ơi!”. Mọi người lại an ủi, động viên Minh: “Bình tĩnh nào. Đâu khắc có đó”. “Nhưng mà em nhục quá cơ. Sao lại gắp lửa bỏ tay người cho em như thế cơ chứ!”.
Chi bộ họp kiểm điểm. Tang chứng, vật chứng rõ ràng, Minh không thể chối vào đâu được. Cô lĩnh kỷ luật cảnh cáo và cầm quyết định điều động về nhận công tác tại trường mới ở mãi tận vùng sâu, vùng xa cách đó gần trăm cây số.
2. Sự kiện ê chề đó cách đây đúng gần ba chục năm không hiểu sao chiều nay bỗng lại hiện về trong Minh. Chị đã cố quên đi, dứt hẳn với nó thế mà thi thoảng nó vẫn hiện về như một cơn ác mộng. Mấy năm đầu khi mới về trường này, nhiều đêm đang ngủ, Minh bỗng tự nhiên giật bắn mình ngồi nhỏm dậy. Chị trân trân nhìn vào khoảng đêm đen mịt mùng trước mặt thấy rõ mồn một bóng Lê và cái cười nham nhở của chị ta. Phải rồi, điệu cười ấy lạ lắm, nó lành lạnh, hời hợt, giả giả thế nào ấy kể cả những lúc chị ta cười vô tư nhất. Người ta ấn tượng với kiểu cười của Lê không phải ở sự tươi vui mà chính là ở độ điêu điêu sờ sợ ấy. Không ai hiểu được sự mờ ám trong cái sự kiện hôm đó. Chị mất tất cả: gia đình, sự nghiệp, người yêu, vị trí công tác… Sau vụ đó, cha mẹ từ Minh, họ hàng, anh em hắt hủi Minh. Vì Minh mà danh giá dòng tộc bị ô uế. Mỗi lần Minh về làng là xì xầm những lời nhỏ to bên tai chị: “Cô giáo ăn cắp kìa, trông xinh thế mà…”. Sơn cũng bỏ chị không một lời giải thích. Mà giải thích gì được nữa cơ chứ? Tội tày đình ra thế bảo người yêu nào tha thứ được? Mọi người xa lánh chị, coi chị như kẻ hủi. Chị tự trách mình không khôn khéo như người khác, có kẻ kèn cựa ghen ăn tức ở lập mưu hại mà không biết.

Hai năm sống cạnh phòng Lê, dẫu có vô tư đến mấy thì Minh cũng nhận ra phần nào bộ mặt thật của chị ta. Từ vị trí là giáo viên trẻ nhất trường, khi Minh về, Lê bị “xuống hạng” cả về tuổi tác và nhan sắc. Là con cưng của vị giám đốc có vị thế của tỉnh, Lê được chiều chuộng, nâng đỡ. Chuyên môn nhàng nhàng, tính tình Lê nhõng nhẽo, kênh kiệu nhưng đồng nghiệp không ai dám đả động đến. Bù lại, Lê có thừa những toan tính, mưu mô. Dựa thế bố, lợi dụng nhan sắc, Lê tìm mọi cách để tiến thân. Được hơn năm thì Lê giữ chân chủ nhiệm lớp. Nhiều chàng trai ngấp nghé Lê, trong đó có Sơn bên công an huyện. Đùng cái, Minh về. Sự tiến bộ và trưởng thành của Minh, đặc biệt là nhan sắc của cô đã lấn át Lê. Lê bực lắm luôn kiếm cớ nói xấu hạ bệ Minh. Đáng ra tuổi chị (Lê hơn Minh hai tuổi), lại vào nghề trước Minh thì Lê phải tự hào, dìu dắt Minh mới đúng, đằng này Lê lại hằn học trước sự thành đạt của Minh. Đặc biệt, khi biết Sơn ngả về Minh, là người yêu của Minh thì Lê càng cay cú coi cô như cái gai trước mắt. Việc mất vàng hôm đó Minh biết đích thị là sự dàn dựng, sắp đặt của Lê. Chẳng vậy sao chị ta lại biết ngay chỗ có cái nhẫn? Minh nhớ lại tối hôm sinh nhật Lê, khi Lê hỏi mượn thêm ghế, lúc đó cô đang ở ngoài sân đã vô tư chỉ cho chị ta vào phòng của mình lấy ghế. Chắc hẳn nhân cơ hội ấy chị ta đã cẩn thận giấu cái nhẫn vào chỗ đó. Minh bị làm nhục ê chề trước con mắt mọi người song không sao thanh minh được. Đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chị vẫn còn rùng mình ghê sợ.
Lên trường mới, Minh phải gắng gượng quên đi tất cả. Quên người yêu, quên đồng nghiệp, quên những gương mặt học sinh thân yêu đầu đời của cô để sống! Cắt đứt hết, không còn vương vấn. Và cô đã đứng dậy ngẩng cao đầu bước tiếp con đường mình đã đi. Thấm thoắt đã gần ba chục năm trôi qua, Minh không có điều gì phải ân hận cả trên thực tế cuộc sống và trong lương tâm của mình. Thì đấy, con trai chị ngày mai đưa bạn gái về ra mắt vợ chồng chị đấy rồi còn gì! Nghĩ đến đó, lòng chị cảm thấy thanh thản lạ lùng.
3. “A lô! Có phải mẹ không ạ?”. Chị Minh áp chặt ống nghe vào tai vồ vập: “Đúng rồi! Mẹ đây! Con ở đâu đấy?”. “Con ở bệnh viện tỉnh mẹ ạ”. “Sao? Sao con lại ở đó? Có sao không?”. Chị Minh hốt hoảng hỏi dồn dập.

VN88

Viết một bình luận