VN88 VN88

Những vết nhạn lưng trời

Truyện ngắn những vết nhạn lưng trời do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn những vết nhạn lưng trời.

Nhung vet nhan lung troi

Xem truyện ngắn: Những vết nhạn lưng trời
Tác giả: Huỳnh Trung Chánh

“Ðất trầm thủy, trủng bong lầy lội, âm thịnh dương suy”. Câu tuyên bố cộc lốc của thầy địa lý già phán quyết cho vùng Tầm vu (1) ngay từ thời khẩn hoang lập nước có giá trị như một sấm ký, ám ảnh dân làng, nhất là khi tình trạng chênh lệch nam nữ trầm trọng bắt đầu xuất hiện. Trẻ em trai có phần hiếm hoi. Gia đình nào may mắn được một thằng cu giữa bầy con gái thì thật là đại phước.
Câu hát ru em thịnh hành một thời:
“Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Trai Thủ Thừa cởi ngựa sang mua!”
phản ảnh phần nào tình trạng dư thừa con gái ở Tầm Vu, tuy rằng “giá cả” không rẻ mạt như vậy. (Thật ra, thì vào thời khai hoang dựng nước, con gái miền Nam ở bất cứ nơi nào, cũng được quí trọng, bởi lẽ số di dân ở miền ngoài vào lập nghiệp hơn 2/3 là nam giới).

Nhà họ Dương cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của định luật vô hình đó. Dương phu nhân, sau khi sản xuất “liền tù tì” mười cô tiểu thơ, gân cốt rã rời, mà vì thương chồng, vẫn ước mơ gom tàn lực tạo một tác phẩm hoàn hảo chót, một cậu út nối dõi tông đường. Thôi thì miếu nào, ông đồng bà cốt nào?, hễ nghe tiếng linh thiêng thì bà đều đến để lễ bái cầu cạnh. Dương ông cũng lo lắng không kém. Nghe ai chỉ dẫn thuốc đại bổ nào dễ tạo hạt giống nam Ông đều thử. Ông lại mời thầy địa lý về sửa hướng nhà, hướng bếp, thay giường đổi chiếu, rồi cũng sửa đổi luôn thói quen vợ chồng nữa. Trăm phương ngàn kế chỉ để mưu cầu một đứa con trai.
Có lẽ trời không nở phụ lòng người, phu nhân nằm mộng thấy phượng hoàng vào nhà, thì bắt đầu thọ thai. Niềm hi vọng manh nha và ngày càng tăng trưởng. “Bắt mạch” ước mơ của họ Dương, các thầy bói toán mặc sức tung hoành. Kẻ xem tướng, chỉ tay, người trổ tài dịch lý, tử vi đẩu số, âm dương ngũ hành? để tán tỉnh gia chủ. Các bà thầy, bà mụ cũng không vừa. Họ tranh nhau vạch bụng, vạch ngực phu nhân để tiên đoán: “núm đỏ quầng to sanh gái; núm săn sái thon dài sanh trai”, “bụng nhọn ra trai, bụng chày bày ra gái”, hoặc giả “Dạ trên sanh gái, dạ dưới sanh trai”, vân vân và vân vân. Trăm ngàn mồm mép của cậu bé trai phương phi sẽ ra đời vào đầu Xuân Quí Mùi (nhằm Minh Mạng ngũ niên) sắp tới. Nức lòng hả dạ, Dương Ông tổ chức mừng Xuân thật linh đình. Ông bao dàn một gánh hát bội, trao giải thưởng múa lân, ứng tiền tổ chức các trò vui nhộn: đấu cờ, đẩy cây, đua xuồng, leo cột mở, bắt vịt? để dân làng san sẻ niềm vui với gia đình Ông.
Chuẩn bị cho giờ nở nhụy khai hoa, làng trên xóm dưới trông ngóng tin để kịp thời chúc tụng, đoàn lân lấp ló sẵn đầu ngỏ chực hờ múa may lãnh thưởng. Trong nhà heo, gà, vịt đã trói sẵn chờ “mần thịt”, gia nhân lui tới rộn ràng, treo pháo lớn pháo nhỏ, trong ngoài, chờ lệnh để châm ngòi cho nổ vang long.
Có tiếng trẻ sơ sinh khóc, cả nhà nín thở chờ đợi. Dương Ông chạy vội vào phòng. Cháu bé thật kháu khỉnh, nhưng Dương Ông đâu có thời giờ để ngắm nhìn mặt mày. Ông chỉ châm bẩm vào một chỗ, dụi mắt ngó tới ngó lui, tìm hoài vẫn không thấy trái ớt con con, mà chỉ là con sò bé bỏng. Dương Ông hổn hển trở ra, lấp bấp: “dẹp hết ! bỏ hết !”, rồi loạng choạng quỵ xuống trường kỷ nằm thiêm thiếp.

Thất vọng khiến cho Dương Ông oán ghét Phật Trời, rồi đổ dồn hờn căm lên đầu đứa con sơ sinh vô tội. Bóng dáng mũm mịm dễ thương của bé Xuân chỉ nhắc nhở Dương Ông lại cảnh bẻ bàng, khi Dương Ông ba hoa quá lố về đứa con trai thông minh xuất chúng, không bao giờ hiện hữu của Ông. Mới sanh được ba ngày, thì bé Xuân đã được giao cho vú Năm ? Vú Năm vừa sanh con thì đứa nhỏ chết yểu, nên được thuê làm vú ? cho bú mớm nuôi dưỡng, với chỉ thị là chỉ quanh quẩn ở khu nhà dưới dành cho gia nhân, hầu tránh chạm mặt Ông.
Trong hoàn cảnh đó, bé Xuân chỉ có thể sống lặng lẽ, hoà mình với đám con gia nhân, và với sự thương yêu trìu mến của vú. Cha thì ghẻ lạnh, các chị khinh khi không nhìn nhỏi, mẹ thỉnh thoảng mới ban vài cử chỉ mến yêu nho nhỏ. Tuy nhiên, vì không từng cực khổ với con, tình mẹ con kém khắn khít, đã vậy thấy bé Xuân lam lũ lăn lội với đám trẻ nghèo hèn, không lộ được cái phong lưu, kiêu kỳ? như các chị, nên bà cũng nãn lòng, rồi ngày càng lơ là. Dù bị gia đình hất hủi, bé Xuân không hề oán trách, nàng vẫn thương cha mẹ dù luôn luôn phải tránh xa cha. Bởi vì, chỉ cần vin vào một lỗi rất nhỏ của em, thì Dương Ông đã có cớ để nổi giận đùng đùng, đánh đập em tàn nhẫn như đối xử với kẻ thù.

Thế là bé lăn lóc bụi đời ở khu nhà gia nhân, ở sau hè, ngoài vườn, chớ đâu dám léo hánh đến gian nhà lớn nguy nga. Như những trẻ nghèo, bé lấy đất sét nắn đồ chơi hay lấy vành nia làm vòng, đánh chạy loanh quanh. Bé cũng theo bạn bè ra đồng bắt cua, bắt cá, bẻ bông súng, mò ấu? hay đôi khi lén qua khuôn viên chùa, hái chùm ruột, me dĩa (me non), me dốt (me chín)? về làm bữa tiệc mắm ruốc sau vườn.
Các chị cô sanh năm một, nên chẳng bao lâu, mấy cô đã trưởng thành một lượt. Các cô chị ăn không ngồi rồi, quanh quẩn trong nhà lớn mãi sanh ra bực dọc, bịnh hoạn? nhứt là nhàn cư vi bất thiện, không việc chi để làm, thời các cô chỉ rên rỉ, mộng mơ chuyện vợ chồng. Biết bệnh trạng các con, Dương Ông một mặt lo săn rể, mặt khác rước thầy đồ về, mượn tiếng cho con học chữ thánh hiền, mà thâm tâm chỉ mong chúng bout rỗi rãnh sanh tâm bệnh. Thầy đồ gặp phải đám tiểu thơ, quan được hầu hạ nuông chìu nên biếng nhác chẳng để tâm vào việc học hành, nên thật chán chường. Thấy trong đám trẻ lam lũ có bé Xuân, ngoan hiền, thầy gọi đến dạy chơi, bất ngờ thâu nhận được một học trò giỏi. Chỉ mới lên 8 tuổi, trong vòng một tháng, bé Xuân đã thuộc làu làu bộ Minh Tâm Bảo Giám. Thầy đồ thương quí quá, đi đâu cũng dẫn theo như một chú tiểu đồng. Thầy đồ sang chùa đàm đạo với thầy Hải Thiện, bé Xuân cũng đi theo để nấu nước pha trà chăm sóc quí thầy. Một hôm, sau khi nghe thầy trụ trì giảng về lịch sử Ðức Phật, thình lình bé Xuân đến bên thầy, kính cẩn thưa:
Thưa thầy! Con xin phép thầy cho con được đi tu.
A! Con gái mà cũng muốn thành Phật sao con? ? Thầy mĩm cưởi trêu ghẹo.
Thưa thầy! Nếu ai cũng có Phật tính không phân biệt trai hay gái, thì con tu cũng có thể thành Phật. Ðúng không thầy.
Thầy Hải Thiện giựt mình, không dám trả lời khinh xuất, chẩm rãi dạy:
Ðúng vậy con! Trai hay gái, sang hay hèn, tu cũng đều thành Phật cả. Con thấy không? Chùa làng mình có thờ tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, chư bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Ðiạ Tạng?, ngoài ra, còn tượng 18 vị la hán, tượng tam thanh, tượng Quan Công, Ông Tiêu?, hình tướng khác biệt, đẹp có, xấu có? nhưng tất cả đều có Phật tính, là PHẬT ÐÃ THÀNH hay PHẬT SẼ THÀNH. Ðó là nguyên lý, tất cả là một, mà một cũng là tất cả đó con.
Ngẫm nghỉ hồi lâu, thầy dạy tiếp:

VN88

Viết một bình luận