VN88 VN88

Vàng ơi vàng

Truyện ngắn vàng ơi vàng do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn vàng ơi vàng.

Vang oi vang

Xem truyện ngắn: Vàng ơi vàng
Tác giả: Vũ Thị Thiên Thư

Đôi bàn tay gân guốc, đôi chân bám vào thân cây,bác Năm leo thoăn thoắt lên ngọn cây dừa nặng trĩu trái .Hàng dừa già thân cao như cổ thụ, Bà tôi trồng từ lúc xẻ mương làm bờ , đến lúc chúng tôi sinh ra thì đã bao nhiêu năm trổ buồng đơm trái .Trong cái ký ức muôn màu của tôi ,chỉ nhớ bác Năm là người duy nhất hàng tháng đến leo lên trên những cây dừa cao nghều nghệu, hạ xuống từng buồng, mấy trái dừa tròn rám vỏ rơi tòm vào mương đầy nước, bác Năm luôn cẩn thận nhắc nhở:
– Trẻ con tránh xa ra ,coi chừng dừa rơi xuống bể đầu bây giờ.
Lần nào chúng tôi cũng xin Bác hái cho hai trái dừa vừa cứng cại để làm mứt dừa dẽo, mỗi cây Bác chỉ hái một trái thôi, bảo rằng hái nhiều quá cây dừa sẽ nhẹ cổ chỉ cho ra trái điếc ( tức là trái lép không ruột, chúng tôi dùng để làm phao tập bơi ). Bác cũng không thích hái dừa tươi, bảo rằng hái trái tươi như đốn cây non, như giết cá lòng ròng, mai mốt không còn cá lóc hay trái dừa khô nữa lấy gì mà ăn. Bác nâng niu từng cây, trước khi leo lên Bác lại đứng gõ gõ vào thân như dỗ dành âu yếm , và thì thầm như nói chuyện với người thân.
Năm chúng tôi vào tiểu học, thường gặp Bác lang thang đi đứng trước cổng trường làng , gặp thầy cô luôn chào hỏi cung kính, bọn học trò nhỏ gặp Bác sợ hãi chỉ dám đứng xa xa nhìn, bọn lớn thì hay chọc phá nắm tay kéo áo rồi ù chạy, không tên nào biết rõ Bác từ đâu tới. Chỉ nghe mọi người giải thích khác nhau, người bảo Bác là con nhà giàu khi xưa, ông bà ăn ở thất đức nên con cháu tàn lụn sống lây lất lạc chợ trôi sông, người thì bảo gia đình Bác bị bom đạn chết hết, nhà cửa tan hoang ,Bác bị chấn động hư óc nên lờ khờ.

Buổi tối , Bác về ngủ ở nhà khói cạnh đình làng. Hàng ngày, thả bộ ra chợ ăn sáng, rồi ngồi chờ ở góc nhà lồng, Bác làm đủ thứ công việc lặt vặt, ai mướn gì làm đó, từ gánh nước đến chùi lư đồng, từ chẻ củi đến trèo cây, trèo cau không cần phải mang nài, leo dừa nhanh như khỉ, thuở đó tay chân Bác còn nhanh nhẹn ,chúng tôi thường thích nhìn Bác chuyền từ tàu lá dừa nầy sang tàu lá dừa của cây khác giống như Tarzan trong truỵên bằng tranh. Bọn trẻ con thấy Bác khù khờ chậm chạp nên hay đùa dai, dùng dây bố cột áo Bác dính vào chân ghế, chờ Bác đứng dậy đi mang theo cả ghế rồi rũ nhau cười, hay xếp hàng dài đi theo sau lưng như trò chơi rồng rắn, hoặc đứng xa xa gọi tên Bác thật to rồi lẩn trốn để Bác phải quay lại tìm ,Bà tôi cấm tuyệt mấy chị em, không được theo bọn trẻ trêu đùa, quấy phá, bà vẩn bảo rằng
– Bác cũng là con người,tuổi đáng cha đáng chú, dù bác không nói năng bình thường , không được theo bọn trẻ chọc phá vô lễ.
Bà để dành cho Bác bộ ván gõ sau nhà bếp và chiếc chiếu lát,dặn dò:
– Này cháu, đêm đêm về đó mà nghĩ ngơi, mấy hôm nay trời gió bấc, nhà khói bên đình thần trống trãi, gió lạnh, ngũ như vậy dễ bị cảm gió, nhỡ đau ốm lây lất lấy ai chăm lo ?
Bác ngũ chẳng bao giờ chịu đắp mền, có lần cô tôi thương hại mua biếu Bác cái mền len màu xám dể đắp cho đở lạnh những ngày gió bấc, nhưng Bác từ chối, quanh năm chỉ mặc cái quần đáy nem ngắn đến gối, cái khăn tắm dệt bằng sợi nội hoá mỏng vắt ngang cổ, khi lau giọt mồ hôi, khi tắm quấn ngang người. Bác rất sợ đám tang ,đến giúp việc lặt vặt cho nhà nào đang có đám tang , từ gánh nước lên đun, chẻ củi nhóm lò, rữa ly tách ,mỗi lần đi ngang chính điện hay nhà quàng là Bác cố tránh thật xa chổ đặt hòm của người chết, chúng tôi hỏi

Bác sợ gì, người chết nằm một chổ thôi, đã cho vô hòm đóng lại cứng rồi. Bác luôn xua tay lắc đầu
– Người chết thành ma ,ma hay rượt theo nhát người ta, sợ lắm.
– Chết thì phải nằm trong hòm, chừng Bác chết cũng phải nằm trong hòm mới đi chôn được chứ.
– Thôi,không nằm trong hòm đâu ,nằm trong hòm đóng lại tối thui và ngột lắm.
– Bác không nằm trong hòm thì làm sao đi chôn ? hay là Bác chịu bó chiếu rồi thả xuống sông? coi chừng bó chiếu ló chân ra bị cá lòng tong rĩa mất ngón.
– Trẻ con không được nói bậy.
Bà tôi cười, người chết rồi theo ông theo bà, ma cỏ gì mà sợ, khi nào đi ngang hòm thì giấu ngón tay cái vào lòng bàn tay và niệm Phật thì không có ma nào dám theo. Bà tôi dạy bài học nầy cho tất cả con cháu trong nhà, Bà vẩn thường bảo: Con Phật, Phật tha, con ma ,ma bắt, phải cố nhớ mà niệm Phật khi đi ngang chổ vắng vẻ, bờ bụi, miễu thờ !
Khi có người gọi đi làm xa đâu đó, có chút tư trang Bác gởi lại nhờ Bà tôi cất giữ dùm .Tôi cũng không nhớ rõ Bác đến ở trong nhà từ lúc nào, chỉ nhớ Bà tôi thường sai bảo công việc như người nhà. Thỉnh thoảng Bác vắng mặt dăm ba hôm, lại thấy quay về. Đi đâu cũng cắp kè kè một bọc giấy dầu, chúng tôi theo hỏi:
– Bác gói thứ gì mà kỷ thế ,có cho chúng cháu xem được không?
Lúc nào vui, Bác lại mở cho chúng tôi coi tất cả gia tài sự sản, tư trang gồm thâu lại, gói cẩn thận bằng giấy báo ,bên ngoài bọc thêm một lớp giấy dầu, trong đó có hai bộ áo bà ba mới, Bác khoe rằng may hồi Tết, mấy đồng bạc xếp thẳng không một nếp gấp nào. Bác thật buồn cười, đi làm thuê, chiều về là phải trả công, dù là công việc chưa hoàn tất và phải tiếp tục ngày mai, nhưng ai trả công bằng tiền cũ, nhầu nát là giận dỗi phàn nàn, phải trả bằng tiền mới hay ít nhất là tiền thẳng nếp , biết ý Bác,lần nào trong nhà không có tiền mới, Bà bảo chúng tôi lấy tiền giấy ra ủi thật thẳng rồi mới mang trả, Bác cười thật rạng rỡ .Cũng như mỗi lần thấy cô tôi đang ủi quần áo mới may, Bác lân la mang tiền lại nhờ cô ủi dùm cho thẳng nếp gấp và vuốt ve từng tờ , hạnh phúc thật đơn giản , trông Bác sung sướng cười thật tươi như trẻ nhỏ được quà.

Mặc dù lang thang không nhà cửa ,Bác không nhận sự bố thí của bất cứ một ai, đi làm công cho nhà nào thì ăn cơm nhà đó, lúc không có người mướn ,Bác lại lân la đến nhà ,bên bồn nước, hay đứng ngồi quanh quẩn trên bộ ván trong nhà bếp, Bà tôi biết ý, hỏi Bác:
– Cháu đã ăn cơm chưa ? Mấy bờ cam quít sau vườn cỏ cao vượt mặt , cháu có rảnh thì đi rữa mặt ăn cơm rồi ra dẫy cỏ cho sạch sẽ dùm thím
Bác vâng lời, bước ra sau nhà múc nước rữa tay và ngồi xuống đầu ván ngựa , Bà tôi bảo người làm dọn mâm cơm, Bác ăn xong, mang chén ra sàn nước mgâm vào thau, múc gáo nước mưa trong lu uống ,rồi lấy con dao yếm, lửng thửng ra vườn sau.
Có lần Bác đến nhà, mặt buồn thiu thẩn thờ, bà hỏi:
– Cháu có bệnh không ? Bệnh thì đi ra trạm y tế xin thuốc uống, để thím bảo bầy trẻ nấu cho nồi nước xông, rồi ra bộ ván sau bếp nằm nghỉ cho chóng khỏi.
Bác tần ngần mở gói ra, nói với bà
– Cháu mất bọc tiền rồi.
– Sao lại mất? Cháu coi kỷ chưa ? Để quên chổ nào thì trở lại đó mà lấy.
– Cháu gói trong bọc quần áo, bây giờ không thấy nữa.
Bác có cố tật ngồi không thì hay mở gói mang tiền ra đếm đi đếm lại, sắp xếp vuốt ve từng tờ cho thật thẳng rồi lại gói cất vào bọc. Tối qua, sau khi đi chẻ củi cả ngày, Bác xuống sông tắm ,để gói quần áo trên bờ, trong đó có cả mấy tờ giấy bạc vừa được trả công, tắm xong đi ăn cơm rồi mở gói ra đếm lại ,mới hay là đã mất rồi, Bác tiếc của nằm thao thức cả đêm.Bà tôi lại an ủi:
– Thôi , của đi thay người,nhờ ơn Trời Phật , miễn là mình còn mạnh khoẻ thì làm lại mấy hồi,

VN88

Viết một bình luận