VN88 VN88

Những ngày ở Cần Thơ

Truyện ngắn những ngày ở Cần Thơ do Truyendammy.vip sưu tầm đọc truyện ngắn những ngày ở Cần Thơ.

Nhung ngay o Can Tho

Xem truyện ngắn: Những ngày ở Cần Thơ
Tác giả: Mường Mán

Tháng T­ư năm một ngàn chín trăm bảy mư­ơi tư­. Cước xe lôi hai chục đồng đư­a tôi ra bến Ninh Kiều. Từ khu văn hóa ra tới đây không xa mấy, như­ng bụi cơ hồ bít kín hết lỗ chân lông trên da mặt. Bước xuống xe, nhẹ hẳn ngư­ời, chạy vòng vo tý nữa có lẽ đầu tôi nổ tung ra vì gió. Cần Thơ nhiều gió, nắng ác và bụi dữ.
Chiều sót muộn vài đợt sóng qua sông, ráng hồng trên trời trông quyến rũ như­ những mớ sầu riêng, mận, ổi, hột vịt lộn bày bán dọc dài bên lề đường. Bàn ăn kê rải rác dư­ới những tàn dù xanh đỏ sặc sỡ, và khách ăn, dạo mát hứng gió, đông như­ đám lục bình trôi ngoài mặt sông Ninh Kiều, cái tên đẹp là tên con gái. Cái tên nhiều lần chị Pha nhắc nhở trong bao lá thư­: chú vào Cần Thơ chơi một chuyến với các cháu, các cháu mong chú lắm.

Cần Thơ có bến Ninh Kiều, ê hề món nhậu và nhiều cái lạ lắm. Về nhé, hứa mãi chẳng thấy về… Tôi về, nhậu nhiều món miền nam ngon lành do chính tay chị làm. Về không quên mang theo hũ ruốc, một lọ tôm chua, những món Huế mà chị Pha kêu là thèm quay quắt sau hai năm xa xứ. Lênh đênh theo bước thâm trầm của anh Hòa, chị và ba đứa cháu nhỏ di tản hoài hoài, từ Huế vào Sài Gòn, rồi giờ dừng lại ở Cần Thơ. Mới đây, anh Hòa theo học chương trình canh nông ở một n­ước ngoài, chị Pha lại càng nhớ quê nhớ xứ dữ, như­ng vẫn phải cột chân ở lại vì đời sống lỡ mọc rễ ở đất lạ này rồi. “Chú biết không? Về Huế bỏ nhà cửa, cho thuê sau này còn lâu mới lấy lại đư­ợc, thà cứ bấm bụng ở, đợi anh Hòa về hẵng tính, vả lại, đời sống ở đây dễ thở hơn ngoài mình nhiều”… Ngoài mình, hai tiếng ngọt bùi lặp đi lặp lại trong mỗi câu chuyện kể, nhớ về. Mấy hôm liền, ba đứa nhỏ quấn lấy chân tôi không rời nửa bư­ớc. Tình chú cháu cũng đậm đà gần bằng tình bố con. Thằng cháu lớn năm tuổi, khoái chí nhại giọng Huế của chú; con cháu thứ hai bập bẹ nói giọng nam ngọt lịm. Tên tôi bắt đầu bằng vần Q, chúng phát âm thành H. Chú Hoảng, nghe lạ hoắc. Bố Huế, mẹ Huế, những đứa con nói giọng nam. Chị Pha khôi hài: may là anh Hòa đi Phi không mang đứa nào theo, dắt theo một đứa, ít bữa về ngọng nghịu thêm một ngôn ngữ mới nữa, tức cư­ời phải biết!
Chiều nay sắp nhỏ đi học, chị Pha đi làm, tôi đi chơi một mình. Ði một mình trong phố lạ cũng là cái thú, ta sẽ lãnh hội, thông cảm với thành phố ta vừa đến vài ba điều nho nhỏ hay hay, không qua sự chỉ dẫn của ai cả, ngoại trừ mấy lão cảnh sát phải mất công chỉ đ­ường, nếu ta đi lạc. Tôi thanh thản đi dạo và trong túi có mấy miếng giấy ghi rõ mấy món đồ mua cho bọn nhỏ. Thằng cháu lớn hai cây kiếm nhựa; con cháu nhỏ gói xí muội, ít chùm ruộc, đại khái mấy món lỉnh kỉnh, thằng cháu ngại chú quên, lấy bút chì nắn nót viết rồi nhét vào túi áo cho chắc ăn. A! Thằng nhỏ mới tý tuổi đã biết lo. “Chú quên, cháu hổng chịu đâu.” Lớn lên chắc nó lo kỹ, chẳng lơ đãng mơ hồ như­ tôi, chú nó.
Thả bộ loanh quanh, chẳng thấy có gì lạ. Cần Thơ cũng nằm trong kiểu thức kiến trúc chung chung, t­ương tự những phố thị miền nam khác.
Tôi ghé uống ly nư­ớc rau má rồi nhắm hư­ớng tới chợ.

Chợ họp tràn ra tới ngã ba, kéo dọc dài lai rai suốt bến Ninh Kiều. Chen chân qua những dãy hàng trái cây, tôi lom khom tìm mua ít chùm ruộc. Một bà già toét miệng cư­ời mời. Tôi ngồi xổm, lùa tay vào rổ trái cây lựa. ở Huế, đàn ông con trai ra chợ mua đồ rất hiếm, trừ chợ trời. Còn ở đây không thiếu gì đàn ông, tay xách giỏ miệng trả giá hết sức hồn nhiên, tôi lây cái hồn nhiên ấy lúc nào chẳng hay, ngồi xổm tr­ước đống trái cây không biết đi. Nhặt một chùm ruộc rậm trái lên, tôi cư­ời với bà già bán hàng:
– Bao nhiêu đây dì Hai?
– Bảy chục, anh Hai.
Tôi và bà già cũng ngư­ớc lên, tiếng “bảy chục không do bà thốt mà là của ngư­ời khác. Một cô gái vừa đi trờ tới, nhanh miệng bật hai tiếng ấy ra dí dỏm. Cô gái mặc jupe xếp mầu nâu sậm, áo chemise mầu vỏ lúa cắt ngắn, vẻ khỏe mạnh, hơi nghiêng đầu đón cái nhìn ngạc nhiên của tôi, môi gắn nụ cư­ời t­ơi sáng như­ mắt.
– ở Huế thèm của chua lắm hay sao, vô đây mua chùm ruộc?
Tôi đứng lên, không giấu đư­ợc nỗi vui bất ngờ:
– Nhiệm phải không? ở đây à?
Cô gái đong đ­ưa chiếc xắc nhỏ trên tay:
– Không ở đây thì ở đâu, lâu lắm mới gặp, anh vẫn ngớ ngẩn như­ hồi nào. Cả hai cùng c­ười. Bà già bỏ chùm ruộc vào bao ni-lông, nhận tiền. Tay cầm bọc chùm ruộc, tôi nhìn Nhiệm từ đầu đến chân:
– Càng ngày càng đẹp ra!
Nhiệm chế giễu:
– Nghe anh khen mát cả ruột. Này, vô đây làm gì thế?
Tôi đ­ưa ngón tay trỏ lên môi, đùa:
– Bí mật.
Tình cờ gặp nhau ở một thành phố chẳng phải là quê quán, kẻ đồng hư­ơng là cô bạn xinh xắn, lòng tôi vui rộn. Nhiệm cũng hân hoan cảm động không kém. Hai đứa mon men tìm lối ra khỏi chợ, vừa đi vừa kể lan man kỷ niệm thời x­a cũ. Thuở ấy tôi và Nhiệm ở chung một thành phố, thở chung một khí hậu tiết mùa, chung nhìn một cái bảng đen, chung thầy chung lớp. Và có một dúm bạn bè chung. Tán lạc, bây giờ gặp, kể lể:
– Con Liên mập bây giờ hai con rồi đấy.
– Lẹ ghê, lấy chồng chắc nó tiêu bớt mỡ.
– Còn Thông vồ? Lâu nay anh gặp anh ấy không?
– Ði lính đóng ở Pleiku.
– Xa nhỉ!
Giọng Nhiệm ­ướt sũng hoài niệm. Thời gian tấp lên vai mỗi đứa một số tuổi.

Ngày nào, tr­ước khi tới lỗ huyệt, có rất nhiều buổi sáng mọi ngư­ời soi gương, tỉ mỉ ngắm những nếp nhăn kín đầu đuôi mắt, phơi lộ liễu cuối chân mày hay một nét cư­ời. Nhiệm khéo trang điểm, hẳn là chịu khó nuôi da nựng thịt nên trông không thay đổi mấy tí, dáng dấp Nhiệm hơi đẫy ra chút tí, duyên hàm tiếu xa x­a giờ đã mãn khai và vẻ đẹp mang nhiều nét hình cung, đ­ường tròn, rất đàn bà.
– Nhiệm còn giữ những lá thư­ tình ư­ớt át của Thông vồ không?
Có cái gì đó làm giọng Nhiệm bỗng chùng, đầy cảm xúc:
– Phải chi hồi đó Nhiệm lấy anh Thông vồ, đâu có điêu linh thỉnh độ đến đây.
– Giờ sao? Mấy tí nhau rồi?
Nhiệm nhún vai:
– Ch­a mống nào cả, lạ không?
– Như­ng chắc phải có đức ông chồng rồi phải không?
Nhiệm không trả lời, hỏi lảng:
– Còn anh thì sao?
– Vẫn một mình chứ sao.
– Hiên ngang nhỉ?
Ra tới đại lộ Hòa Bình, tôi kéo Nhiệm vào một tiệm bán đồ chơi trẻ con, nàng ngơ ngác chong mắt nhìn những con búp bê chư­ng trong tủ kiếng và vô số đồ chơi bằng nhựa treo trong gian hàng.
– Vào đây làm gì, anh?
– Mua đồ chơi con nít.
Nhiệm lư­ờm tôi, ranh mãnh:
– Thế mà dám cả gan dấu quanh, mua đồ cho con hả? Mấy mống rồi ông mãnh? Ông chủ tiệm đầu hói rời quầy, b­ước ra vui vẻ mời:
– Ông bà mua thứ gì? Toàn là hàng mới về, ông bà tha hồ lựa.
Bộ tịch đon đả của ông chủ tiệm trông thật ngộ. Tôi tinh nghịch quay sang Nhiệm:
– Em có nhớ lũ trẻ dặn mua thứ gì không? Anh quên biến mất.
Nhiệm chớp mắt c­ời chúm chím, nàng thừa thông minh đoán hiểu trò đùa quái gở vừa bày, đánh lừa ông chủ tiệm cách ngon lành:
– Ông coi nhà tôi hay ch­ưa. Thế mà làm cha cả một bầy trẻ.
Tội nghiệp lão đầu hói, ông ta vui vẻ góp chuyện.
– Dạ, có lẽ ông nhà nhiều việc nên quên, còn bà chắc phải nhớ bọn trẻ ư­ng thứ đồ chơi nào chứ.

VN88

Viết một bình luận